Sáng nay (14/9), theo thang bảng đo chỉ số ô nhiễm không khí IQAir, Hà Nội là thành phố có mức độ ô nhiễm không khí cao thứ 3 thế giới với chỉ số AQI trung bình ở mức 164.
Sáng 14/9, với chỉ số AQI trung bình là 164, Hà Nội là thành phố có mức độ ô nhiễm không khí cao thứ 3 thế giới trên bảng xếp hạng của ứng dụng đô ô nhiễm không khí IQAir.
Sáng nay (13/9), các ứng dụng quan trắc chất lượng không khí ở Hà Nội cho thấy, nhiều điểm ở mức đỏ (có hại), thậm chí có điểm ở mức nâu (nguy hiểm - tất cả mọi người có thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe).
Sáng nay (13/9), các ứng dụng quan trắc chất lượng không khí ở Hà Nội cho thấy nhiều điểm ở mức đỏ (có hại), thậm chí có điểm ở mức nâu (nguy hiểm - tất cả mọi người có thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe).
Việt Nam sẽ đầu tư, lắp đặt và vận hành hệ thống truyền số liệu quan trắc khí thải tự động liên tục từ các cơ sở sản xuất về sở TN&MT địa phương và Bộ TN&MT.
Sáng 4/4, các ứng dụng quan trắc chỉ số chất lượng không khí (AQI) ghi nhận 3 điểm chất lượng không khí ở mức xấu (màu đỏ) gồm một điểm tại Hà Nội và hai điểm tại tỉnh Bắc Ninh.
Sáng 1/3, trên các ứng dụng quan trắc chỉ số chất lượng không khí (AQI), Bắc Bộ vẫn ghi nhận nhiều điểm ô nhiễm nặng.
Ngày 28/2, các ứng dụng quan trắc chất lượng không khí ở Hà Nội cho thấy, nhiều điểm ở mức đỏ (có hại), một số điểm lên mức tím (rất có hại-đa số mọi người đều bị ảnh hưởng), thậm chí có điểm ở mức nâu (nguy hiểm-tất cả mọi người có thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe).
Theo thang bảng đo chỉ số chất lượng không khí, trong số 96 thành phố của nhiều quốc gia trên thế giới được quan trắc, Hà Nội đang đứng thứ 2 với chỉ số 197 - mức đỏ, có hại cho sức khỏe.
Ngày 1/2, tức ngày đầu tiên của năm Nhâm Dần 2022, không khí trên cả nước phổ biến tốt cho sức khỏe, được ghi nhận trên các ứng dụng quan trắc chỉ số chất lượng không khí.
Lúc 8 giờ ngày 23/1, ứng dụng quan trắc chỉ số chất lượng không khí của PAM Air (mạng lưới quan trắc môi trường không khí độc lập đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam phủ rộng tại 63 tỉnh, thành phố của Việt Nam, do Công ty Cổ phần tư vấn và tích hợp công nghệ D&L quản lý) ghi nhận Bắc Bộ có 6 điểm ở mức nguy hại-mức nâu.
Ngày 21/1, một số ứng dụng quan trắc chỉ số chất lượng không khí cho thấy, không khí ở Hà Nội không tốt cho sức khỏe.
Ngày 15/1, các ứng dụng quan trắc cho thấy chất lượng không khí ở Hà Nội và các vùng lân cận ô nhiễm nặng, nhiều điểm ở mức đỏ (có hại), một số điểm lên mức tím (rất có hại-đa số mọi người đều bị ảnh hưởng), thậm chí có điểm ở mức nâu (nguy hiểm-tất cả mọi người có thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe).
Ngày 14-1, các ứng dụng quan trắc chỉ số chất lượng không khí ghi nhận không khí ở thành phố lớn Hà Nội có một số điểm ô nhiễm.
Không khí miền Bắc ở mức ô nhiễm cao do sương mù dày đặc và gió lặng khó phát tán chất ô nhiễm thấp.
Ngày 15/12, trên các ứng dụng quan trắc chỉ số chất lượng không khí (AQI), Bắc Bộ ghi nhận nhiều điểm ô nhiễm không khí hơn những ngày gần đây.
Ngày 12/12, trên các bản đồ quan trắc chỉ số chất lượng không khí (AQI), chất lượng không khí ở hầu khắp các tỉnh, thành phố trên cả nước có chất lượng tốt và trung bình. Xuất hiện một số điểm ở miền Bắc, miền Nam có chất lượng không khí ở mức kém và xấu, ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe người dân.
