Sự nổi lên của tài sản mã hóa và công nghệ blockchain đang đặt ra yêu cầu cấp thiết đối với cơ quan quản lý trong việc xây dựng khung pháp lý phù hợp, để vừa tạo điều kiện cho đổi mới sáng tạo, vừa đảm bảo an toàn cho nhà đầu tư và hệ thống tài chính.
Việc có thể luật hóa thị trường tài sản mã hóa sẽ giúp bảo vệ người dân khỏi lừa đảo, đồng thời tạo ra kênh đầu tư mới, kênh huy động mới cho doanh nghiệp và kênh thu thuế cho Chính phủ.
Những năm gần đây, thị trường tài sản mã hóa đã vươn lên mạnh mẽ, trở thành một trong những xu hướng đột phá của nền kinh tế toàn cầu, Việt Nam cũng đang trên đà thâm nhập thị trường mới mẻ đầy tiềm năng này...
Dù nhận thấy những khó khăn trong thời gian tới, nhưng công ty chứng khoán đặt kỳ vọng vào việc Vinamilk tái cấu trúc/tái định vị thương hiệu và xu hướng tiêu dùng hướng tới phân khúc giá rẻ hơn.
Theo bà Phạm Minh Hương, chiến lược của VNDirect không phải là chạy đua bằng sức mạnh hệ sinh thái, mà là xây dựng một tổ chức có chiều sâu công nghệ, đủ nội lực để phát triển.
Công ty chứng khoán đánh giá kết quả kinh doanh các quý sau của Vinpearl sẽ tăng trưởng nhờ các tín hiệu tích cực của ngành du lịch trong năm nay cũng như chiến lược mở rộng thị trường.
Sự gia tăng nhanh của người giàu đã thúc đẩy các ngân hàng và công ty chứng khoán đầu tư mạnh mẽ vào dịch vụ quản lý tài sản và chăm sóc khách hàng cao cấp.
Mức lợi nhuận môi giới gần 100 tỷ đồng của TCBS trong quý đầu năm phản ánh hiệu quả từ chiến lược kinh doanh khác biệt mà công ty đang theo đuổi.
Công ty chứng khoán tỏ ra lạc quanh khi danh mục tự doanh của VIX sở hữu nhiều cổ phiếu tiềm năng như GEX, EIB, VSC, HAH, GEE.
Trong khi ACB âm thầm củng cố vai trò của công ty chứng khoán ACBS với tốc độ tăng trưởng tài sản 'thần tốc', thì Sacombank đang cho thấy bước chuyển chiến lược đáng chú ý sau tái cơ cấu.
Công ty chứng khoán vừa đưa ra khuyến nghị về hai cổ phiếu 'họ' Viettel là CTR và VTP sau nhịp điều chỉnh mạnh.
Nhiều công ty quản lý quỹ đang có những bước đi cụ thể và mạnh mẽ vào thị trường tài sản số - thị trường mới mẻ nhưng rất tiềm năng.
Nhiều doanh nghiệp lớn trong các lĩnh vực trụ cột đã công bố kế hoạch đưa cổ phiếu lên sàn HoSE - một tín hiệu tích cực cho chất lượng hàng hóa trên thị trường và góp phần chuẩn bị cho mục tiêu nâng hạng thị trường chứng khoán Việt Nam trong thời gian tới.
Bước vào đầu phiên sáng 16/5, như thường lệ, cổ phiếu VPL (CTCP Vinpearl) tăng trần lên mức 104.500 đồng/cp. Tuy nhiên, lực bán sau đó đã khiến cổ phiếu này mất 'sắc tím', chốt phiên ở mức 101.000 đồng/cp, ngắt chuỗi tăng trần.
Theo các chuyên gia, thị trường chứng khoán Việt Nam đang có nhiều yếu tố thuận lợi để bước vào một chu kỳ tăng trưởng mới, khi hội tụ đủ các yếu tố về 'chất' và 'lượng' hướng đến mục tiêu nâng hạng cũng như thu hút dòng vốn đầu tư dài hạn.
