Từ những việc làm thường ngày, giản dị như: dệt vải, thêu hoa văn, vẽ sáp ong, múa hát… hội viên phụ nữ huyện Than Uyên đã và đang tiếp tục 'giữ lửa' nét đẹp văn hóa dân tộc trong thời kỳ mới. Qua đó, cùng với các cấp, ngành lan tỏa giá trị văn hóa độc đáo của từng dân tộc đến nhân dân trong và ngoài tỉnh, để những di sản văn hóa ấy trường tồn theo thời gian.
Không phải ngẫu nhiên mà nhiều du khách chọn Lào Cai để tham quan, nghỉ dưỡng, bởi cái họ tìm đến không chỉ là không khí trong lành, cảnh quan núi rừng hùng vĩ, mà còn là trải nghiệm văn hóa, điều mà không resort nào ở nơi khác có thể sao chép được.
Sau hợp nhất, Tuyên Quang không chỉ mở rộng không gian địa lý mà còn mở ra cơ hội cộng hưởng giá trị văn hóa - du lịch giữa vùng trung du trầm lắng và miền Cao nguyên đá giàu bản sắc. Trong dòng chảy ấy, du lịch cộng đồng nổi lên như một sợi chỉ mềm, âm thầm nhưng bền bỉ, kết nối những nếp nhà, câu hát, phong tục và sinh kế thành tấm thổ cẩm văn hóa mang tên 'Tuyên Quang'.
Không còn là những miền quê tĩnh lặng bị lãng quên trên bản đồ du lịch, nông thôn Trung Quốc ngày nay đang trở thành tâm điểm của một làn sóng chuyển đổi xanh, nơi du lịch không chỉ giúp tạo sinh kế cho người dân địa phương mà còn góp phần gìn giữ những giá trị văn hóa truyền thống đang dần mai một.
Là hạt nhân phong trào xây dựng đời sống văn hóa của địa phương, những gia đình DTTS Gia Rai, Ba Na nhiều thế hệ đã cùng nhau vun đắp, trao truyền tình yêu với văn hóa truyền thống, cống hiến hết mình cho sự phát triển của buôn làng.
An Giang với sự đa dạng về địa hình (đồi núi, đồng bằng, sông ngòi, biển đảo), dân tộc - tôn giáo, loại hình kinh tế; con người thân thiện, nhiệt tình… có rất nhiều tiềm năng cho việc phát triển du lịch (DL) cộng đồng. Đặc biệt, loại hình DL này không chỉ giúp bảo vệ tài nguyên, môi trường sinh thái, mà còn bảo tồn và phát huy những nét văn hóa độc đáo của địa phương một cách bền vững.
Trong suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước, các Nghệ nhân Việt Nam - từ lĩnh vực văn hóa phi vật thể đến thủ công truyền thống luôn giữ vai trò đặc biệt trong việc gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc và đóng góp thiết thực vào sự phát triển kinh tế - xã hội. Bước vào thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế sâu rộng, vai trò của đội ngũ nghệ nhân càng được khẳng định và lan tỏa mạnh mẽ.
Đây là lần đầu tiên tôi đến 'cao nguyên trắng' miền biên viễn, nổi tiếng với loại mận Tam Hoa đúng mùa mận chín nên có nhiều háo hức.
Hành trình tại bản Liền dần khép lại, và những lời chia sẻ của chị Thông đã khiến các thành viên Gia đình Haha xúc động. Đặc biệt, việc chị liên tục cất tiếng gọi 'Cả nhà mình ơi'. Chị Thông chia sẻ: 'Nhớ thì cứ gọi thôi, ngày mai giờ này chị đâu có được gọi các em nữa'.
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa công bố, Nghệ An có thêm ba di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, đó là: Chữ Thái ở Nghệ An, Lễ đón tiếng Sấm của người Ơ Đu và Nghệ thuật Trống tế Yên Thành, nâng tổng số di sản của Nghệ An lên 14.
Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, làng Đăk Răng, xã Dục Nông, tỉnh Quảng Ngãi vẫn giữ được nguyên vẹn những giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc của người Gié Triêng, bởi nơi đây có những người nghệ nhân đa tài và tâm huyết với văn hóa dân tộc.
Tờ mờ sáng, khi sương mù còn giăng phủ những quả đồi, trong căn nhà nhỏ ở thôn Đăk Niêng, xã Măng Bút, ánh lửa bập bùng từ bếp củi soi rõ dáng ông A Khunh đang cặm cụi đan từng nan tre, sợi mây. Ở góc bên kia, bà Y Khen lặng lẽ ngồi dệt, đôi tay thoăn thoắt luồn chỉ, từng tấm thổ cẩm sặc sỡ đã được phơi gọn bên vách nhà. Một người đan nia, đan gùi; một người dệt vải. Cứ thế, họ lặng lẽ gìn giữ những nghề truyền thống của người Xơ Đăng qua năm tháng.