Sáng nay (28/11), trên các bản đồ quan trắc chỉ số chất lượng không khí (AQI), Bắc Bộ vẫn ghi nhận nhiều điểm ô nhiễm không khí.
Sáng nay (27/11), chất lượng không khí ở miền Bắc tiếp tục xấu. Trong đó các điểm xấu tập trung ở Hà Nội nhiều nhất, nguy cơ ảnh hưởng tới sức khỏe nghiêm trọng hơn.
Sáng 27/11, trên các bản đồ quan trắc chỉ số chất lượng không khí (AQI), tại các tỉnh, thành phố trên cả nước, chất lượng không khí ở miền Bắc tiếp tục xấu, trong đó các điểm xấu tập trung ở Hà Nội nhiều nhất.
Ngày 26/11, trên các bản đồ quan trắc chỉ số chất lượng không khí (AQI), tại các tỉnh, thành phố trên cả nước thì chất lượng không khí ở miền Bắc là xấu nhất, có nhiều điểm ở mức đỏ, thậm chí có mức tím, ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe người dân. Ở miền Trung và miền Nam chất lượng không khí tốt hơn, hầu hết ở mức xanh và vàng (chấp nhận được).
Giới chức thủ đô New Delhi - Ấn Độ ngày 13-11 thông báo đóng cửa các trường học trong vòng 1 tuần và xem xét lệnh phong tỏa toàn thành phố do tình hình ô nhiễm không khí tiếp tục xấu đi.
Sáng 27/10, chất lượng không khí ở Hà Nội có nơi xuống tới mức rất xấu, mức độ ô nhiễm đứng thứ 3 thế giới.
Theo Tổng cục Môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường), theo quy luật hằng năm, đặc biệt tại khu vực Bắc Bộ, bắt đầu từ tháng 9, các thông số ô nhiễm trong không khí, nhất là bụi mịn PM2.5, sẽ có xu hướng tăng lên. Các đợt ô nhiễm không khí nặng có thể sẽ xảy ra, người dân cần theo dõi diễn biến chất lượng không khí để có biện pháp phòng chống phù hợp.
Thời điểm giãn cách xã hội, trên nhiều bản đồ quan trắc, chất lượng không khí ngoài trời tại các tỉnh, thành phố trên cả nước, đặc biệt tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh được cải thiện, phổ biến thể hiện màu xanh (tốt cho sức khỏe) do hoạt động giao thông, sản xuất và xây dựng đều giảm mạnh.
Ngày 23/5 - Ngày Bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu HĐND các cấp, nhiệm kỳ 2021-2026, không khí cả nước chủ yếu trong lành cho người dân cả nước đi bầu cử, rất ít nơi ô nhiễm cục bộ theo giờ nhưng chỉ ở mức không tốt cho nhóm nhạy cảm. Một vài điểm ở phía Nam màu đỏ nhưng theo một số giờ trong ngày.
Ngày 16/5, trên bản đồ quan trắc chỉ số chất lượng không khí của một số ứng dụng cho thấy, chất lượng không khí ở hầu hết các khu vực trên cả 3 miền đều ở mức chấp nhận được và tốt.
Sáng 9/5, trên bản đồ quan trắc chỉ số chất lượng không khí của một số ứng dụng cho thấy, chỉ có một vài nơi ở Bắc Bộ và Trung Bộ không tốt cho sức khỏe. Còn lại không khí ở hầu hết các khu vực đều ở mức chấp nhận được và tốt.
Ngày 3/4, ứng dụng PAM Air (mạng lưới quan trắc môi trường không khí độc lập đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam phủ rộng tất cả tại 63 tỉnh, thành phố, do Công ty Cổ phần tư vấn và tích hợp công nghệ D&L quản lý) ghi nhận, nhiều điểm quan trắc chỉ số chất lượng không khí ở mức trung bình.
Trong ngày cuối cùng của tháng 3 Bắc Bộ vẫn đang ở thời kỳ ô nhiễm không khí nặng (từ tháng 9 năm trước đến hết tháng 3 năm sau), nhiều nơi ghi nhận chỉ số chất lượng không khí (AQI) ở mức có hại cho sức khỏe.