Theo số liệu từ Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX), trong tháng 4/2025 đã có 30 đợt đăng ký phát hành trái phiếu riêng lẻ với tổng giá trị 41.617,2 tỷ đồng, trong đó 20 đợt phát hành thành công với giá trị đạt 31.567 tỷ đồng.
Giá trị phát hành trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ chỉ trong tháng 4 chiếm hơn 70% tổng giá trị phát hành thành công trong 4 tháng đầu năm 2025.
Dư nợ margin tăng vọt lên gần 280.000 tỷ đồng, nhiều công ty chứng khoán dần 'ngân hàng hóa' khi cho vay là nguồn thu chính. Trong khi đó, mảng môi giới - vốn từng là trụ cột lại ngày càng teo tóp vì cuộc đua giảm phí.
Công ty chứng khoán vừa đưa ra khuyến nghị về cổ phiếu MWG dựa trên kỳ vọng công ty sẽ tiếp tục duy trì mức lợi nhuận tích cực trong các quý tiếp theo.
Công ty chứng khoán vừa đưa ra khuyến nghị một số mã cổ phiếu cần quan tâm cho phiên giao dịch hôm nay 6/5.
TCBS tích hợp bảng giá tài sản mã hóa như Bitcoin, Ethereum lên nền tảng giao dịch, dù chưa cho phép mua bán. Động thái này cho thấy xu hướng chuyển đổi số nhưng cũng tiềm ẩn rủi ro pháp lý khi Việt Nam chưa có hành lang pháp lý rõ ràng cho tài sản mã hóa.
Danh mục tự doanh của ngành chứng khoán tiếp tục lập đỉnh mới trong quý I, với xu hướng rõ nét là tăng mạnh phân bổ vào tiền gửi và trái phiếu. Trong khi nhiều công ty giữ chiến lược đầu tư thận trọng, một số đơn vị như Vietcap, VIX, SHS vẫn kiên định với cổ phiếu.
Thị trường chứng khoán Việt Nam vừa trải qua đợt biến động mạnh trong tháng 4/2025 khi giảm 80 điểm do ảnh hưởng từ chính sách thuế đối ứng của Mỹ. Dù vẫn còn nhiều ẩn số khó lường, song thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn được đánh giá có sức hấp dẫn riêng, nhất là sau thời điểm hệ thống thông tin mới cho thị trường chứng khoán (KRX) đi vào vận hành vào ngày 5/5 tới đây.
Giữa những thách thức của nền kinh tế, các 'ông lớn' như Vingroup, Techcombank, Tập đoàn Hoa Sen vẫn đang âm thầm tìm kiếm cơ hội tái cấu trúc và mở rộng hoạt động kinh doanh. Một trong những chiến lược họ nhắm tới chính là IPO các công ty con...
Theo thống kê từ FiinTrade quý I/2025 là quý tăng trưởng thứ 9 liên tiếp đối với quy mô margin toàn thị trường. Trong tháng đầu của quý II, sau nhiều biến động, thị trường chứng khoán Việt Nam vừa đã bước vào giao dịch tương đối cân bằng, với VN-Index dao động trong biên độ hẹp nhưng cho thấy nhiều tín hiệu tích cực.
Quý I/2025, bức tranh ngành chứng khoán tiếp tục phân hóa rõ nét khi các công ty lớn tận dụng hiệu quả lợi thế từ hệ sinh thái ngân hàng để duy trì đà tăng trưởng, trong khi nhiều công ty nhỏ lại chật vật vì phụ thuộc vào mảng môi giới và tự doanh trong bối cảnh thị trường vẫn còn trầm lắng.
