Sáng ngày 27/12/2024, huyện biên giới Mường Lát, tỉnh Thanh Hóa, chính thức khởi công dự án thủy lợi kết hợp thủy điện Tén Tằn. Dự án có tổng vốn đầu tư hơn 400 tỷ đồng.
Dự án khi đi vào hoạt động sẽ cung cấp nước tưới cho khoảng 240ha đất sản xuất và nước phục vụ sinh hoạt cho khoảng 4.000 người dân trên địa bàn huyện Mường Lát, Thanh Hóa.
Dự án thủy lợi kết hợp thủy điện Tén Tằn không chỉ phát điện lên lưới quốc gia mà còn cung cấp nước tưới cho khoảng 240ha đất sản xuất và nước phục vụ sinh hoạt cho khoảng 4.000 nhân khẩu trên địa bàn huyện Mường Lát.
Những ngày vừa qua, nhiều địa phương, đơn vị, đoàn thiện nguyện đã tổ chức các hoạt động thiết thực hướng về vùng cao, biên giới, vùng đặc biệt khó khăn.
Đầu nhiệm kỳ này tỉnh Thanh Hóa xây dựng đề án, chủ động bố trí ngân sách và huy động thêm các nguồn hợp pháp khác, thực hiện hỗ trợ di chuyển các hộ dân đang sinh sống ở khu vực nguy cơ cao xảy ra lũ ống, lũ quét, sạt lở đất để sắp xếp, ổn định dân cư theo phương thức xen ghép trong các khu dân cư và tái định cư tập trung, liền kề.
Nhân dịp kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 – 22/12/2024) và 35 năm ngày hội quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024), Đồn Biên phòng Cửa khẩu Tén Tằn phối hợp với UBND thị trấn Mường Lát, nhóm thiện nguyện Trần Tình và các mạnh thường quân thành phố Hồ Chí Minh tổ chức chương trình thiện nguyện 'Vì biên cương Tổ quốc', trao tặng công trình đèn năng lượng mặt trời, với trị giá trên 60 triệu đồng và trao 30 triệu đồng quỹ phát triển con giống cho người dân khu phố Đoàn Kết, thị trấn Mường Lát, huyện Mường Lát.
Ngày bản Lát, xã Tam Chung, huyện vùng cao Mường Lát (tỉnh Thanh Hóa) được công nhận là bản nông thôn mới đầu tiên của xã, đã trở thành sự kiện lớn với người dân địa phương. Bởi lẽ, trước đó, bản đã phải hứng chịu sự tàn phá nặng nề của 'cơn bão trắng' quét qua.
Chiều 19/12, Sở Y tế đã tổ chức hội nghị giao ban công tác y tế dự phòng năm 2024 và triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2025. Hội nghị được tổ chức theo hình thức trực tiếp và trực tuyến kết nối từ điểm cầu Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh đến các điểm cầu tại 27 Trung tâm Y tế huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh.
Người Khơ Mú cư trú trên địa bàn huyện Mường Lát, tỉnh Thanh Hóa. Phương thức sản xuất của đồng bào Khơ Mú khi xưa du canh, du cư, đốt nương làm rẫy, chọc lỗ tra hạt, làm lúa nương và các cây hoa màu để sinh tồn. Năm 1994, với sự quan tâm, hỗ trợ của Đảng, Nhà nước và của tỉnh Thanh Hóa, đồng bào Khơ Mú đã định cư tập trung tại bản Đoàn Kết (xã Tén Tằn) với hơn 10km đường biên giới giáp huyện Sốp Bâu (Lào), nay là khu phố Đoàn Kết thuộc thị trấn Mường Lát, hiện có 169 hộ, 753 nhân khẩu, 99% là đồng bào dân tộc Khơ Mú và bản Lách (xã Mường Chanh) có 55 hộ với 264 nhân khẩu, 100% người dân tộc Khơ Mú sinh sống.
Gắn bó máu thịt với Nhân dân, dù thực hiện chức năng sản xuất, công tác, hay chiến đấu, các đơn vị quân đội đóng quân trên địa bàn tỉnh luôn hướng về vùng khó, quan tâm, chăm lo đời sống bà con bằng những việc làm thiết thực, nghĩa tình.
