Nghệ nhân nằm trên chiếc giường thấp trong một căn nhà gỗ, nền đất khá tuềnh toàng, chung quanh treo một vài bằng khen và một gói đồ chứa đựng các nhạc cụ, giữa nhà là bếp lửa âm ỉ đỏ. Một cán bộ văn hóa địa phương giải thích: Chính quyền đã hỗ trợ xây nhà, nhà ngay bên cạnh nhưng ông lại nhường cho con gái ở, còn ông bám lấy ngôi nhà ọp ẹp này, động viên mấy cũng cứ ở đây. Nhà văn Thái Bá Lợi đứng cạnh, chỉ vào bếp lửa và nói tiếp: Đơn giản chỉ vì ông không thể xa rời bếp lửa. Mà nhà bê-tông lót gạch làm sao có bếp lửa giữa nhà!
Nối tiếp truyền thống hiếu học và văn học của vùng đất 'Ngũ phụng tề phi' Quảng Nam - Đà Nẵng, 50 năm qua, các thế hệ nhà văn Đà Nẵng, đặc biệt là lớp nhà văn lão thành giàu kinh nghiệm sáng tác từ chiến tranh và các nhà văn trẻ sau Đổi mới 1986 năng động, nhiệt tâm, xông xáo, luôn gần gũi, gắn bó, động viên nhau cùng đi tiếp trên con đường sáng tạo văn chương nhọc nhằn mà cũng nhiều đam mê, hạnh phúc trên từng trang viết.
'Ở đây, những người chết còn sống hơn những người đang sống, bởi chúng ta mãi không quên về họ và có lý do, có động lực, có niềm tin để tiếp tục duy trì...'. Nhà thơ Trần Đăng Khoa - Phó Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam đã thốt lên như vậy về đất và người Bình Dương, hy vọng chất liệu từ vùng 'cát cháy' anh hùng này sẽ là nguồn cảm xúc để Hội Nhà văn hoàn thành dự án văn học đầy tham vọng: 'Khát vọng Hòa Bình'
26 năm định cư, lập nghiệp ở xứ người, với 5 cuộc triển lãm tranh cá nhân trong nước và 17 lần ở Tây Ban Nha chứng tỏ sức sáng tạo dồi dào không ngừng nghỉ của họa sĩ Nguyễn Phạm Thúy Hương (1969) - người phụ nữ Việt Nam quê gốc Đà Nẵng. Cô đã xác lập một kỷ lục khó ai bì kịp!
Đến bây giờ, khi chiến tranh đã lùi xa gần nửa thế kỷ, người dân Bình Dương vẫn còn lưu truyền câu 'Đường về Bình Giang, đàng về Bình Dương'. Lối lái chữ đậm chất Quảng ấy sinh ra từ một thời khói lửa. Con sông Trường Giang nối từ cửa biển An Hòa (Núi Thành) ra Cửa Đại (Hội An) như 'đường mòn' 70 cây số trên nước, là lối đi về quen thuộc của cách mạng, để tránh đồn bốt dày đặc của địch. Đoạn giữa Trường Giang chảy qua Bình Giang và Bình Dương của vùng đông khốc liệt của Thăng Bình, phân đôi bờ Đông - Tây. Từ đây, cán bộ cách mạng về cơ sở ở Chợ Được (Bình Giang) hay về Bàu Bính, Lạc Câu (Bình Dương), một 'đường' một 'đàng' là thế.
Hội tụ tài hoa, niềm tin và sự khác lạ để làm nên cái Đẹp là dấu ấn 'Viết và Đọc' mang đến cho công chúng. Đến nay, ấn phẩm này đã đi trọn vẹn được 4 năm với 16 số, một chặng đường chưa quá dài nhưng không hề đơn giản, dễ dàng...
Triển lãm 'Thi hứng IV' của nhà thơ, họa sỹ Trần Nhương được mở ra từ chiều ngày 18 đến ngày 27-05-2021 tại nhà triển lãm 16 Ngô Quyền, Hà Nội.
Các nhà văn lừng danh trên thế giới như Chekhov (Nga), Lỗ Tấn (Trung Quốc) xuất thân là bác sĩ. Nhà văn Lỗ Tấn từng nói: 'Làm bác sĩ thì chỉ chữa bệnh cho một số người. Làm nhà văn thì chữa bệnh cho cả một dân tộc, thậm chí cả nhân loại'.
Đó là ghi nhận của nhà thơ Nguyễn Quang Thiều, Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam, Giám đốc-Tổng biên tập NXB Hội Nhà văn sáng qua 22/12 tại lễ ra mắt bộ Toàn tập Nguyễn Văn Xuân.
Trọn bộ sách bảy tập về nhà văn, nhà nghiên cứu văn hóa Nguyễn Văn Xuân - một người con của quê hương Quảng Nam - Đà Nẵng đã đến tay bạn đọc sáng nay, ngày 22-12, tại thành phố Đà Nẵng.
Sáng 1-7, UBND tỉnh Quảng Ngãi tổ chức Lễ công bố và trao tặng Giải thưởng Văn học - Nghệ thuật Phạm Văn Đồng tại Khu lưu niệm Thủ tướng Phạm Văn Đồng, ở xã Đức Tân, huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi.
Viết & Đọc mùa xuân 2020 (NXB Hội Nhà văn) là ấn phẩm quy tụ những tác giả tên tuổi như Tạ Duy Anh, Trần Đức Tiến, Thái Bá Lợi, Đỗ Lai Thúy, Phan Triều Hải, Nguyễn Bình Phương, Nguyễn Đức Tùng, Trần Vũ Ben, Lê Minh Khuê, Đỗ Phấn, Nguyễn Việt Chiến…
Chiến tranh ngỡ lùi xa, nhưng, thực ra vẫn vang vọng trong mỗi căn nhà, góc phố. Khi nhận được cuốn sách 'Âm vang từ chiến tranh' (NXB Văn học, 2019) của nhà phê bình văn học Tôn Phương Lan, tôi dù bận chuẩn bị in một tác phẩm mới vẫn tranh thủ thời gian đọc...