Ngày 11/4, Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch phối hợp với lực lượng chức năng, chính quyền xã Đàm Thủy (Trùng Khánh) ra quân tuyên truyền, hỗ trợ người dân dỡ bỏ lều quán lấn chiếm, dọn dẹp vệ sinh môi trường tạo cảnh quan xanh - sạch - đẹp tại khu cảnh quan thác Bản Giốc, chuẩn bị đón khách kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5.
Sáng 9/4, tại Hà Nội, Bộ Ngoại giao phối hợp với tỉnh Cao Bằng tổ chức Hội nghị đẩy mạnh triển khai Hiệp định hợp tác bảo vệ và khai thác tài nguyên du lịch thác Bản Giốc (Việt Nam) - Đức Thiên (Trung Quốc). Tham dự có lãnh đạo một số bộ, ngành, cơ quan Trung ương; các chuyên gia; các sở, ban, ngành của tỉnh; UBND huyện Trùng Khánh; đại diện các tập đoàn, doanh nghiệp.
Sáng 9/4, tại Hà Nội, Bộ Ngoại giao phối hợp với UBND tỉnh Cao Bằng tổ chức Hội nghị đẩy mạnh triển khai Hiệp định hợp tác bảo vệ và khai thác tài nguyên du lịch thác Bản Giốc (Việt Nam) – Đức Thiên (Trung Quốc).
3 tháng đầu năm, huyện Trùng Khách thu hút 229.407 lượt khách du lịch đến tham quan, trải nghiệm.
Nổi tiếng với cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ và nền văn hóa đặc sắc, Cao Bằng trở thành một trong những điểm đến hấp dẫn của miền núi phía Bắc đối với du khách đam mê du lịch.
Ngày 1/4, TP Cao Bằng phối hợp với Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên tổ chức Hội thảo chia sẻ kinh nghiệm về loại hình du lịch homestay, farmstay.
Năm 2024 và 3 tháng đầu của năm 2025, ngành du lịch Cao Bằng đón nhận nhiều tín hiệu tích cực, lượng khách đến đã phục hồi sau đại dịch COVID-19.
Cao Bằng được tạo hóa ban tặng cảnh sắc thiên nhiên tuyệt đẹp, cùng với bản sắc văn hóa độc đáo, sản vật nổi tiếng. Đặc biệt trong lòng Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Non nước Cao Bằng chứa đựng những tuyệt tác của thiên nhiên, trong đó có danh thắng quốc gia thác Bản Giốc - động Ngườm Ngao, xã Đàm Thủy (Trùng Khánh) là địa điểm thu hút khách du lịch trong và ngoài nước bởi vẻ đẹp hoang sơ, huyền diệu.
Những ngày này, tại Nhà Văn hóa Lao động tỉnh Lâm Đồng, không gian triển lãm ảnh nghệ thuật 'Nét đẹp quê hương' như một bức tranh nhiều gam màu rực rỡ khắc họa hình ảnh của quê hương Việt Nam trên mọi miền đất nước.
Ngày 22/3, Đoàn làm phim điện ảnh 'Đèn âm hồn' tổ chức chiếu 2 buổi miễn phí tại Nhà Văn hóa trung tâm tỉnh.
Chiều 19/3, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VH,TT&DL) tổ chức cuộc họp triển khai Quyết định của UBND tỉnh về quy chế quản lý Khu du lịch Thác Bản Giốc. Đồng chí Sầm Việt An, Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở VH,TT&DL chủ trì. Tham dự có lãnh đạo một số sở, ngành, lực lượng vũ trang, hải quan; xã Đàm Thủy (Trùng Khánh).
Mùa xuân trong khoảng từ tháng 1 đến cuối tháng 3 là thời điểm đẹp để đến Cao Bằng. Thời điểm này, mọi cảnh vật ở đây đều thi nhau khoe sắc tạo thành một bức tranh khung cảnh của các loài hoa rực rỡ. Du lịch Cao Bằng mùa xuân không chỉ dừng lại ở nhìn ngắm cảnh, mà đây còn là cơ hội để du khách có thể hòa mình vào trải nghiệm những hoạt động thú vị và tham gia lễ hội truyền thống của địa phương nơi đây.
Tỉnh Cao Bằng đang gặp khó khăn về nguồn vốn thực hiện 2 dự án trọng điểm là Dự án đường cao tốc Đồng Đăng – Trà Lĩnh và Dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật, cảnh quan Khu du lịch thác Bản Giốc.