Đất đai, bồi thường GPMB là một trong lĩnh vực nhận được sự quan tâm và nhiều kiến nghị của cử tri. Tiếp thu ý kiến cử tri gửi tới Kỳ họp thứ 20, HĐND tỉnh khóa XVIII, nhiệm kỳ 2021-2026, UBND tỉnh Thanh Hóa đã chỉ đạo các sở, ban, ngành, đơn vị cấp tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố rà soát, trả lời rõ các căn cứ pháp lý và rõ lộ trình.
Tại Diễn đàn giao lưu nông dân tiêu biểu trong khởi nghiệp sáng tạo thành công, phát triển kinh tế hộ trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN) năm 2024 do Ban Dân tộc, Hội Nông dân tỉnh tổ chức tối 6/12, các đại biểu tham dự ấn tượng bởi những câu chuyện, chia sẻ của 6 khách mời đại diện cho lãnh đạo, chuyên gia khởi nghiệp, nông dân tiêu biểu trong vùng đồng DTTS&MN.
Bằng nguồn lực hỗ trợ khác nhau, huyện Mường Lát đã triển khai nhiều mô hình sinh kế hiệu quả, giúp đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) phát triển kinh tế, nâng cao đời sống, vươn lên thoát nghèo bền vững.
Từ nguồn vốn Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, những năm qua các xã miền núi, vùng cao của tỉnh được đầu tư nhiều nguồn lực xây dựng hạ tầng thiết yếu phục vụ đời sống Nhân dân; trong đó, tập trung vào hoàn thiện cơ sở hạ tầng thiết yếu vùng đặc biệt khó khăn. Từ đó, mở ra cơ hội để các địa phương thu hút đầu tư, phát triển kinh tế, góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của Nhân dân.
Theo chân cán bộ Đoàn Kinh tế Quốc phòng (KTQP) 5, chúng tôi đến thăm gia đình anh Lương Văn Lưu ở bản Pùng, xã Quang Chiểu (Mường Lát). Qua câu chuyện, anh Lưu cho biết: 'Trước đây, gia đình mình thuộc hộ nghèo của xã. Năm 2014, gia đình được Đoàn KTQP 5 hỗ trợ 1 con bò cái sinh sản, đồng thời được tập huấn về trồng trọt, chăn nuôi. Nhờ sự hỗ trợ này, cùng sự chịu khó của các thành viên mà gia đình mình đã có 10 con bò, có điều kiện về kinh tế để nuôi dạy con cái'.
Nhờ thực hiện kịp thời, đồng bộ các chính sách dân tộc, những năm qua, đời sống kinh tế xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi huyện Mường Lát (Thanh Hóa) đã có những thay đổi tích cực. Trong đó, huyện đã đẩy mạnh thực hiện Dự án 1, hỗ trợ hộ nghèo xây dựng nhà ở, đất ở, đất sản xuất trong đồng bào DTTS.
Với phóng viên Báo GD&TĐ tại miền Trung, mỗi chuyến tác nghiệp vào mùa mưa lũ, thiên tai luôn là những hành trình với muôn vàn cảm xúc đáng nhớ…
Thực hiện phong trào 'Toàn dân tham gia bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia trong tình hình mới', những năm qua Ủy ban MTTQ thị trấn Mường Lát (Mường Lát) thường xuyên phối hợp với cấp ủy, chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể và Đồn Biên phòng (ĐBP) Cửa khẩu Tén Tằn tuyên truyền các văn kiện pháp lý biên giới trên đất liền Việt Nam - Lào. Qua đó, nâng cao nhận thức của Nhân dân về bảo vệ chủ quyền, lãnh thổ biên giới quốc gia.
Những 'bữa sáng yêu thương' của Đồn Biên phòng Pù Nhi và Đồn Biên phòng cửa khẩu Tén Tằn, cùng với sự chung tay của các thầy, cô giáo và mạnh thường quân đã và đang là cánh tay nối dài chia sẻ tình yêu thương giúp các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn ở vùng biên Mường Lát vượt lên trong cuộc sống.
