Tuy đã rời xa quân ngũ 45 năm nhưng cựu chiến binh (CCB) Vi Văn Định ở xã Đông Thành, huyện Thanh Ba (Phú Thọ), Trưởng ban liên lạc CCB Sư đoàn 355 tỉnh Phú Thọ vẫn nặng lòng với đồng đội, nhiệt huyết tham gia việc hội, làm nhiều việc nghĩa.
Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954) là một mốc son chói lọi của dân tộc, kết thúc 9 năm trường kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp. Trong bản anh hùng ca đó, đóng góp của quân và dân Lào Cai - mảnh đất nơi địa đầu Tây Bắc Tổ quốc đã tô đậm thêm trang sử vàng của dân tộc.
Trong những ngày sôi nổi chào mừng Kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975- 30/4/2025), chúng tôi ngược lên vùng biên ải Đồng Đăng xứ Lạng thắp hương tưởng nhớ một anh hùng phá bom.
Tháng 6 năm 1995, nghe tin về người Anh hùng phá bom oai hùng một thủa thời chống Mỹ hiện đang sống an nhiên ở miền biên ải xứ Lạng, tôi mau mắn chuẩn bị đồ nghề làm báo rồi ngược lên mạn Đồng Đăng, huyện Cao Lộc.
50 năm đã trôi qua, nhưng ký ức về những tháng ngày chiến đấu anh dũng, góp phần giải phóng miền Nam, thống nhất Đất nước và phút giây nghe tin chiến thắng vào trưa ngày 30/4/1975 vẫn in đậm trong tâm trí của những cựu chiến binh ở Yên Bái, những người lính Cụ Hồ.
Trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, những năm tháng chống chiến tranh phá hoại của không quân Mỹ (1965-1972) là một giai đoạn lịch sử để lại những dấu ấn rất sâu đậm đối với Lạng Sơn. Đó là thời kỳ Nhân dân các dân tộc trong tỉnh vừa xây dựng chủ nghĩa xã hội, vừa dũng cảm, kiên cường chiến đấu chống các cuộc không kích của máy bay Mỹ, viết tiếp chiến công, tô thắm thêm trang sử chống giặc ngoại xâm oai hùng của quê hương, đất nước.
Đạn bom dội lửa miền Bắc, ngành công nghiệp kiên cường bước vào cuộc chiến mới: Dựng xây cơ sở xã hội chủ nghĩa, chi viện cho tiền tuyến miền Nam.
Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Văn Được bày tỏ sự tri ân trước những hy sinh, đóng góp cho sự nghiệp đấu tranh giành độc lập, tự do của dân tộc của các cán bộ, chiến sĩ tham gia làm nên Đại thắng mùa Xuân 1975.
Tại các điểm đến thăm, đồng chí Nguyễn Văn Được cùng đoàn dành nhiều thời gian nghe các cá nhân tiêu biểu chia sẻ về quá trình tham gia cách mạng. Chủ tịch UBND TPHCM ân cần thăm hỏi sức khỏe, đời sống vật chất, tinh thần của các cá nhân tiêu biểu.
Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, đường Trường Sơn - đường Hồ Chí Minh là con đường huyết mạch vận chuyển vũ khí và hàng hóa chi viện cho chiến trường miền Nam. Từng một thời 'xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước', những chiến sĩ chiến đấu và phục vụ chiến đấu trên đường Trường Sơn năm ấy vẫn luôn nhớ về một thời hào hùng, xông pha trận mạc để bảo vệ Tổ quốc, góp phần làm nên thắng lợi của Chiến dịch Hồ Chí Minh năm 1975.
Ký ức về mùa xuân toàn thắng
Những ngày tháng Tư lịch sử, tôi tìm đến nhà cựu chiến binh Dương Ngọc Vẻ, ở phường Bách Quang (T.P Sông Công). Nhẩn nha chén trà, dõi mắt nhìn ra khoảng sân rợp bóng, ông say sưa kể cho tôi nghe ký ức một thời binh lửa. Gần 80 tuổi đời, 55 tuổi Đảng, ông đã đi qua 2 cuộc chiến với hơn 20 năm quân ngũ. Một phần tuổi trẻ ông gửi lại nơi chiến trường khốc liệt và giữ trong tim mình những hồi ức một thời để nhớ, một đời không quên.
Trải qua các cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ quốc, các thế hệ cán bộ, chiến sĩ Quân đội nhân dân (QĐND) Việt Nam bằng tài năng, trí tuệ, lòng dũng cảm, ý chí quyết chiến quyết thắng, không quản ngại hy sinh, gian khổ đã xây đắp nên truyền thống anh hùng, luôn xứng đáng với tình cảm mà Chủ tịch Hồ Chí Minh dành tặng: 'Quân đội ta trung với Đảng, hiếu với dân, sẵn sàng chiến đấu, hy sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc, vì chủ nghĩa xã hội. Nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng'. Mang danh hiệu cao quý Bộ đội Cụ Hồ, những quân nhân quê hương Đất Tổ ở thời kỳ nào cũng luôn nỗ lực cố gắng hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao, tự hào tiếp bước dưới bóng quân kỳ.