Từ lúc chiều muộn cho tới khuya, chợ đêm Luang Prabang là điểm hẹn của cả người dân địa phương lẫn du khách. Những gian hàng đầy màu sắc, những tấm vải dệt thủ công, mùi thơm của ẩm thực đường phố… tạo nên bức tranh sinh động về đời sống thường nhật và văn hóa Lào.
Phát huy niềm đam mê với gốm truyền thống, chị Trần Thị Quỳnh Nga, ở tổ dân phố Bó Bun, phường Vân Sơn đã sáng tạo không gian Mộc Gốm Coffee. Nơi đây, không chỉ là điểm đến mới lạ cho những ai yêu nghệ thuật, còn góp phần gìn giữ, lan tỏa những giá trị văn hóa độc đáo.
Với lợi thế về cảnh quan thiên nhiên và nhiều nét độc đáo trong sản xuất, sinh hoạt, ẩm thực của đồng bào dân tộc địa phương, những năm gần đây làng Lập Thắng, xã Thạch Lập (Ngọc Lặc), nay là xã Thạch Lập mới đã trở thành điểm du lịch cộng đồng hấp dẫn, thu hút đông đảo khách du lịch trong và ngoài nước. Bước đi mới trong phát triển du lịch đã tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân.
Trong không khí rộn ràng cuối tháng Sáu, khi những cơn mưa đầu mùa phủ mát khắp núi rừng Tây Nguyên, Đắk Lắk bừng sáng bởi sắc màu đặc trưng của Ngày hội Gia đình Việt Nam năm 2025.
Những tín hiệu đáng mừng từ du lịch cộng đồng kết hợp với nghề truyền thống, cộng với khát vọng vươn cao của tổ hợp tác dệt thổ cẩm, đang tạo sinh kế bền vững, mở ra cánh cửa thoát nghèo cho đồng bào Cơ Tu ở vùng cao Tà Lu (nay thuộc xã Đông Giang mới, Tp. Đà Nẵng).
Sự kiện văn hóa - du lịch năm 2025 với chủ đề 'Khám phá đại ngàn - Kết nối văn hóa - Lan tỏa bản sắc' do UBND huyện Vân Canh (Bình Định) tổ chức đã làm cho những ngày hè trên vùng đất đại ngàn Vân Canh rộn ràng tiếng cồng chiêng ngân vang như gọi về cội nguồn.
Để du lịch không chỉ là cuộc hành trình của tham quan, nghỉ dưỡng, nhiều điểm đến trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã và đang hướng du khách tới 'Một điểm chạm - đa trải nghiệm'. Những 'điểm chạm' kết nối câu chuyện văn hóa - thiên nhiên - con người, hình thành nên chuỗi trải nghiệm liên kết phong phú, mang đậm dấu ấn.
Sau 28 năm xây dựng và trưởng thành, huyện Đakrông luôn phát huy tinh thần sáng tạo, từng bước vượt qua khó khăn, thử thách và đạt được những thành tựu to lớn trên tất cả các lĩnh vực. Nhờ đó, đời sống vật chất lẫn tinh thần của người dân ngày càng được cải thiện, bộ mặt nông thôn miền núi có nhiều khởi sắc.
VHO – Trong căn phòng nhỏ nhắn, được trưng bày rất gọn gàng là nơi làm việc của cô gái Hrê Phạm Thị Y Hòa, thôn Làng Teng, xã Ba Thành, huyện Ba Tơ (Quảng Ngãi). Hiện có 2 sản phẩm cà vạt và túi xách được chế tác từ nguyên liệu vải thổ cẩm đã được chứng nhận sản phẩm OCOP 4 sao do Y Hòa là chủ thể.
Yên Bái đang chứng minh một cách thuyết phục rằng, văn hóa không chỉ là di sản cần được gìn giữ mà còn là nguồn lực nội sinh mạnh mẽ, trụ cột vững chắc cho sự phát triển kinh tế - xã hội.
Nằm trên một ngọn đồi thoai thoải, ngay trung tâm thị trấn Bắc Hà (Lào Cai), dinh thự Hoàng A Tưởng là công trình kiến trúc cổ độc đáo, kết hợp hài hòa giữa phong cách Á – Âu.