Trong những năm qua, công tác phòng chống thiên tai (PCTT) của tỉnh đã có những bước phát triển đáng kể, chuyển từ bị động ứng phó sang chủ động phòng ngừa. Các ngành, các địa phương ngày càng chủ động hơn trong công tác PCTT, góp phần quan trọng vào việc phát triển kinh tế - xã hội bền vững.
Đã thành thông lệ, mỗi lần đến kỳ họp Quốc hội, anh Ngân Văn Hóa, Phó Chủ tịch HĐND xã Mường Lý, huyện Mường Lát, tỉnh Thanh Hóa lại 'ngàn thước lên cao - ngàn thước xuống' mang thông tin mới nhất của nghị trường đến với đồng bào Mông ở bản Sài Khao.
Vốn chỉ quen tập quán chăn nuôi nhỏ lẻ, nay bà con đồng bào dân tộc H'Mông (hay thường gọi dân tộc Mông) ở Mường Lát đã biết lựa chọn sản phẩm đặc sản phát triển thành sản phẩm hàng hóa, trong đó có việc nuôi gà đen bản địa, định hướng trở thành sản phẩm OCOP.
Do ảnh hưởng của cơn bão số 3, bão số 4 và các hình thế thời tiết gây mưa, trong tháng 9, trên địa bàn huyện Mường Lát nhiều vị trí sườn núi tại thị trấn và các xã Trung Lý, Quang Chiểu xuất hiện các vết nứt rộng, tạo thành các cung trượt, gây hư hỏng, thiệt hại một số công trình hạ tầng, đe dọa trực tiếp đến tính mạng, tài sản của nhân dân và Nhà nước.
Thời gian qua, tình trạng sạt lở đất xảy ra liên tiếp trên địa bàn cả nước, đặc biệt là tại các khu dân cư ở các tỉnh miền núi phía Bắc, gây thiệt hại lớn về người và tài sản.
Mưa lớn làm xuất hiện nhiều điểm sạt trượt, khiến hàng trăm giáo viên, học sinh đang giảng dạy, học tập trên những triền đồi nơm nớp lo sợ thảm cảnh sạt lở xảy ra.
Ngày 18-10, UBND tỉnh Thanh Hóa đã công bố tình huống khẩn cấp sạt lở đất tại thị trấn Mường Lát và các xã Trung Lý, Quang Chiểu (huyện Mường Lát).
UBND tỉnh Thanh Hóa ban hành Quyết định số 4163/QĐ-UBND, ngày 18/10/2024 công bố tình huống khẩn cấp sạt lở đất tại thị trấn Mường Lát và các xã Trung Lý, Quang Chiểu, huyện Mường Lát.
Hiện tại, ở huyện biên giới Mường Lát (Thanh Hóa) nhiều vị trí sạt lở nghiêm trọng do ảnh hưởng của bão số 4 khiến hàng trăm giáo viên, học sinh và các hộ dân lân cận nơm nớp lo sợ. Trong lúc chờ các cơ quan chức năng đánh giá, đưa ra phương án xử lý, việc dạy, học vẫn diễn ra bình thường.
Hiện tại, nhiều vị trí sạt lở nghiêm trọng do bão số 4 đe dọa tới sự an toàn của hàng trăm học sinh, giáo viên và các công trình ở huyện biên giới Mường Lát (Thanh Hóa). Trong lúc chờ các cơ quan chức năng đánh giá, đưa ra phương án xử lý, việc dạy và học vẫn phải diễn ra.
Do ảnh hưởng của mưa bão thời gian qua, trên địa bàn huyện Mường Lát có mưa lớn kéo dài, nguy cơ sạt lở đe dọa trực tiếp đến 55 hộ, trên 300 nhân khẩu tại bản Ún, xã Mường Lý. Chính quyền địa phương đã phải di dời khẩn cấp các hộ dân đến nơi an toàn.
Xác định giảm nghèo là nhiệm vụ trọng tâm, những năm qua, huyện Mường Lát đã tranh thủ các chương trình, chính sách hỗ trợ của Đảng, Nhà nước, của tỉnh để xây dựng nhiều mô hình sinh kế, góp phần thay đổi tư duy sản xuất, nâng cao chất lượng đời sống của bà con Nhân dân.