Những ngày hè, nhà của cựu chiến binh Cù Huy Phúc ở khu 1, xã Vô Tranh, huyện Hạ Hòa (Phú Thọ) rộn rã tiếng cười của các cháu nhỏ trên địa bàn đến học bơi.
Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Lạng Sơn có hàng nghìn cán bộ, chiến sĩ tham gia chiến đấu, góp sức mình vào công cuộc thống nhất đất nước. Chiến tranh đã đi qua nhưng những âm hưởng hào hùng vẫn còn đó, đọng lại trong lòng mỗi người lính Trường Sơn biết bao kỷ niệm, cảm xúc.
Trong ngày lễ trọng đại kỷ niệm 70 năm Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ, các chiến sĩ Điện Biên, dân công hỏa tuyến tỉnh Lào Cai và nhiều người dân trên địa bàn tỉnh đã sống lại những ký ức về một thời hào hùng và bùng cháy những xúc cảm đặc biệt.
Chiến thắng Điện Biên Phủ là bản hùng ca bất diệt, hào hùng, lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu. Đã 70 năm trôi qua, song, những năm tháng gian khổ, hào hùng vẫn còn vẹn nguyên trong ký ức những người lính, dân công hỏa tuyến Điện Biên năm xưa... Những ký ức đó trở thành niềm tự hào, bài học quý giá về lòng yêu nước, tinh thần chiến đấu quật cường của dân tộc cho thế hệ sau.
Tôi vừa có chuyến đi Điện Biên, gặp gỡ các nhân chứng lịch sử và rất bất ngờ khi được biết hiện nay trên toàn tỉnh chỉ còn lại 142 cụ từng tham gia Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ. Các cụ tuổi đều suýt soát 90 tới trên 100, râu tóc bạc phơ, nhiều cụ đã lẫn, nhưng ai nấy ngực đều gắn lấp lánh những huân chương.
'Trong thời kỳ chiến đấu oanh liệt, đồng đội của tôi, nhiều người đã anh dũng hy sinh. Có người là tân binh, mới vào nhận nhiệm vụ tại đơn vị ngày hôm trước, hôm sau đã hy sinh trong 1 trận càn, hay 1 đợt nã pháo của quân Mỹ. Tôi là người rất may mắn đã được trở về'. Đó là những lời tâm sự của Cựu chiến binh Lê Duy Nghĩa, tổ 12, phường Chiềng Lề, thành phố Sơn La, 3 lần được tặng Huy hiệu 'Dũng sĩ diệt Mỹ'.
Ký ức hào hùng về Đại thắng mùa Xuân năm 1975 của toàn dân tộc vẫn in đậm trong tâm trí những người lính năm xưa.
Chưa đầy 18 tuổi, chàng thanh niên Nguyễn Đức Chính đã tình nguyện viết đơn lên đường nhập ngũ. Ông được biên chế vào Trung đoàn 246, thuộc Quân khu Việt Bắc (nay là Quân khu 1
Trải qua gần 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, Quân đội Nhân dân Việt Nam lập nên nhiều chiến công vang dội trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ quốc tế cao cả.
Cách đây 78 năm, ngày 16-10-1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh thành lập 12 chiến khu, trong đó có Chiến khu 1 (nay là Quân khu 1). Để đáp ứng với yêu cầu nhiệm vụ của cách mạng trong từng thời kỳ, Việt Bắc-Quân khu 1 đã nhiều lần được điều chỉnh địa giới hành chính và tên gọi, như: Chiến khu 1, Liên khu 1, Liên khu Việt Bắc, Quân khu Việt Bắc và Quân khu 1 cho đến nay. Ngày 16-10 trở thành Ngày truyền thống của LLVT Quân khu 1.
Ghi theo lời kể của cựu chiến binh Hoàng Kim Quế và các cựu chiến binh Tiểu đoàn K200
Chúng tôi thường gọi Đại tướng Chu Huy Mân với cái tên thân mật 'anh Hai Mạnh'. Nhiều người cho rằng, anh 'mạnh cả về quân sự lẫn chính trị', có người lại nói rằng, anh 'mạnh cả về tài năng và đức độ'.
Ký ức về Bác là một cụ già dáng gầy mảnh dẻ, nước da rám nắng, đi dép cao su, Bác mặc quần áo kaki đã sờn màu nhưng nụ cười thân thiện, luôn ân cần thăm hỏi mọi người... Dù đã hơn 62 năm trôi qua kể từ ngày được gặp Bác, nhưng mỗi khi nhắc về những kỷ niệm ấy, người kể chuyện vẫn bồi hồi, xúc động. Đó là những ký ức không thể nào quên.
Đại tá Nguyễn Văn Khuynh, nguyên Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Quốc phòng sinh tại Sơn Vi, Lâm Thao, Phú Thọ. Ông nhập ngũ năm 1967 tại Sư đoàn 250, Quân khu Việt Bắc (nay là Quân khu 2), khi chưa đầy 18 tuổi. Sau khi tốt nghiệp khóa đào tạo xe tăng, ông cùng đơn vị vào miền Nam chiến đấu với bí số 262, thuộc đại đội mang bí danh Kiên Cường.