Trung tâm Thông tin du lịch (Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam) vừa chính thức ra mắt video quảng bá vẻ đẹp du lịch Việt Nam trên Youtube. Trong đó, Tây Nguyên góp mặt với vẻ đẹp của nhà rông, nhà sàn, không gian văn hóa cồng chiêng…
Trải qua lịch sử hơn 400 năm, làng đá Khuổi Ky (xã Đàm Thủy, huyện Trùng Khánh, Cao Bằng) vẫn còn giữ được nét độc đáo về kiến trúc và văn hóa, trở thành một điểm đến hấp dẫn của du khách.
Ngày 22-2, tại Hà Nội, Ủy ban Thành ủy Sùng Tả, Chính quyền nhân dân thành phố Sùng Tả và Trung tâm Văn hóa Trung Quốc tại Hà Nội đã tổ chức chương trình quảng bá du lịch văn hóa thành phố Sùng Tả (tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc) với chủ đề 'Biên giới tráng lệ, Sùng Tả quyến rũ' năm 2025.
58 tác phẩm của 29 họa sĩ đang tưng bừng khai Xuân tại Trung tâm Giám định và Triển lãm tác phẩm mỹ thuật, nhiếp ảnh (Hà Nội).
Giải tỏa căng thẳng sau một năm dài, khơi dậy niềm hứng khởi, gắn kết gia đình..., là những điều bạn sẽ nhận lại sau chuyến du lịch Non nước Cao Bằng những ngày đầu xuân mới.
Cao Bằng là nơi khởi nguồn cách mạng với địa danh hang Pác Bó, núi Các Mác, suối Lê-nin, khu rừng Trần Hưng Đạo, Khu di tích Địa điểm chiến thắng Chiến dịch Biên giới 1950. Cùng với những danh lam thắng cảnh thác Bản Giốc, động Ngườm Ngao, hồ Thang Hen, Vườn Quốc gia Phja Oắc - Phja Đén… Đặc biệt, khu du lịch sinh thái Kolia đã làm thay đổi diện mạo một vùng đất, trở thành mô hình nông nghiệp hữu cơ kết hợp với du lịch sinh thái hấp dẫn du khách. Nơi đây, nhiều văn nghệ sĩ đến tham quan, trải nghiệm và cho ra đời những tác phẩm văn học, nghệ thuật tâm đắc.
Dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ, toàn tỉnh đón trên 49.300 lượt khách du lịch, tăng 2,28% so với cùng kỳ. Trong đó, khách du lịch quốc tế 1.700 lượt, khách du lịch nội địa 47.600 lượt; doanh thu đạt 44,1 tỷ đồng, tăng 26% so với cùng kỳ.
Những cảnh đẹp Việt Nam luôn biết cách chiếm trọn cảm tình của các tín đồ đam mê xê dịch.
Hàng nghìn du khách Việt Nam và nước ngoài đổ về khu du lịch thác Bản Giốc (Cao Bằng) trong ngày cuối cùng kỳ nghỉ tết Nguyên đán Ất Tỵ, sáng 2/2.
Hàng nghìn du khách Việt Nam và nước ngoài đổ về khu du lịch thác Bản Giốc (Cao Bằng) trong ngày cuối cùng kỳ nghỉ tết Nguyên đán Ất Tỵ, sáng 2/2.
Những ngày đầu Xuân Ất Tỵ 2025, rất đông người dân và du khách đã đến tham quan và thưởng ngoạn cảnh sắc tại khu du lịch thác Bản Giốc, xã Đàm Thủy, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng.
Công viên địa chất Nước non Cao Bằng như kỳ vĩ hơn bởi được tô điểm vẻ đẹp của dòng sông Quây Sơn. Chỉ với 49km chảy trên lãnh thổ Việt Nam, dòng Quây Sơn đã để lại nhiều lớp lang phù sa văn hóa của cư dân đôi bờ và tạo ra những khung cảnh đẹp tựa 'xứ sở thần tiên' ở vùng biên viễn.
Với 130 điểm di sản độc đáo, trong đó, có nhiều di sản địa chất mang tầm cỡ quốc tế và sự đa dạng về di sản văn hóa, lịch sử, lễ hội, làng nghề truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) tỉnh Cao Bằng đang tích cực triển khai các nhiệm vụ bảo tồn và phát huy giá trị di sản làm 'đòn bẩy' để phát triển kinh tế - xã hội theo hướng bền vững. Đặc biệt là xây dựng và phát triển ngành công nghiệp không khói trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.
