Ủy ban Bão thế giới đã chính thức loại bỏ tên bão Yagi tại phiên họp lần thứ 57 diễn ra tại Manila, Philippines. Thông tin này được Tổng cục Khí tượng - thủy văn thông tin ngày 25-2.
Đến tận 12 giờ trưa, sương mù vẫn bao phủ nhiều khu vực ở Hà Nội với mức độ nặng hơn những ngày trước.
Miền Trung sắp đón liên tiếp các đợt mưa lũ mới trong 10 ngày đầu tháng 11, sau khi một số nơi vừa trải qua đợt ngập lụt do bão số 6 (Trami) gây ra.
Mỗi cơn bão xuất hiện trên Trái đất đều có tên gọi. Vậy những cơn bão này do ai đặt tên và quy tắc đặt tên cho các cơn bão như thế nào?
Lũ quét và sạt lở đất là 2 loại thiên tai chính gây ra thiệt hại nhiều nhất về người và tài sản, trong khi bản đồ rủi ro lũ quét và sạt lở đất chưa cung cấp thông tin chi tiết về vị trí và thời gian cụ thể xảy ra thiên tai.
Để ứng phó tình trạng lũ quét và sạt lở đất diễn ra ngày càng nghiêm trọng tại nhiều địa phương, đặc biệt là ở vùng núi phía Bắc, miền Trung và Tây Nguyên, những năm qua, cơ quan chức năng đã triển khai nhiều đề án lập bản đồ cảnh báo nguy cơ. Tuy nhiên, việc thực hiện lại manh mún, kém hiệu quả.
Trong 2 ngày 14 và 15-9, PV Báo SGGP đã khảo sát một vòng các vùng ngập lụt nằm ven sông Tích, sông Bùi và sông Đáy ở khu vực phía Tây Hà Nội. Đến ngày 15-9, nước sông ở khu vực này vẫn đầy, tiếp tục tràn vào gây ngập nhiều khu dân cư, đồng ruộng.
Thông tin từ Bộ NN-PTNT, phía Trung Quốc đã có thông báo xả lũ từ 14 giờ ngày 11-9, nhưng xả có chừng mực để điều tiết.
Sáng nay 11-9, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT đã ban hành công điện yêu cầu Giám đốc Công ty Thủy điện Hòa Bình đóng lại cửa xả đáy cuối cùng của hồ này kể từ 9 giờ ngày 11-9.
Sáng 7/9, Phó thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà trực tiếp đến chỉ huy công tác phòng, chống cơn bão số 3 tại Sở Chỉ huy tiền phương đặt tại Hải Phòng.
Hải Phòng thực hiện cấm cầu để đảm bảo an toàn trước cơn bão số 3 đang đi vào đất liền, cùng với đó, thực hiện cắt điện một số khu vực...
Đầu giờ chiều 7/9, tâm bão số 3 đi vào đất liền khu vực Hải Phòng và Quảng Ninh với sức gió mạnh nhất. Bước đầu ghi nhận một số thiệt hại về tài sản.
Phó Thủ tướng đánh giá bão số 3 là cơn bão rất mạnh, vì vậy các địa phương ven biển phải duy trì cấm đường, hạn chế tối đa người dân ra khỏi nhà đến sau 20h.
Trung tướng Nguyễn Doãn Anh, Phó tổng Tham mưu trưởng QĐND Việt Nam, cho hay Bộ Quốc phòng đã huy động trên 438.000 cán bộ, chiến sĩ, hàng nghìn phương tiện, vật tư hỗ trợ người dân chằng chống nhà cửa, di dời đến nơi tránh trú an toàn.
Thời điểm cơn bão số 3 Yagi mạnh nhất là từ 12 - 14 giờ chiều 7/9, sau 17 giờ cấp độ bão sẽ giảm. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kiến nghị các địa phương cấm đường tuyệt đối trong thời gian bão đổ bộ.
Các chuyên gia khí tượng dự báo, bão số 3 có thể tăng cấp thành siêu bão - mạnh nhất từ trước đến nay trên Biển Đông. Tại Bắc bộ lượng mưa có thể lên đến 500mm.
Theo các chuyên gia khí tượng, bão số 3 đạt cực đại khi đến gần đảo Hải Nam (Trung Quốc) rồi sẽ giảm cấp do ma sát với địa hình ở khu vực này, nhưng sẽ tái cấu trúc, mạnh trở lại trên vịnh Bắc bộ...