Do ảnh hưởng của bão số 3, bão số 4 và hoàn lưu sau bão, vừa qua trên địa bàn huyện Mường Lát (Thanh Hóa) đã xảy ra mưa lớn, gây sạt lở, thiệt hại nghiêm trọng một số công trình hạ tầng và ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng, tài sản, đời sống, sinh hoạt người dân. Ngày 7/10, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa ban hành Quyết định công bố 5 tình huống khẩn cấp sạt lở đất tại địa phương này.
Ngày 3/10, tại khu phố Đoàn Kết, thị trấn Mường Lát, huyện Mường Lát, tỉnh Thanh Hóa, Công ty cổ phần DAEHA, Khách sạn Hà Nội DAEWOO phối hợp với Huyện ủy, UBND huyện Mường Lát và Đồn Biên phòng cửa khẩu Tén Tằn (BĐBP Thanh Hóa) tổ chức khánh thành và bàn giao công trình điểm trường khu Đoàn Kết, Trường Tiểu học Tén Tằn (huyện Mường Lát).
Sáng 3/10, đơn vị tài trợ Công ty Cổ phần DEAHA - Khách sạn Hà Nội DEAWOO phối hợp với huyện Mường Lát tổ chức lễ khánh thành, bàn giao đưa vào sử dụng nhà lớp học được xây dựng kiên cố tại điểm trường khu phố Đoàn Kết thuộc Trường Tiểu học Tén Tằn, thị trấn Mường Lát, huyện Mường Lát.
Theo tổng hợp của các địa phương, từ đầu tháng 9 năm 2024 tới nay, trên địa bàn tỉnh phải chịu ảnh hưởng liên tiếp các cơn bão số 3 và số 4 cùng với nhiều đợt mưa lớn, lũ kéo dài gây sạt lở, ngập lụt khiến 489 ngôi nhà bị thiệt hại. Đến ngày 2/10, các địa phương đã huy động lực lượng khắc phục được 415 ngôi nhà, ổn định đời sống cho người dân. Hiện còn 74 nhà bị thiệt hại chưa hoàn thành việc khắc phục, do các nhà bị thiệt hại nặng đang tu sửa, nằm trong khu vực sạt lở đất và có nguy cơ tiếp tục sạt lở.
Sau khi phát hiện một quả đồi ở tổ dân phố Na Khà, thị trấn Mường Lát (huyện Mường Lát, tỉnh Thanh Hóa) xuất hiện vết nứt dài hơn 400m, ngành chức năng đã khẩn trương di dời hơn 20 hộ dân ra khỏi vùng nguy hiểm.
Các đợt mưa lớn thời gian vừa qua đã làm rạn nứt, sụt lún và sạt lở đất đồi tại khu phố Na Khà và Chiên Pục, đe dọa đến tài sản và tính mạng con người của 25 hộ dân sống tại các khu phố này.
Do ảnh hưởng của các đợt mưa lớn đã làm rạn nứt, sụt lún và sạt lở đất đồi tại khu phố Na Khà và Chiên Pục (thị trấn Mường Lát, tỉnh Thanh Hóa) đe dọa đến tài sản và tính mạng của 25 hộ dân, chính quyền địa phương đã sơ tán khẩn cấp các hộ dân này đến nơi an toàn.
Sau khi phát hiện một quả đồi ở tổ dân phố Na Khà, thị trấn Mường Lát (huyện Mường Lát, tỉnh Thanh Hóa) xuất hiện vết nứt dài hơn 400m, ngành chức năng đã khẩn trương di dời hơn 20 hộ dân ra khỏi vùng nguy hiểm.
Trước biểu hiện liên kết địa chất suy yếu trên các sườn, đồi núi, một số địa phương vùng thượng du Thanh Hóa chủ động hỗ trợ di chuyển người, tài sản từ khu vực nguy cơ cao xảy ra sạt, lở đất đến nơi an toàn đi đôi bảo đảm an sinh xã hội.