HNN - Từ những mảnh vải vụn tưởng chừng bị bỏ đi, hai học sinh Đồng Nguyễn Nhật Minh (lớp 6) và Lại Thế Tài (lớp 7), Trường THCS thị trấn Khe Tre (huyện Phú Lộc), đã ghép nên những bức tranh sinh động, kể câu chuyện bản làng bằng tình yêu sâu sắc với văn hóa Cơ Tu.
Nghệ An có 15 làng nghề dệt thổ cẩm truyền thống, mỗi sản phẩm thổ cẩm được ví như 'bảo tàng sống' về văn hóa của các dân tộc anh em.
Bảo tồn và phát huy giá trị của các nghề truyền thống gắn với phát triển du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái của đồng bào Hrê huyện Ba Tơ (Quảng Ngãi) góp phần nâng cao thu nhập và gìn giữ nét văn hóa độc đáo, đậm đà bản sắc dân tộc.
Để du lịch không chỉ là cuộc hành trình của tham quan, nghỉ dưỡng, nhiều điểm đến trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã và đang hướng du khách tới 'Một điểm chạm - đa trải nghiệm'. Những 'điểm chạm' kết nối câu chuyện văn hóa - thiên nhiên - con người, hình thành nên chuỗi trải nghiệm liên kết phong phú, mang đậm dấu ấn.
Ngày 26-6, UBND huyện Hòa Vang, TPĐà Nẵng vừa khánh thành Trung tâm Văn hóa du lịch cộng đồng Tà Lang - Giàn Bí, xã Hòa Bắc.
Trân quý giá trị cha ông để lại, nhiều chàng trai, cô gái Pa Kô hôm nay đang âm thầm gìn giữ, bảo tồn và lan tỏa nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc mình. Sinh ra, lớn lên trong thời đại bùng nổ công nghệ thông tin và truyền thông xã hội, cô gái Gen Y (còn được gọi là thế hệ Millennials, những người sinh ra trong khoảng từ năm 1981 đến 1996) - Lê Thị Chưng Nhi, trú tại Khóm 6, thị trấn Khe Sanh, huyện Hướng Hóa, đã đưa hình ảnh đẹp về người Pa Kô đi muôn nơi bằng những video ấn tượng.
Có một sự cuốn hút nhẹ nhàng từ hình ảnh cô gái trong trang phục với họa tiết thổ cẩm duyên dáng bên cây đàn piano, ngân lên thanh âm trong trẻo giữa mênh mông núi rừng. Nhất là khi tiếng đàn thể hiện giai điệu ca khúc sâu lắng, tươi đẹp mang tên Mùa xuân đầu tiên của nhạc sĩ Văn Cao, được chuyển soạn cho piano.
Các sản phẩm của làng nghề thêu thổ cẩm Lan Rừng (Lào Cai) mang nét riêng khó trộn lẫn: họa tiết tinh xảo, màu sắc rực rỡ, vừa truyền thống vừa hiện đại, là món quà lưu niệm hấp dẫn du khách.
Nằm trên một ngọn đồi thoai thoải, ngay trung tâm thị trấn Bắc Hà (Lào Cai), dinh thự Hoàng A Tưởng là công trình kiến trúc cổ độc đáo, kết hợp hài hòa giữa phong cách Á-Âu.
Ông Rơ Châm Khir (SN 1954, làng Kênh, xã Ia Phí, huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) không chỉ có đôi tay tài hoa vẽ những bức tranh sơn dầu, tượng gỗ dân gian đặc sắc, mà còn là già làng uy tín được cộng đồng tin tưởng.
Thanh Hóa có nhiều làng nghề truyền thống nổi tiếng như chiếu cói Nga Sơn, mây tre đan ở Quan Hóa, dệt thổ cẩm ở Quan Sơn, bánh gai Tứ Trụ, nước mắm Do Xuyên - Ba Làng, nem chua TP Thanh Hóa... Những sản phẩm này không chỉ hàm chứa giá trị văn hóa, lịch sử mà còn là tiềm năng lớn để phát triển kinh tế. Trong bối cảnh hội nhập sâu rộng, tỉnh Thanh Hóa đang nỗ lực từng bước xây dựng thương hiệu và mở rộng thị trường xuất khẩu cho các sản phẩm truyền thống, đưa tinh hoa xứ Thanh vươn xa trên trường quốc tế.
Huyện Nho Quan (Ninh Bình) là nơi sinh sống của đồng bào các dân tộc thiểu số như Mường, Dao, Tày, Nùng… cùng với dân tộc Kinh đã tạo nên một cộng đồng đa sắc màu văn hóa. Sự đa dạng này là nguồn cội để hình thành nên Ngày hội văn hóa thể thao các dân tộc huyện Nho Quan - một sự kiện văn hóa có ý nghĩa đặc biệt mang đậm bản sắc văn hóa và sự đoàn kết của các dân tộc.