Trung tâm Dự báo khí tượng - thủy văn quốc gia của Việt Nam và các cơ quan dự báo bão của quốc tế cùng nhận định, bão số 3 rất mạnh, sẽ đổ bộ vào miền Bắc vào khoảng tối 7-9.
Mặc dù theo cảnh báo của cơ quan khí tượng, nắng nóng ở miền Trung vẫn còn kéo dài nhiều ngày nữa, nhưng trong chiều 16-8, đã có những cơn mưa rào tạm xua đi cái nắng nóng cuối mùa.
Hiện tượng La Nina chưa thực sự đến nhưng mưa gió, sạt lở vẫn tiếp diễn kéo dài ở miền Bắc nước ta. Cơ quan khí tượng đã công bố trang web thông tin địa điểm, khu vực có nguy cơ sạt lở đất, lũ quét trên cổng thông tin của Tổng cục Khí tượng - thủy văn.
Nắng nóng ở miền Trung có thể kéo dài hơn dự báo, duy trì đến ngày 18/8 sau đó nhiệt độ hạ dần, trời dịu mát. Dự báo ít có khả năng xuất hiện bão/áp thấp nhiệt đới trong tháng 8 trên Biển Đông.
Theo nhận định của các nhà khoa học, La Nina đang có dấu hiệu quay trở lại với tần suất mưa lớn, bão, lũ gia tăng ở nhiều nước châu Á, trong đó có Việt Nam. PV Báo SGGP ghi nhận ý kiến của đại diện một số cơ quan có chức năng theo dõi, dự báo và triển khai ứng phó La Nina.
Gần đây liên tục xuất hiện nhiều loại hình thiên tai, mưa lũ dị thường trên phạm vi cả nước. Dẫu biết không thể phòng tránh một cách triệt để, nhưng cần chủ động ứng phó và nâng chất lượng dự báo để giảm đến mức thấp nhất thiệt hại do mưa lũ, bão gây ra. PV Báo SGGP có cuộc trao đổi với Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Hoàng Hiệp, Phó trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng chống thiên tai, về vấn đề quan trọng này.
Từ nay đến tháng 9/2024, có thể xuất hiện 5 - 7 cơn bão trên Biển Đông; còn ở Biển Tây có gió mùa Tây Nam mạnh, nguy cơ sóng lớn, triều cường, sạt lở đê biển...
Từ nay đến tháng 9-2024, có thể xuất hiện 5-7 cơn bão trên Biển Đông; còn ở Biển Tây có gió mùa Tây Nam mạnh, nguy cơ sóng lớn, triều cường, sạt lở đê biển...
Theo các chuyên gia khí tượng, nguyên nhân gây mưa dai dẳng và ngập lụt nặng ở một số tỉnh thuộc khu vực Đông Bắc bộ của nước ta là do 1 tổ hợp thời tiết xấu gây ra.
Mỗi năm trên lãnh thổ Việt Nam xuất hiện khoảng 2 triệu cú (tia) sét. Theo Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng chống thiên tai, từ đầu năm 2024 đến ngày 5/6, cả nước có 15 trường hợp thiệt mạng do sét đánh.
Ông Nguyễn Đức Phương, Trưởng phòng Rada thời tiết thuộc Trung tâm Mạng lưới khí tượng - thủy văn quốc gia (Tổng cục Khí tượng - thủy văn), đã thông tin về hiện tượng hàng nghìn cú sét đánh xuống Hà Nội trong cơn mưa sáng ngày 5/6 mà mạng xã hội lan truyền cho là hiện tượng bất thường.
Việt Nam nằm ở tâm giông châu Á - một trong 3 tâm giông trên thế giới, có hoạt động giông sét mạnh. Mỗi năm trên lãnh thổ Việt Nam xuất hiện khoảng 2 triệu cú (tia) sét.
Mỗi năm trên lãnh thổ Việt Nam xuất hiện khoảng 2 triệu cú (tia) sét. Theo Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng chống thiên tai, từ đầu năm 2024 đến ngày 5-6, cả nước có 15 trường hợp thiệt mạng do sét đánh.
Thông tin từ tỉnh Lào Cai chiều 5-6 cho biết, nước sông Hồng (ở thượng nguồn) bất ngờ lên cao do xuất hiện đợt lũ tiểu mãn.
