Từ lâu các lăng tẩm, di tích lịch sử, đền chùa… đã là các điểm du lịch nổi tiếng ở TP Huế. Tuy nhiên, vẫn còn đó hàng loạt điểm đến cần phải ghé thăm, chụp ảnh check-in khi đến Huế du lịch.
Khi Huế còn say ngủ, phá Tam Giang đã bừng sáng với sắc trời rực rỡ và đời sống sông nước sinh động – một trải nghiệm khó quên với du khách.
Các giải pháp số hóa như vé điện tử, thuyết minh tự động tại các điểm đến, ứng dụng Hue City Passport, bản đồ ẩm thực 3D… giúp du khách khám phá Huế theo phong cách hiện đại nhưng vẫn có chiều sâu.
Huế đang từng bước chuyển mình mạnh mẽ để trở thành điểm sáng du lịch xanh của cả nước. Phát triển du lịch gắn với bảo tồn di sản và bảo vệ môi trường đang được xem là chiến lược đột phá giúp thành phố hướng tới một nền kinh tế xanh, bền vững.
HNN - Trong chuyến du lịch đến Huế, nữ du khách Pháp Sandrine cùng những thành viên trong đoàn của bà đã rất bất ngờ về mức độ xanh của thành phố Huế. Nữ du khách đặt câu hỏi với một sự thán phục: Điều gì đã giúp Huế hài hòa được mục tiêu vừa phát triển kinh tế vừa bảo tồn di sản và tài nguyên thiên nhiên?
Trong 5 ngày (29/3 - 2/4), Trung tâm Thông tin Xúc tiến Du lịch (Sở Du lịch TP. Huế) phối hợp với Công ty Cổ phần Du lịch và Tiếp thị Giao thông Vận tải Việt Nam - Vietravel tổ chức đoàn famtrip khảo sát, xây dựng sản phẩm du lịch trên địa bàn TP. Huế.
Sau khi Đề án xây dựng mô hình du lịch cộng đồng biển tại xã Hải Dương, nay thuộc phường Thuận An, quận Thuận Hóa được HĐND TP. Huế (cũ) thông qua vào tháng 7/2023, hạ tầng nơi đây đang dần hoàn thiện, phục vụ nhu cầu tham quan, tắm biển của người dân và du khách, góp phần nâng cao giá trị kinh tế biển - đầm phá.
Tọa lạc bên bờ sông Hương và ở vị trí đắc địa của quận Thuận Hóa (số 15 Lê Lợi), không gian trưng bày, giới thiệu sản phẩm, trình diễn nghề truyền thống (gọi tắt là không gian nghề) đang là địa điểm tham quan, mua sắm, trải nghiệm nghề hấp dẫn với du khách.
Với mục tiêu kích cầu và thu hút khách đến với khu vực phía tây thành phố Huế, cùng với việc khai thác tiềm năng, lợi thế của hệ thống danh lam thắng cảnh, di tích hiện có, quận Thuận Hóa đã và đang đầu tư hạ tầng, phát triển thêm nhiều dịch vụ du lịch ở khu vực hồ Thủy Tiên.
Việc xây dựng các tour, tuyến, sản phẩm du lịch gắn với các hoạt động trong Năm Du lịch quốc gia không chỉ nhằm khai thác tiềm năng, thế mạnh về du lịch mà còn tạo sự liên kết, quảng bá điểm đến và thúc đẩy ngành 'công nghiệp không khói' ở Cố đô phát triển mạnh mẽ.
Thành phố Huế là đô thị lớn có đến gần 70% diện tích rừng và đồi núi, đó là sự khác biệt rất rõ ràng. Tìm ra lời giải cho bài toán biến sự khác biệt này để Huế trở thành lợi thế 'không nơi nào có được' là một chiến lược quản lý lâm nghiệp của thành phố trong thời kỳ mới.
Với mục tiêu đưa Thuận Hóa trở thành trung tâm văn hóa, dịch vụ du lịch, thương mại…, giữ vai trò động lực phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Huế, cùng với việc triển khai các chương trình, dự án (DA) trọng điểm, năm 2025 quận Thuận Hóa tăng cường nguồn lực đầu tư hạ tầng, đa dạng hóa các loại hình sản phẩm du lịch, dịch vụ, phát triển kinh tế đêm cũng như khai thác tiềm năng du lịch biển, đầm phá trên địa bàn.
Chiều 15/1, UBND quận Thuận Hóa tổ chức hội nghị triển khai kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH), quốc phòng - an ninh và phát động phong trào thi đua năm 2025.
Một sáng đầu xuân tôi xuống biển Hải Dương, lần này không phải ngắm sóng, mà muốn nhìn cây cầu lừng lững giữa trời, như một vệt cầu vồng vắt qua trí tưởng và ước cứ mươi ngày lại xuống xem cầu bắc thêm vài nào chưa. Chợt tự hỏi, ở đâu thì ngắm cầu Thuận An đẹp nhất?