Ngày 30-9, tại một số nơi trên địa bàn Bắc miền Trung tiếp tục xảy ra hiện tượng nứt đồi nghiêm trọng. Trước tình hình đó, chính quyền địa phương và các lực lượng đã di dời khẩn cấp hàng trăm người dân đến nơi an toàn.
Trước nguy cơ sạt lở đe dọa 22 hộ dân với 111 nhân khẩu ở huyện biên giới Mường Lát (Thanh Hóa) cơ quan chức năng đã tổ chức di dời khẩn cấp. Quả đồi phía trên đang tiếp tục có vết nứt dài hàng trăm mét, một số ngôi nhà, tài sản đã được di chuyển ra xa.
Sáng 30/9, ông Trần Văn Thắng, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Mường Lát, cho biết: Do ảnh hưởng của đợt mưa kéo dài vừa qua, trên địa bàn khu phố Na Khà (thị trấn Mường Lát) xuất hiện nhiều vết rạn nứt, sụt lún, sạt lở đồi đất kéo xuống đường bê tông dân sinh, có nguy cơ sạt lở cao đe dọa đến khu dân cư trong khu vực. Trước thực trạng trên, Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai, Tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự huyện Mường Lát đã kịp thời chỉ đạo UBND thị trấn Mường Lát phối hợp với các lực lượng tổ chức di dời khẩn cấp và sơ tán các hộ đến nơi ở tạm an toàn.
Phát hiện quả đồi Na Khà ở thị trấn Mường Lát (Thanh Hóa) nứt toác, chính quyền địa phương đã nhanh chóng di dời khẩn cấp 21 hộ dân và tài sản đến nơi an toàn.
Sau khi phát hiện quả đồi Na Khà ở huyện Mường Lát (Thanh Hóa) bị nứt toác, lực lượng chức năng đã khẩn trương di dời 21 hộ dân sống trong vùng nguy hiểm đến nơi an toàn.
Với tinh thần 'Đâu cần thanh niên có, đâu khó có thanh niên', tuổi trẻ Mường Lát đã và đang phát huy hiệu quả vai trò xung kích, tình nguyện, tích cực tham gia đảm nhận các công trình, phần việc thanh niên... Qua đó, tạo được sự chuyển biến và sức lan tỏa mạnh mẽ.
Trên tuyến biên giới, địa bàn do Đồn Biên phòng cửa khẩu Tén Tằn, BĐBP Thanh Hóa quản lý luôn tiềm ẩn hoạt động của các loại tội phạm, vi phạm pháp luật. Trong thời gian qua, đơn vị đã triển khai quân số bám, nắm chắc tình hình, phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương, các lực lượng liên quan bảo vệ biên giới, giữ vững cuộc sống bình yên cho nhân dân.
Với tinh thần xung kích, trong những ngày mưa lũ vừa qua đoàn viên, thanh niên (ĐVTN) trong tỉnh đã thành lập các đội hình thanh niên tình nguyện, cùng với lực lượng chức năng tích cực tham gia các hoạt dộng hỗ trợ, giúp đỡ người dân.
Ảnh hưởng của hoàn lưu cơn bão số 4 và mưa lớn kéo dài, trong những ngày vừa qua trên địa bàn huyện biên giới Mường Lát xuất hiện nhiều điểm có nguy cơ cao sạt lở đất, đá đe dọa đến tính mạng, tài sản của Nhân dân địa phương. Nhằm bảo đảm an toàn tính mạng, tài sản cho Nhân dân, Đồn Biên phòng Cửa khẩu Tén Tằn đã huy động cán bộ, chiến sĩ phối hợp với các lực lượng của địa phương giúp các hộ gia đình di dời người và tài sản đến nơi an toàn.
Trong những ngày qua, Bộ đội Biên phòng (BĐBP) Thanh Hóa đã điều động 1.366 lượt cán bộ, chiến sĩ phối hợp với chính quyền địa phương, các lực lượng chức năng giúp nhân dân ứng phó, khắc phục hậu quả mưa lũ, sạt lở đất diễn ra ở nhiều địa phương trên tuyến biên giới đất liền của tỉnh Thanh Hóa.