Chiều 5-6, ông Nguyễn Đức Phương, Trưởng phòng Rada thời tiết thuộc Trung tâm Mạng lưới khí tượng - thủy văn quốc gia (Tổng cục Khí tượng - thủy văn) đã thông tin về hiện tượng hàng nghìn cú sét đánh xuống Hà Nội mà mạng xã hội lan truyền (thậm chí cho là vấn đề tâm linh) vào sáng cùng ngày.
Trưa 11-5, Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng chống thiên tai đã ra công văn gửi các tỉnh miền Bắc và khu vực Bắc Trung bộ, đề nghị ứng phó một đợt mưa lớn diện rộng.
Chiều 10-5, Tổng cục Khí tượng - Thủy văn đã có báo cáo cập nhật dự báo xu thế xâm nhập mặn và thời tiết ở ĐBSCL trong 10 ngày tới.
Bộ TN-MT cảnh báo, từ nửa cuối tháng 5, nắng nóng ở Nam bộ sẽ kết thúc nhưng dịch chuyển vùng hoạt động ra miền Bắc và miền Trung (năm nay, nắng nóng có thể kéo dài đến tận tháng 8). Từ nửa cuối tháng 6, trên Biển Đông có thể có bão hoặc áp thấp nhiệt đới.
Từ ngày 4 hoặc 5-5, TPHCM và Nam bộ sẽ có mưa giông rải rác, nắng nóng sẽ dịu hơn. Cách đây 1-2 tháng, cơ quan khí tượng nhận định phải cuối tháng 5, sang tháng 6, miền Nam mới bước vào mùa mưa.
Bài 3 của chùm bài đề xuất các giải pháp cụ thể nhằm biến thách thức từ biến đổi khí hậu thành cơ hội phát triển kinh tế nông nghiệp theo hướng tôn trọng quy luật tự nhiên, phù hợp điều kiện thực tế.
Hạn mặn đã trở thành hiện thực khốc liệt mà người dân Nam Bộ phải gánh chịu. Nếu không thay đổi nhận thức nguồn nước ngọt là vô tận, một ngày không xa, người dân nơi đây sẽ rơi vào cảnh không có nước ngọt để sinh hoạt. Bên cạnh việc thay đổi nhận thức của người dân, cần có giải pháp cụ thể để hạn mặn không còn là thiên tai mà còn là cơ hội để người dân thích ứng với sự thay đổi của thiên nhiên, vươn lên từ những thách thức mà thiên nhiên mang lại.
Tổng cục Khí tượng - thủy văn vừa có báo cáo nhận định tình hình thời tiết trên phạm vi cả nước (thời hạn tháng) từ nay đến ngày 10-5.
Theo dự báo, Hà Nội sắp kết thúc những ngày mát mẻ, Tây Bắc bộ sẽ có nắng nóng trên diện rộng. Đồng thời, nắng nóng ở Đông Nam bộ vẫn kéo dài nhiều ngày nữa.
Những bất lợi của khu vực Tây Nam bộ trước diễn biến thực tế khó khăn do hạn, mặn xâm nhập. Trong đó, ngoài những yếu tố tự nhiên gây tác động tiêu cực đến đời sống, sản xuất và sinh hoạt của cư dân trong vùng thì việc quản lý và khai thác nguồn tài nguyên của con người cũng là một tác nhân ảnh hưởng.
Hồi 20 giờ 15 ngày 31-3, cơ quan khí tượng đã có báo cáo ghi nhận mức nhiệt độ cao nhất lên tới 39 độ C đến gần 40 độ C tại nhiều khu vực trong ngày cuối của tháng 3.
Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đang trong giai đoạn hạn mặn gay gắt, tuy nhiên theo các chuyên gia, nhờ dự báo sớm và có các biện pháp chủ động để thích nghi, đến nay thiệt hại do hạn không lớn như hồi 2015-2016.
Ngày 27/3, tại Cần Thơ, báo Tiền Phong phối hợp Đại học Cần Thơ tổ chức hội thảo 'Sống chung với hạn, mặn vùng Đồng bằng sông Cửu Long'.
Dự báo mùa khô và mùa hè năm nay sẽ có những đợt nắng nóng kỷ lục. Số đợt nắng nóng sẽ nhiều hơn và gay gắt hơn trung bình nhiều năm.
Theo ông Đinh Quang Hạnh, Phó Giám đốc Đài Khí tượng - Thủy văn tỉnh Lào Cai, những năm qua, tiến bộ khoa học, kỹ thuật, công nghệ đã góp phần không nhỏ trong việc cảnh báo sớm các loại hình thiên tai nguy hiểm, nâng cao chất lượng dự báo.