Triển khai công tác xã hội hóa biên soạn sách giáo khoa, tính đến nay có 7 nhà xuất bản và 12 công ty cổ phần tham gia biên soạn và liên kết biên soạn sách giáo khoa. Theo đó, môn học có ít nhất là 1 sách giáo khoa, môn học có nhiều nhất là 10 sách giáo khoa, đáp ứng được nhu cầu đa dạng của người học.
Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Hà Giang đề nghị xem xét thi hành kỷ luật bằng hình thức khai trừ Đảng với ông Nguyễn Thế Bình - Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Hà Giang.
Ông Vũ Văn Sử, nguyên Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Hà Giang bị Cơ quan cảnh sát điều tra khởi tố, bắt tạm giam để điều tra hành vi vi phạm quy định đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng.
Đây là diễn biến tiếp theo trong quá trình mở rộng điều tra vụ án 'Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng', xảy ra tại Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Hà Giang năm 2017.
Liên quan đến vụ án gian lận điểm thi THPT quốc gia năm 2018 tại tỉnh Hà Giang, bị cáo Triệu Thị Chính (cựu Phó Giám đốc Sở GDĐT tỉnh Hà Giang) vừa nộp đơn kháng cáo, kêu oan về bản án sơ thẩm số 46/2019/HS-ST ngày 25/10/2019 của TAND tỉnh Hà Giang.
Sau nhiều ngày nghị án, sáng 25/10, TAND tỉnh Hà Giang đã tuyên phạt tổng cộng 20 năm tù đối với 5 bị cáo trong vụ án gian lận điểm thi xảy ra tại kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2018 tại tỉnh Hà Giang
Ngày 15/10, phiên tòa xét xử các bị cáo trong vụ án gian lận thi cử tại kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2018 xảy ra tại tỉnh Hà Giang bước sang ngày làm việc thứ 2 với phần xét hỏi. Đáng chú ý, trong khi cựu Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) tỉnh Hà Giang Phạm Văn Khuông khai nhờ cấp dưới nâng điểm vì lo con trai trượt tốt nghiệp, thì cựu Phó Giám đốc Sở GDĐT Triệu Thị Chính lại khai rằng bị cáo sai vì sống quá tình cảm.
Sáng 18/9, TAND tỉnh Hà Giang tiến hành xét xử sơ thẩm công khai 5 bị cáo trong vụ án gian lận điểm thi THPT quốc gia 2018 tại tỉnh Hà Giang. Tuy nhiên, do có tới 122 người trong tổng số 177 người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan vắng mặt trong phiên xử nên HĐXX đã quyết định hoãn phiên tòa và quyết định triệu tập thêm 2 nhân chứng.