Khu vực dự kiến đầu tư trồng rừng ngập mặn thuộc vùng Rú Chá (xã Hương Phong, TP. Huế). Trong đó ưu tiên tối đa trồng cây giá (chá), bổ sung thêm cây bần, đước đôi; lựa chọn phương án tổng thể mặt bằng, màu sắc các loại cây trồng phù hợp để tạo điểm nhấn cảnh quan cho khu vực gần cuối nguồn sông Hương này.
Các doanh nghiệp lữ hành chào bán các tour du lịch Tết Ất Tỵ với những chương trình khuyến mãi hấp dẫn. Năm nay, xu hướng du lịch Tết được dự báo có nhiều thay đổi.
Có dịp về đầm Chuồn, du khách được chiêm ngưỡng vẻ đẹp vùng sông nước với nhiều màu sắc khác nhau khi huyền ảo, khi trong trẻo cũng như được thưởng thức món đặc sản nổi danh Cố đô Huế...
Ngày 8/11, tại thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An, Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với UBND tỉnh Nghệ An tổ chức mít tinh hưởng ứng Ngày Quốc tế về Khu Dự trữ sinh quyển (3/11).
Từ các chương trình, dự án, tổ chức hỗ trợ đầu tư trong nhiều năm qua, hàng chục km bờ biển trên địa bàn Thừa Thiên Huế đã được phủ xanh bởi hàng ngàn ha rừng ngập mặn (RNM). Những cánh rừng bần chua, dừa nước, đước, vẹt, sú... xanh mướt chạy dài tít tắp không chỉ phục hồi môi trường biển, giúp ngăn gió bão, triều cường, chống sạt lở, giảm thiểu rủi ro thiên tai; mà còn tạo kế sinh nhai bền vững cho hàng ngàn cư dân vùng ven biển, cửa sông.
3 tháng cuối năm 2024 là thời điểm tăng tốc nhằm phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội (KT - XH) năm 2024, đặc biệt là việc phục vụ Đề án (ĐA) thành lập thành phố trực thuộc Trung ương và Đề án thành lập đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã nên TP. Huế đang đẩy nhanh tiến độ các dự án (DA), ĐA nhằm thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu, kế hoạch đề ra.
Huế không chỉ có những cung điện vàng son, những lăng tẩm uy nghiêm, những danh lam cổ tự mà còn có những danh lam thắng cảnh như một bức tranh thiên nhiên tuyệt vời đang chờ du khách khám phá.
Với mục tiêu từng bước hoàn thiện hạ tầng, tạo bước đệm cho thành phố trực thuộc Trung ương, TP. Huế đã và đang triển khai nhiều dự án (DA) quy mô lớn, đồng thời đẩy nhanh tiến độ các công trình kịp hoàn thành đưa vào sử dụng trong năm 2025.
Rừng ngập mặn Rú Chá ở tỉnh Thừa Thiên-Huế đẹp nhất là vào mùa Thu hằng năm, lúc này cả khu rừng chuyển sang sắc vàng và đỏ, tạo nên một khung cảnh tuyệt đẹp, hấp dẫn du khách.
UBND tỉnh Thừa Thiên – Huế vừa phê duyệt Quy hoạch phân khu (tỷ lệ 1/2000) khu vực Hải Dương - Hương Phong (thành phố Huế) với diện tích khu vực lập quy hoạch rộng khoảng 2.637ha.
Khu rừng ngập mặn Rú Chá (TP Huế) đang vào thu, tạo nên bức tranh thiên nhiên rực rỡ, thu hút khách du lịch.
Rừng ngập mặn Rú Chá ở thôn Thuận Hòa, tỉnh Thừa Thiên - Huế vào mùa thay lá, những tán cây Chá ngả vàng khiến cả cánh rừng như khoác lên tấm áo mới thu hút du khách đến tham quan.
Huế sáng nay vui hẳn. Là điểm hẹn gặp gỡ của lớp Văn K4 và Sử K4 niên khóa 1980-1984, Trường đại học Tổng hợp Huế (nay là Trường đại học Khoa học Huế) sau 40 năm xa cách. Cuộc gặp mặt đầy xúc động. Đa số các bạn đều trẻ trung hơn về tâm hồn và phong cách so với tuổi trên 60. Có những người xa nhau biền biệt cả 40 năm, nay gặp lại đầy cảm động.
Tập bút ký và tùy bút 'Loanh quanh xứ nhớ' (NXB Thuận Hóa) là tác phẩm thứ tư của nhà văn Nguyễn Thị Duyên Sanh, giáo viên dạy văn của một ngôi trường ở Huế.