Là cửa ngõ quan trọng giao thương giữa các nước ASEAN với thị trường Trung Quốc và quốc tế, thời gian qua, các tỉnh biên giới phía Bắc của Việt Nam đã và đang đầu tư nâng cấp các cửa khẩu đường bộ nhằm nâng cao năng lực, hiệu suất thông quan, đáp ứng nhu cầu xuất, nhập khẩu, thương mại, dịch vụ và du lịch ngày càng tăng cao. Đồng thời, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi, chống buôn lậu, gian lận thương mại, góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, chủ quyền biên giới quốc gia, qua đó, nâng cao đời sống cho nhân dân hai bên biên giới.
Từ bé tôi đã thuộc lòng câu ru của mẹ rằng: 'Cái cò lặn lội bờ sông/ Gánh gạo đưa chồng, tiếng khóc nỉ non/ Nàng về nuôi cái cùng con/ Để anh đi trẩy nước non Cao Bằng'. Nghe chả hiểu gì nhưng tôi vẫn chìm trong giấc ngủ với những giọt nước mắt ngày ấy. Sau này, có dịp lên tới cửa khẩu Lý Vạn (Hạ Lang-Cao Bằng) tôi mới hiểu chuyện đi 'trẩy nước non Cao Bằng' gian khổ đến thế nào. Lần này, chúng tôi khởi hành từ cuối dòng sông Quây Sơn đi ngược lên Bản Giốc.
Với kỳ nghỉ kéo dài 9 ngày, du khách Việt Nam có nhiều lựa chọn hấp dẫn, từ những điểm đến nội địa nổi tiếng...
Với cảnh sắc thiên nhiên hùng vĩ, đẹp đến mê hoặc lòng người, thác Bản Giốc (Trùng Khánh) luôn là sự lựa chọn hàng đầu của khách du lịch khi đến Cao Bằng. Khi Việt Nam và Trung Quốc chính thức triển khai vận hành Khu cảnh quan thác Bản Giốc - Đức Thiên không chỉ góp phần quan trọng thúc đẩy quan hệ đối tác, hợp tác chiến lược toàn diện giữa 2 bên phát triển và đi vào chiều sâu, mà còn là cơ hội để Cao Bằng khai thác tiềm năng, thế mạnh, xây dựng Khu cảnh quan thác Bản Giốc - Đức Thiên trở thành khu du lịch trọng điểm, kiểu mẫu về du lịch qua biên giới, du lịch xanh, du lịch thông minh.
Bước vào xuân mới năm 2025, hai danh hiệu UNESCO nghi lễ Then của người Tày Cao Bằng và Công viên địa chất (CVĐC) Toàn cầu UNESCO Non nước Cao Bằng tiếp tục vươn mình, thúc đẩy hình thành thương hiệu riêng cho Cao Bằng, đóng góp tích cực phát triển kinh tế - xã hội thông qua thu hút khách du lịch, công nghiệp văn hóa, theo tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng XIII.
Năm 2024, Cao Bằng được đánh giá là điểm đến hấp dẫn, thân thiện đối với khách nội địa lẫn khách quốc tế. Những dấu ấn ngành du lịch đạt được trong năm đã đưa du lịch trở thành điểm sáng trong tổng thể các ngành kinh tế của tỉnh.
Mỗi độ xuân về, Cao Bằng lại trở thành điểm đến thu hút những người yêu thích lịch sử và mong muốn được trở về để kết nối với cội nguồn. Với các di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh tại Cao Bằng, hứa hẹn một hành trình đầu năm tràn đầy ý nghĩa.
Cao Bằng vừa lọt top 7 điểm đến tuyệt nhất để ghé thăm ở Đông Nam Á năm 2025, do tạp chí Lonely Planet bình chọn. Trong bảng xếp hạng này, Cao Bằng xếp ở vị trí thứ 2, sau công viên quốc gia Khao Sok, Thái Lan.
Công viên địa chất (CVĐC) là một mô hình phát triển kinh tế - xã hội bền vững, khuyến khích những hoạt động thân thiện với môi trường, góp phần bảo tồn và phát huy giá trị tổng thể của các loại hình di sản.
Mới đây, trang cẩm nang du lịch nổi tiếng thế giới Lonely Planet (Mỹ) công bố danh sách những điểm du lịch tốt nhất Đông Nam Á. Cao Bằng của Việt Nam nằm trong danh sách này.
Mới đây, trang cẩm nang du lịch nổi tiếng thế giới Lonely Planet của Mỹ đã công bố danh sách những điểm du lịch tốt nhất Đông Nam Á, trong đó có Cao Bằng của Việt Nam.