Cao Bằng là tỉnh địa đầu nằm ở Đông Bắc nước ta, có đường biên giới hơn 300km với Trung Quốc. Trong lịch sử dựng và giữ nước của dân tộc, vùng biên cương Cao Bằng luôn là chiến địa ác liệt và bi hùng.
Ngày này năm xưa 29/5, Bộ Công Thương ban hành quy định về trình tự, thủ tục phê duyệt chủ trương mua, bán điện với nước ngoài.
Những câu chuyện về Tiểu đoàn Hoàng Liên Sơn II năm xưa đã nối dài trang sử vẻ vang, tô thắm truyền thống yêu nước của Nhân dân các dân tộc Lào Cai trong suốt thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
Hôm nay (7/4/2023),kỷ niệm 56 năm ngày tòng quân ,, bao kỷ niệm xưa lại ùa về. Bố, Bầm đã đi với Tiên Tổ, nhưng các cụ đã để lại những kỷ niệm không bao giờ quên, trong đó những ngày lên đường nhập ngũ, rôi về phép 15 ngày để đi B cứ như hiển hiện trước mặt.
Thời gian gần đây, chúng tôi đã nhiều lần được bà Phạm Kiều Phượng (con gái của Liệt sĩ Phạm Văn Bái) người vẫn được coi như con nuôi của cố Bí thư Tỉnh ủy Kim Ngọc, đưa đi viếng mộ ông.
Nhắc đến Đại tá, NSƯT Dương Thị Kim Ngân, giới làm nghệ thuật Việt Nam nói chung và nghệ sĩ-chiến sĩ của Quân đội nói riêng nhớ ngay tới một nữ 'thủ lĩnh' nghệ thuật của núi rừng Việt Bắc.
Thiếu tướng, TS, nhà văn Nguyễn Hồng Thái, nguyên Tổng Biên tập Tạp chí CAND, Ủy viên Hội đồng lý luận phê bình văn học nghệ thuật Trung ương đã có bài 'Đại tướng Chu Huy Mân, người tiêu biểu cốt cách xứ Nghệ'. Báo CAND trân trọng giới thiệu bài viết trên.
Trong không khí phấn khởi chào mừng ngày truyền thống Quân đội Nhân dân Việt Nam và Ngày Quốc phòng toàn dân, ngày 17/12, Ban Liên lạc khóa 15 Trường lái xe Quân khu Việt Bắc tổ chức gặp mặt kỷ niệm 50 năm ngày ra trường.
Tròn 50 năm sau chiến thắng lịch sử 'Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không', tại cuộc hội thảo cấp quốc gia diễn ra đầu tháng 12/2022, Trung tướng Vũ Văn Kha - Quyền Tư lệnh Quân chủng Phòng không - Không quân (PK-KQ) đã cung cấp nhiều dữ kiện và góc nhìn tổng quan về chiến dịch này.
Nhạc sĩ, Đạo diễn, Biên kịch Tuấn Long tên đầy đủ là Trần Tuấn Long. Ông sinh năm 1936, tại Bình Lục - Hà Nam. Nhập ngũ từ năm 1954, từ một nhạc công chơi chơi đàn Phong cầm – Accordeon, ông đã trở thành Phó trưởng Đoàn Văn công Quân khu Việt Bắc (1972 – 1988).
Trong câu chuyện kể với chúng tôi, Thượng tá, Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân (LLVTND) Ngô Văn Sơn (hiện trú tại phường Đồng Bẩm, TP. Thái Nguyên) nhớ như in từng đồng đội, chi tiết mỗi trận đánh cách đây đã hơn 50 năm. Đó là phẩm chất cần có của chiến sĩ trinh sát giỏi, điều khiến ông trở thành một 'huyền thoại' nơi chiến trường Đông Nam Bộ trong kháng chiến chống đế quốc Mỹ.
Trong những năm tháng tham gia kháng chiến, ông Nguyễn Văn Hợi, nguyên Trợ lý Quân lực của Tiểu đoàn K3-Tam Đảo, có thói quen ghi nhật ký hằng ngày và cuốn sổ đó đã được ông trân trọng giữ gìn với mong muốn sau chiến tranh, nếu may mắn còn sống trở về sẽ cùng đồng đội ôn lại kỷ niệm xưa. Qua mỗi trang viết của ông, thế hệ sau này có thể hình dung rõ nét những vất vả, hiểm nguy trên chặng đường hành quân, tình đồng chí, đồng đội thắm thiết keo sơn, lòng quả cảm và lý tưởng sống cao đẹp, sẵn sàng cống hiến, hy sinh cho Tổ quốc của thế hệ cha anh.
Trong chiến tranh, các phóng viên chiến trường luôn ở lằn ranh sinh tử, những bài báo được ra đời giữa bom rơi lửa đạn, trong căn hầm leo lét đèn dầu. Phóng viên chiến trường Nguyễn Quang Vinh là một trong số đó. Những lần đạp xe 160km để ghi hình trong ngày và 10 lần chết hụt đã không quật ngã được tinh thần và ý chí của ông.