Nhằm nâng cao kiến thức pháp luật về lao động cho đoàn viên, người lao động và người sử dụng lao động, qua đó góp phần xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ tại doanh nghiệp, sáng 24-4, Báo Lao động Thủ đô phối hợp với Liên đoàn Lao động huyện Đông Anh tổ chức buổi Giao lưu trực tuyến với chủ đề: 'Những điểm mới liên quan đến quyền lợi và nghĩa vụ của người lao động, người sử dụng lao động quy định tại Bộ luật Lao động năm 2019, có hiệu lực từ ngày 1-1-2021'.
Ngày 20-4, gần 400 đoàn viên công đoàn và người lao động thuộc Liên đoàn Lao động huyện Đan Phượng đã tham gia giao lưu trực tuyến với chủ đề: 'Bộ luật Lao động năm 2019 - Những điểm mới liên quan đến công nhân viên chức lao động áp dụng từ ngày 1-1-2021'. Chương trình do Báo Lao động Thủ đô phối hợp với Liên đoàn Lao động huyện Đan Phượng tổ chức.
Năm 2020, trên địa bàn Hà Nội xảy ra 388 vụ tai nạn lao động, trong đó nhiều vụ xảy ra tại các công trình xây dựng nhỏ lẻ. Điều đáng nói, hầu hết nạn nhân các vụ tai nạn là lao động phổ thông, không được ký hợp đồng lao động, không đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế nên quyền lợi không được bảo đảm. Trong khi đó, theo khảo sát của phóng viên Báo Hànôịmới tại một số công trình xây dựng nhỏ lẻ, nhiều công nhân không sử dụng bảo hộ lao động, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn rất cao.
Sáng 14-4, Báo Lao động Thủ đô phối hợp với Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội, Liên đoàn Lao động quận Nam Từ Liêm tổ chức giao lưu trực tuyến với chủ đề: 'Nâng cao kiến thức pháp luật lao động, pháp luật bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026'.
Ngày 9/4, báo Lao động Thủ đô phối hợp cùng Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội tổ chức buổi giao lưu trực tuyến với chủ đề 'Những điểm mới về chế độ chính sách cho người lao động'.
Trong những ngày đầu xuân mới Tân Sửu, các doanh nghiệp trên địa bàn Thủ đô Hà Nội đã tích cực sớm bắt tay ngay vào sản xuất để đạt mục tiêu tăng trưởng năm 2021. Đặc biệt, cộng đồng doanh nghiệp Thủ đô quyết tâm thực hiện tốt 'nhiệm vụ kép', vừa phòng, chống dịch Covid-19, vừa sản xuất, kinh doanh hiệu quả.
Lao động trên địa bàn TP Hà Nội ở khu vực phi chính thức chiếm số lượng lớn. Mặc dù công tác tuyên truyền về an toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ) được các cấp, các ngành quan tâm nhưng không ít người lao động (NLĐ) làm việc ở khu vực này vẫn chủ quan, chưa thực hiện đủ các quy định.
Ngày 28-10, Báo Lao động Thủ đô phối hợp với Liên đoàn Lao động thị xã Sơn Tây tổ chức buổi giao lưu trực tuyến với chủ đề: 'Những chính sách mới liên quan đến công chức, viên chức, người lao động'. Hơn 250 công nhân, viên chức lao động trên địa bàn thị xã Sơn Tây tham gia buổi giao lưu trực tuyến.
Quyền lợi của người lao động thay đổi như thế nào trong Bộ luật Lao động sửa đổi năm 2019; người lao động muốn hưởng lương lưu, cần đáp ứng các điều kiện gì?
Toàn thành phố Hà Nội hiện có trên 53.000 doanh nghiệp nợ đọng bảo hiểm xã hội với số tiền hơn 1.800 tỷ đồng. Thực trạng này kéo theo quyền lợi an sinh xã hội của hàng trăm nghìn người bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Giữ được 'phao cứu sinh' cho người lao động là yêu cầu đặt ra với cơ quan chức năng trong lúc này...
Thời gian qua, trên địa bàn thành phố Hà Nội xảy ra không ít các vụ tai nạn lao động, chủ yếu thuộc ngành xây dựng, cơ khí, lắp ráp, điện. Để đạt mục tiêu hạn chế tới mức thấp nhất các vụ tai nạn lao động, các cấp, các ngành, trong đó có tổ chức Công đoàn cần vào cuộc tích cực hơn nữa.
Theo lãnh đạo Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, có thể sẽ trình Chính phủ miễn, giảm học phí cho con người lao động bị ảnh hưởng công việc do dịch Covid-19.