Phát huy lợi thế về thiên nhiên, khí hậu và văn hóa cộng đồng, huyện Lâm Hà đang tập trung phát triển các sản phẩm du lịch đặc trưng như làng nghề thổ cẩm, du lịch nông nghiệp, sinh thái nghỉ dưỡng… Qua đó, từng bước hình thành hướng đi riêng gắn với bản sắc vùng và nhu cầu trải nghiệm ngày càng cao của du khách.
Vùng cao Háng Đồng, huyện Bắc Yên có nhiều cảnh quan đẹp kỳ vĩ, như: sống lưng khủng long, thác Lòng Chảo, thác Rồng Mây, rừng sa mu cổ thụ. Mỗi mùa trong năm, lại khoác lên mình một sắc thái riêng - mùa xuân hoa mận, hoa đào bung nở; mùa hạ xanh ngắt ruộng bậc thang; mùa thu vàng óng lúa chín và mùa đông là những biển mây trắng xóa.
Nghệ thuật đính cườm tạo thành hoa văn thổ cẩm trên váy áo của dân tộc Xá Phó mang vẻ đẹp riêng, tạo sức hấp dẫn trên trang phục, cũng như một số đồ dùng hằng ngày được thiết kế ứng dụng từ thổ cẩm của người Xá Phó như: túi thổ cẩm, khăn trải bàn, tranh treo tường…
Với sự cần mẫn và sáng tạo, nhiều phụ nữ dân tộc thiểu số (DTTS) ở huyện Phú Thiện (tỉnh Gia Lai) đã khởi nghiệp thành công từ nguồn tài nguyên bản địa như: làm men ủ rượu cần, dệt thổ cẩm…
Khăn thổ cẩm được nhiều thí sinh Hoa hậu Việt Nam yêu thích, thường xuyên sử dụng trong giờ luyện tập. Đây là món quà đặc biệt thí sinh Mai Phương dành tặng cho 24 cô gái.
Diễn đàn 'Tuổi trẻ Nghệ An với nhiệm vụ chấn hưng văn hóa dân tộc trong thời kỳ mới' tại bản Chiềng, xã Tiên Kỳ, huyện Tân Kỳ đã tạo không gian giao lưu ý nghĩa giữa nghệ nhân và thế hệ trẻ. Thông qua các làn điệu dân ca, hoạt động trải nghiệm và lễ ra mắt CLB 'Thanh niên bảo tồn di sản văn hóa' đã góp phần lan tỏa tình yêu di sản và khơi dậy trách nhiệm gìn giữ bản sắc dân tộc trong tuổi trẻ.
Tại những bản làng ở Lào Cai, phụ nữ dân tộc Mông đang dần thay đổi cuộc sống của mình. Từ vai trò truyền thống trong gia đình, họ đang từng bước vươn lên làm chủ kinh tế, tham gia vào xã hội và đưa ra những quyết định quan trọng.
Trải qua nhiều thế hệ, đồng bào M'nông tỉnh Bình Phước đã sáng tạo và tích lũy nhiều loại hình nghề thủ công truyền thống mang sắc thái đặc trưng của cộng đồng, trong đó nổi bật là nghề dệt thổ cẩm.
Hàng trăm du khách đã có cơ hội xem và trải nghiệm workshop nghệ thuật nhuộm sợi tự nhiên theo phương pháp người K'Ho và nghệ thuật dệt vải thủ công truyền thống ngay trên chính đỉnh núi Lang Biang, ở độ cao 2.167m.
Hàng trăm du khách đã có cơ hội xem và trải nghiệm workshop nghệ thuật nhuộm sợi tự nhiên theo phương pháp người K'Ho và nghệ thuật dệt vải thủ công truyền thống ngay trên chính đỉnh núi Lang Biang, ở độ cao 2.167m.
Đặt trên bàn những ghè rượu mới ủ, các chị em trong tổ liên kết nấu rượu ghè và dệt thổ cẩm ở phường Trường Chinh (thành phố Kon Tum) giới thiệu rất hấp dẫn về sản phẩm mình làm ra: Một thức uống với chất men cực kỳ độc đáo, không giống với loại men ở bất cứ nơi nào.
Không phải là nghệ sĩ, cũng không phải nhà quản lý văn hóa, nhưng lại là những người đồng hành âm thầm với nghệ thuật, sáng tác hay di sản dân tộc… Đó là những phóng viên lĩnh vực văn hóa, văn nghệ (VHVN) ở Đồng Nai.