Tại Đại hội đồng cổ đông thường niên 2025, Ngân hàng Techcombank đặt mục tiêu lợi nhuận kỷ lục, thông qua phương án chia cổ tức tiền mặt tỷ lệ 10% và thảo luận nhiều chiến lược trọng tâm như số hóa, hệ sinh thái và IPO TCBS.
Tại Đại hội cổ đông của Techcombank ngày 26/4/2025, trả lời câu hỏi của nhà đầu tư về khả năng đưa hiệu suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE) vượt 20%, Tổng giám đốc Jens Lottner cho biết ngân hàng chủ động hy sinh mục tiêu này để duy trì hệ số an toàn vốn ở mức cao, nhằm sẵn sàng ứng phó với biến động và tham gia các dự án lớn...
Techcombank thông qua kế hoạch chia cổ tức 10% bằng tiền mặt với mức 1.000 đồng/cổ phiếu và phát hành cổ phiếu ESOP với tỷ lệ 0,3%, tương đương phát hành thêm khoảng gần 21,4 triệu cổ phiếu.
Tại cuộc họp đại hội đồng cổ đông hôm nay của ngân hàng Techcombank, nhiều cổ đông đã đặt câu hỏi với ban lãnh đạo về thị trường bất động sản cũng như kế hoạch tham gia vào thị trường tài sản số.
Chủ tịch Hồ Hùng Anh cho biết Techcombank tự tin sẽ lặp lại những kỳ tích như giai đoạn IPO cổ phiếu vào năm 2017.
Hôm nay, 26/4/2025 Techcombank tổ chức đại hội đồng cổ đông (ĐHCĐ) thường niên. Những con số của năm 2024 cho thấy ngân hàng này tiếp tục đạt được những kết quả rất khả quan. Đây là cơ sở để Techcombank tiếp tục đưa ra kế hoạch kinh doanh năm 2025 với rất nhiều mục tiêu như lớn: đạt vốn hóa thị trường 20 tỷ USD; sẵn sàng tham gia giao dịch tài sản ảo khi có đủ khung pháp lý cho loại hình giao dịch này…
Lợi nhuận trước thuế 2024 đạt 27.500 tỷ đồng, cổ tức tiền mặt hơn 7.000 tỷ, nhưng Techcombank vẫn đặt mục tiêu vốn hóa 20 tỷ USD vào cuối 2025.
CEO Jens Lottner cho biết hiện nay nhiều ngân hàng đã tung ra sản phẩm sinh lời tự động tương tự Techcombank, tuy nhiên các sản phẩm này không có công nghệ mà Techcombank sở hữu.
Thống kê kết quả kinh doanh quý I/2025 của 25 công ty chứng khoán lớn cho thấy, tổng lợi nhuận trước thuế tiếp tục tăng trưởng, song tăng trưởng chỉ tập trung vào số ít doanh nghiệp. Nhiều công ty vẫn ghi nhận lợi nhuận sụt giảm trong quý đầu năm.
Với việc tiếp tục thua lỗ hơn 1.109 tỷ đồng trong năm 2024, CTCP Phát triển và Đầu tư Kinh doanh Minh An đã nâng lỗ lũy kế đến cuối năm qua lên hơn 1.748 tỷ đồng.
Công ty chứng khoán đưa ra vùng giá khuyến nghị bán cổ phiếu TPB dựa trên nhận định của ban lãnh đạo ngân hàng năm nay sẽ khó khăn trong bối cảnh chiến tranh thương mại toàn cầu diễn biến khó lường.
Quý I/2025 đánh dấu sự phân hóa rõ rệt trong kết quả kinh doanh của các công ty chứng khoán. Trong khi VietinBank Securites, VPBankS, Vietcap tăng trưởng mạnh cả về lợi nhuận trước thuế và lãi đã thực hiện, không ít đối thủ như HSC, FPTS, VNDirect lại chứng kiến sự suy giảm đáng kể, phản ánh tính chất cạnh tranh khốc liệt của ngành.