'Với nhiều du khách quay trở lại hàng năm, Đông Nam Á mang đến những trải nghiệm tuyệt vời với mức giá phải chăng hơn nhiều so với các nơi khác' - Lonely Planet lưu ý khi nhấn mạnh những viên ngọc ẩn gây bất ngờ như Cao Bằng, Việt Nam trong Top 7 địa điểm du lịch tuyệt nhất để ghé thăm ở Đông Nam Á năm 2025.
Trong khi những chuyến du xuân về phía miền Nam đem lại cảm giác nồng nhiệt, sôi động thì miền Bắc lại gợi nhớ về những cung đường êm ấm giữa sương sớm và hương xuân tươi mới. Miền Bắc đem lại cho du khách vẻ đẹp giao thoa hòa hợp giữa thiên nhiên hùng vĩ. Điều này đã khiến cho miền Bắc trở thành điểm đến hàng đầu trong dịp Tết Nguyên đán hằng năm. Vietrantour đã chọn ra 5 cung đường du xuân đẹp nhất khu vực phía Bắc để du khách cảm thấy được ôm trọn trong tình xuân.
Năm 2024, Tỉnh ủy tập trung lãnh đạo, chỉ đạo các cấp, ngành, địa phương tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính, đạo đức công vụ và văn hóa công sở; đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình, dự án trọng điểm, việc thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia, Chương trình hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát… và đạt được một số kết quả quan trọng, tạo tiền đề thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX.
Bước vào năm 2025, du lịch Cao Bằng đón đầu những cơ hội mới, tạo đà đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn theo Chương trình trọng tâm Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020 - 2025.
Khu cảnh quan thác Bản Giốc (Việt Nam) - Đức Thiên (Trung Quốc) đã chính thức đi vào hoạt động từ ngày 15/10/2024. Đây là sự khẳng định tin cậy về chính trị, thúc đẩy hài hòa lợi ích giữa hai nước, tăng cường giao lưu hữu nghị giữa nhân dân hai tỉnh, khu nói riêng và hai nước Việt Nam - Trung Quốc nói chung. Qua đó, thúc đẩy phát triển du lịch, mở cửa nhịp cầu giao lưu văn hóa, du lịch, hướng đến mục tiêu xây dựng mô hình kiểu mẫu về du lịch xanh qua biên giới.
Thác nước tự nhiên lớn nhất Đông Nam Á này sở hữu vẻ đẹp hùng vĩ, dữ dội, đan xen nét mộng mơ hiền hòa.
Miền non nước Cao Bằng nổi tiếng với phong cảnh hữu tình, người dân thân thiện mến khách. Tuy nhiên, khác hẳn với mọi nơi, mùa Đông vùng cao nơi đây đặc biệt lạnh giá với những đợt rét 'cắt da, cắt thịt'. Để trải nghiệm nét đẹp của Cao Bằng trong những ngày Đông, trang phục là quan trong nhất trong mỗi chuyến đi sao cho thuận tiện và giữ ấm cơ thể.
Cao Bằng là tỉnh giàu tài nguyên du lịch với nhiều di tích, danh thắng nổi tiếng, những bản làng cổ đẹp như tranh vẽ, nhiều nét văn hóa truyền thống đa dạng. Đó là nguồn tài nguyên quý giá để phát triển du lịch, tuy nhiên, nhiều khu vực cảnh quan thiên nhiên đang bị xâm hại nghiêm trọng. Những ngôi làng cổ dần bị thay thế bởi nhà hiện đại; những nét văn hóa truyền thống dần bị mai một khiến những nguồn tài nguyên du lịch có nguy cơ bị phá hủy, không thể khôi phục.
Nhiều người khi tham gia giao thông vẫn chưa thể nhớ hết biển số xe của từng tỉnh thành, trong số đó có biển số 11.
Trong 3 ngày từ 12 đến 14-12, đoàn công tác của Báo SGGP đã tới trao học bổng hỗ trợ học sinh các trường học ở tỉnh Cao Bằng. Đây là hoạt động xã hội nằm trong chương trình 'Thắp sáng niềm tin - Vượt khó đến trường' của Báo SGGP.
Sáng 13/12, Ban Quản lý khu du lịch thác Bản Giốc, tỉnh Cao Bằng, cho biết, đơn vị đã ban hành thông báo về việc khuyến cáo thời gian du khách nên đến tham quan thác Bản Giốc trong thời gian từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau.