Ông Lâm Hoàng Mẫu làm Giám đốc Sở Dân tộc và Tôn giáo TP Cần Thơ, còn Giám đốc Sở Dân tộc và Tôn giáo tỉnh Vĩnh Long là bà Thạch Thị Thu Hà.
Tiến sĩ Ngô Sô Phe là nữ hiệu trưởng đầu tiên của Trường Ngôn ngữ - Văn hóa - Nghệ thuật Khmer Nam Bộ và Nhân văn, trực thuộc Trường Đại học Trà Vinh. Bà là tấm gương tiêu biểu của cộng đồng người Khmer giàu nghị lực, luôn khát vọng nâng cao tri thức, góp sức giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.
Trên đường vào các phum sóc của đồng bào Khmer, thường thấy nhiều miếu thờ Neak Tà (ông Tà) như thần thành hoàng các làng của người Việt. Theo quan niệm của đồng bào Khmer, Neak Tà là vị thần bảo hộ cộng đồng phum sóc bình yên, sung túc, khỏe mạnh, bảo vệ mùa màng bội thu.
Các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh Trà Vinh chính thức đi vào hoạt động kể từ ngày 1/3/2025.
Theo Quyết định số 83/QĐ-UBND, ngày 22/01/2024 của UBND tỉnh Trà Vinh về phê duyệt kết quả rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn tỉnh Trà Vinh, đến cuối năm 2023, toàn tỉnh còn 3.416 hộ nghèo, chiếm 1,19%/tổng số hộ dân; trong đó, hộ nghèo dân tộc Khmer 1.827 hộ, chiếm 2,03%/tổng số hộ Khmer. Tổng số hộ cận nghèo 6.773 hộ, chiếm 2,35%/tổng số hộ dân. Trong đó, hộ cận nghèo dân tộc Khmer 2.926 hộ, chiếm 3,25%/tổng số hộ Khmer.
Ngày 29/11, tỉnh Trà Vinh tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV năm 2024. Dự Đại hội có ông Hầu A Lềnh, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc; đại diện lãnh đạo tỉnh cùng 250 đại biểu là những điển hình tiêu biểu có thành tích xuất sắc trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội và an ninh quốc phòng đại diện cho hơn 320 ngàn đồng bào các DTTS trong tỉnh.
Hàng năm vào dịp hè, hầu hết các chùa Phật giáo Nam tông Khmer ở Trà Vinh đều tổ chức các lớp dạy chữ Khmer, thu hút đông đảo học sinh, con em người Khmer ở địa phương tham gia.
Sáng ngày 5/4, Tỉnh ủy Trà Vinh tổ chức họp mặt mừng Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây đồng bào Khmer năm 2024. Bà Nông Thị Hà, Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc; đại diện lãnh đạo tỉnh cùng 150 cán bộ Khmer đương chức, hưu trí, các bà mẹ Việt Nam anh hùng, gia đình chính sách, sư sãi - chức sắc đại diện các chùa Khmer tiêu biểu trong tỉnh đến dự.
Đời sống văn hóa, nghệ thuật của đồng bào Khmer Nam Bộ rất phong phú, với nhiều nghệ thuật và lễ hội truyền thống đặc sắc. Tại Trà Vinh, kế thừa tinh hoa văn hóa của những người đi trước, thế hệ trẻ đã tiếp bước, gìn giữ và tích cực lan tỏa tình yêu văn hóa Khmer đến cộng đồng các dân tộc; góp phần phát triển nền văn hóa Việt Nam đậm đà bản sắc dân tộc.
Trong những năm qua, tỉnh Trà Vinh đã thực hiện tốt các chương trình, chính sách liên quan đến công tác bảo tồn và phát huy các giá trị, bản sắc văn hóa đặc trưng của đồng bào dân tộc thiểu số.
Giáo dục ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số của Đồng bằng sông Cửu Long đã có những chuyển biến tích cực, chất lượng dạy và học được nâng lên rõ rệt, tỷ lệ huy động trẻ trong độ tuổi đến trường cao… Từ đó, cơ bản rút ngắn khoảng cách phát triển giữa các dân tộc, vùng miền, đô thị và nông thôn. Đây là nỗ lực của chính quyền các cấp cùng chính sách của nhà nước kịp thời, phù hợp dành cho đồng bào dân tộc thiểu số ở nước ta.
Thời gian qua, các tỉnh, thành phố Tây Nam Bộ luôn quan tâm, ưu tiên đầu tư cho giáo dục trong các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội. Việc ưu tiên hoàn thiện mạng lưới trường lớp, đa dạng phương thức giáo dục và đào tạo vùng dân tộc thiểu số đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu học tập của học sinh, sinh viên.
Chiều 20/9, thừa ủy quyền của lãnh đạo Bộ Công an, Thiếu tướng Hầu Văn Lý, Phó Cục trưởng Cục An ninh nội địa đã chủ trì buổi tiếp Đoàn đại biểu người có uy tín trong dân tộc thiểu số tỉnh Trà Vinh về thăm Bộ Công an.