Với những kiến thức đã học trong sách giáo khoa Toán, Vật lý, Hóa học, Khoa học, các em học sinh với sự hướng dẫn của các thầy cô giáo đã tạo ra những sản phẩm STEM thiết thực, gắn bó với cuộc sống.
Sau khi tiếp cận sách giáo khoa (SGK) mới và tập huấn, nhiều giáo viên, nhà trường vẫn băn khoăn, lo lắng vì lần đầu tiên giáo viên dạy học tích hợp sẽ gặp nhiều khó khăn, bỡ ngỡ. Những thay đổi này còn tác động công tác tuyển sinh.
Nhiều phụ huynh, hiệu trưởng trường THCS tại Hà Nội cho rằng, Hà Nội nên xem xét công bố sớm môn thi thứ tư vào lớp 10 hoặc giảm số lượng bài thi như năm ngoái vì tình hình dịch bệnh kéo dài, học trực tuyến không hiệu quả.
Trước thông tin học sinh không còn được đổi khu vực tuyển sinh vào lớp 10, nhiều phụ huynh cảm thấy rất băn khoăn vì quận của con mình không có trường THPT công lập chất lượng tốt. Một số phụ huynh đang cuống cuồng tìm cách chuyển khẩu cho con.
Sáng 21/1, Phòng GD&ĐT quận Hoàng Mai tổ chức chương trình điểm 'Ngày hội trải nghiệm hoạt động STEM' tại trường THCS Tân Định. Hoạt động nhằm mục đích thúc đẩy giáo dục STEM trong nhà trường, tạo thêm các sân chơi khoa học bổ ích, mang đến những trải nghiệm thú vị cho học sinh liên quan đến các môn học.
Thời điểm này vẫn chưa có sách giáo khoa trong khi chương trình mới chỉ hơn 8 tháng nữa là triển khai nên rất gấp gáp
Lần đầu tiên Việt Nam thực hiện Chương trình đánh giá diện rộng quốc gia kết quả học tập của học sinh (HS) lớp 5, lớp 9, lớp 12 năm học 2019-2020. Từ đó giúp 'nhận diện' chính xác thực tế giáo dục của nhà trường, địa phương, quốc gia; biết được các HS lớp 5, lớp 9 cần bổ sung kiến thức như thế nào để các em có thể tiếp cận ngay với chương trình mới khi lên lớp 6, lớp 10.
Ngày 19/11, UBND quận Hoàng Mai tổ chức lễ tuyên dương khen thưởng các điển hình tiên tiến, nhà giáo mẫu mực tiêu biểu ngành Giáo dục và Đào tạo quận Hoàng Mai năm 2020.
Thay đổi lớn nhất trong chương trình, SGK lớp 6 áp dụng cho năm học 2021-2022 chính là tích hợp kiến thức liên môn. Giáo viên sẽ phải chịu trách nhiệm truyền đạt cho học sinh kiến thức của những môn mình chưa được đào tạo chuyên sâu.
Ngày 30-9, các lực lượng chức năng quận Hoàng Mai, Hà Nội đã hoàn tất công tác giải phóng mặt bằng dự án trường THCS Hoàng Liệt, nằm trên địa bàn phường Hoàng Liệt.
Sáng 30/9, UBND quận Hoàng Mai đã tổ chức cưỡng chế thu hồi đất đối với 23 hộ gia đình không chấp hành nhận tiền và bàn giao mặt bằng để thực hiện dự án xây dựng trường THCS Hoàng Liệt trên địa bàn phường Hoàng Liệt.
Bên cạnh việc củng cố kiến thức cho HS, sau những kỳ nghỉ dài ngày, nhiều nhà trường chú trọng đến việc giáo dục đạo đức lối sống cho các em với mong muốn rèn nền nếp học tập, hạn chế thói quen xấu. Tuần giáo dục công dân, làm quen với trường lớp, thầy cô là khoảng thời gian GV dần đưa trò vào quy củ, trước khi học tập chính thức.
Chiều tối 9/8, báo cáo nhanh về ngày thi đầu tiên tại 3 điểm thi tốt nghiệp THPT trên địa bàn quận Hoàng Mai cho thấy cơ bản đều đảm bảo an ninh an toàn. Có một thí sinh tại điểm thi trường THCS Hoàng Liệt sốt 38 độ C, đã được tách riêng vào phòng thi dự phòng và làm bài bình thường.
Để đảm bảo an toàn cho kỳ thi tốt nghiệp THPT khi có dịch COVID-19, UBND phường Hoàng Liệt (Hà Nội) yêu cầu các hộ dân quanh điểm thi đóng cửa, hạn chế tụ tập.
Hà Nội là địa phương có số thí sinh đông nhất cả nước với gần 80.000 em. Toàn thành phố có 143 điểm thi với 3336 phòng thi.
Do nằm trong khu dân cư nên các tòa nhà của điểm thi trường THCS Hoàng Liệt, Hoàng Mai, Hà Nội đều có 1 mặt giáp nhà dân. Chính vì vậy, trước kỳ thi tốt nghiệp THPT 2020, Ủy ban nhân dân phường Hoàng Liệt đã yêu cầu người dân không được tiếp khách tại nhà trường những ngày kỳ thi diễn ra.
Trước những diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, để đảm bảo an toàn cho kỳ thi tốt nghiệp THPT năm học 2020, Hà Nội đã tăng cường các biện pháp phòng chống dịch tại 143 điểm thi, sẵn sàng cho kỳ thi diễn ra an toàn.
Trong ngày 4/8, các trường học được chọn là địa điểm thi trên địa bàn thành phố Hà Nội đã tiến hành phun khử khuẩn nhằm đảm bảo an toàn cho kì thi tốt nghiệp THPT 2020 sắp tới.
Theo thống kê cuối giờ chiều nay 17.7 của Sở GD&ĐT Hà Nội, kết thúc ngày thi đầu tiên kỳ thi vào lớp 10 THPT của TP Hà Nội, đã có tổng cộng 469 thí sinh không tới phòng thi, đồng nghĩa với việc những thí sinh này đã rời cuộc đua vào các trường THPT công lập trong năm nay, trừ một số thí sinh đã thi đỗ vào các trường chuyên của thành phố. Bởi theo quy định năm nay, các trường sẽ chỉ xét tuyển đối với những thí sinh đáp ứng đủ ba điều kiện là làm đủ số bài thi quy định, không vi phạm Quy chế thi đến mức hủy kết quả bài thi và không có bài thi nào bị điểm 0. Thống kê ngày đầu tiên cũng cho thấy, có 3 thí sinh vi phạm quy chế thi.
Sáng 17/7 có thông tin tại điểm trường THPT Phan Đình Phùng có một thí sinh đến muộn không được vào dự thi. Sở GD&ĐT Hà Nội đã nhanh chóng xác minh vụ việc này.
Trưởng điểm thi Trường THPT Phan Đình Phùng khẳng định thông tin học sinh không được thi lớp 10 do đến muộn và quên mang giấy dự thi là không đúng sự thật. Thực tế em này không có tên trong danh sách của điểm thi.
Trưa nay (17/7), trong thời điểm nóng nhất của kì thi vào THPT tại Hà Nội, nhiều báo đưa tin về nữ sinh khóc nức nở do trường không cho vào thi vì đi muộn và không mang giấy báo dự thi lớp 10.
Theo Phòng Giáo dục và Đào tạo quận Hoàng Mai, trường THCS Hoàng Liệt không có học sinh nào tên D.H.A, đồng thời cũng không có học sinh nào của trường đăng ký dự thi vào lớp 10 THPT Phan Đình Phùng.
Trưởng điểm thi THPT Phan Đình Phùng, Hà Nội, cho biết một thí sinh không có tên trong danh sách dự thi nên không được làm bài môn Ngữ văn.
Những ngày đầu trở lại sau kỳ nghỉ dài do dịch Covid-19, các trường THCS trên địa bàn quận Hoàng Mai đã thực hiện tốt công tác tổ chức dạy học và phòng, chống dịch Covid-19 đảm bảm an toàn để học sinh yên tâm học tập.
Sở Giáo dục và Ðào tạo Hà Nội vừa công bố kế hoạch thi, tuyển sinh vào lớp 10 năm học 2020 - 2021. Trong đó, thông tin đáng chú ý nhất là tại kỳ thi này, các em học sinh chỉ thi ba môn: Toán, Ngữ văn và Ngoại ngữ, không phải thi môn thứ tư như năm học trước.
Với mùi vị hấp dẫn, mẫu mã phong phú và giá siêu rẻ, những đồ ăn, uống vặt không rõ nguồn gốc đang được bán tràn lan trước cổng trường tiểu học, trung học.
10 thí sinh đoạt giải vòng 1 đều với số điểm gần như tuyệt đối, và thời gian cũng chỉ hơn kém nhau tính bằng giây. Điều này thể hiện cuộc thi ngày càng nhận được sự hưởng ứng tích cực của các đơn vị, nhà trường, các em học sinh cùng các thầy cô giáo.
Cô giáo Đào Thị Hồng Phượng, giáo viên dạy Văn Trường THCS Yên Sở, Hoàng Mai, Hà Nội đã có lời xin lỗi tới cộng đồng và các thầy cô giáo trong và ngoài trường vì đã làm ảnh hưởng đến hình ảnh của ngành. Tuy nhiên, dư luận vẫn đặt nhiều băn khoăn, khi một cô giáo dạy Văn có suy nghĩ và phát ngôn như vậy, liệu cô có công tâm khi giảng dạy đối với những học sinh có hoàn cảnh thiệt thòi và kém may mắn...
Ngày 7/10/2019, tại trường THCS Tứ Liên, quận Tây Hồ, Cổng Thông tin điện tử T.Ư Đoàn phối hợp với Ban Thanh niên Nông thôn T.Ư Đoàn và Trung tâm Truyền thông Tài nguyên và Môi trường (thuộc Bộ TN&MT) đã tổ chức Lễ tổng kết và trao giải Cuộc thi ảnh 'Thách thức để thay đổi'năm 2019.