Rừng ngập mặn Rú Chá ở Thừa Thiên Huế có tổng diện tích khoảng 5 ha. Địa danh này hấp dẫn du khách ngay từ cái tên hoang sơ, đầy bí ẩn và ma mị của nó. Theo người dân giải thích, từ 'Rú' có nghĩa là rừng rú, còn 'Chá' là loại cây đặc trưng nhất tại đây, chiếm đến hơn 90% diện tích.
Thong dong giữa rừng ngập mặn Rú Chá ở Huế, bạn sẽ được tận hưởng 'bản hợp tấu thiên nhiên' với thanh âm của gió, sắc màu của lá và tiếng chim hót véo von.
Rừng ngập mặn Rú Chá ở Huế có tổng diện tích khoảng 5 ha. Vào mùa thu, cả cánh rừng ngả màu đa sắc làm cho khung cảnh thiên nhiên nơi đây thêm quyến rũ hấp dẫn du khách.
Những đàn cò trắng di cư về Huế ngày càng đông, chúng chao lượn trên những dải rừng trồng ngập mặn xanh tươi đã tạo nên một khung cảnh đẹp mắt.
Cố đô Huế đang vào thu. Đây cũng là thời điểm Rú Chá - rừng ngập mặn nguyên sinh trong hệ đầm phá Tam Giang phủ sắc vàng đẹp mắt, thu hút nhiều du khách và giới yêu nghệ thuật nhiếp ảnh đến trải nghiệm.
Bên cạnh các di tích, cố đô Huế còn được biết đến với những điểm du lịch có cảnh quan thiên nhiên thơ mộng. Đây hứa hẹn là những lựa chọn hấp dẫn cho du khách trong dịp nghỉ lễ 2/9.
Rừng ngập mặn không chỉ tạo ra vùng đệm quan trọng chống lại bão, triều cường, xâm nhập mặn, góp phần làm giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính mà còn cải thiện sinh kế cho cộng đồng dân cư ven biển.
Với việc thực hiện trồng mới 22 ha rừng ngập mặn tại xã Hương Phong (TP. Huế) đã góp phần tăng tỷ lệ che phủ và cải thiện chất lượng rừng, làm chức năng phòng hộ chắn sóng, bảo vệ cộng đồng dân cư ven biển.
Ngoài đền đài, lăng tẩm..., xứ Huế còn có sản phẩm du lịch mang tên đầm phá Tam Giang - Cầu Hai. Nhiều năm qua, địa phương này đã và đang khai thác tiềm năng, thế mạnh của nguồn tài nguyên hệ đầm phá nước lợ lớn nhất Đông Nam Á để thu hút du khách thập phương.
Với sự nỗ lực và vào cuộc của cả hệ thống chính trị, 6 tháng đầu năm nay tình hình kinh tế - xã hội (KT-XH) trên địa bàn TP. Huế đạt được nhiều kết quả quan trọng, lĩnh vực du lịch tăng trưởng mạnh, thu ngân sách đảm bảo kế hoạch đề ra…, tạo bứt phá để hoàn thành các chỉ tiêu, kế hoạch 6 tháng cuối năm.
Cùng với các khu phố đêm, phố đi bộ, TP. Huế đã và đang đầu tư hạ tầng và chỉnh trang các tuyến phố hình thành phố ẩm thực phục vụ du khách, đồng thời góp phần kích cầu du lịch và phát triển kinh tế đêm trên địa bàn.
Tham gia Công ước Đa dạng sinh học từ năm 1994, Việt Nam đã có nhiều nỗ lực hướng đến giải quyết các mối đe dọa về đa dạng sinh học một cách toàn diện, bao gồm hoàn thiện hành lang pháp lý, tích cực hợp tác, học hỏi kinh nghiệm quốc tế, tạo điều kiện cho cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học trong nước phát triển...
Huế được dự báo nắng nóng gay gắt vào mùa hè năm nay. Dù vậy, mảnh đất cố đô vẫn ẩn chứa nhiều điều thú vị, mới toanh mà du khách không thể bỏ lỡ.
Hình thức đưa học sinh cuối cấp đi tham quan, trải nghiệm môi trường học tập tại các trường đại học là một trong những cách thức hướng nghiệp đang được nhiều trường THPT trong nước thực hiện. Nắm bắt xu hướng này, mới đây Trường THCS & THPT Bến Quan phối hợp với Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế tổ chức cho học sinh tham quan, trải nghiệm 'một ngày làm sinh viên'. Mô hình định hướng nghề nghiệp khá sinh động và thực tế này đã để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng những bạn học sinh vùng cao huyện Vĩnh Linh.
Khi năm học 2023 - 2024 gần đến thời điểm cuối và kỳ thi tốt nghiệp THPT đến gần hơn, cũng là lúc các trường đại học 'tăng tốc' các giải pháp để thu hút thí sinh.