Nhân dịp kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22-12-1944 – 22-12-2024), ngày 4-12, tại Hà Nội, Trung tâm Lưu trữ quốc gia III tổ chức giới thiệu bộ tài liệu lưu trữ quốc gia với chủ đề '80 Năm Quân đội nhân dân Việt Nam' gồm gần 150 tài liệu và hình ảnh quý giá.
Quân đội nhân dân Việt Nam là quân đội cách mạng, đặt dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng Cộng sản Việt Nam, do lãnh tụ Hồ Chí Minh tổ chức, giáo dục và rèn luyện, có mục tiêu chiến đấu nhất quán là độc lập dân tộc gắn liền chủ nghĩa xã hội.
Hướng tới kỷ niệm 70 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (7/5/1954 – 7/5/2024), trân trọng giới thiệu tiếp với bạn đọc Tiểu thuyết lịch sử 'Điện Biên – Bản hùng ca chiến thắng' của PGS TS Cao Văn Liên do NXB Hồng Đức ấn hành năm 2022.
Trong số các cựu chiến binh từng tham gia chiến đấu tại chiến trường Điện Biên Phủ, nhiều người hiện đang sinh sống tại tỉnh Lào Cai. 70 năm trôi qua, những kí ức trong họ về một thời gian khổ nhưng hào hùng vẫn không hề phai nhạt.
Thượng tướng, Giáo sư, Nhà giáo Nhân dân Hoàng Minh Thảo sinh ngày 25-10-1921, tên khai sinh là Tạ Thái An, quê quán thuộc xã Bảo Khê, huyện Kim Động (nay thuộc thành phố Hưng Yên), tỉnh Hưng Yên.
Trải qua 79 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, các thế hệ cán bộ, chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam luôn tỏ rõ bản lĩnh vững vàng, kiên định mục tiêu, lý tưởng chiến đấu vì độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Dựa vào nhân dân, sát cánh cùng nhân dân, Quân đội ta đã lập nhiều chiến công xuất sắc, xứng danh là Quân đội anh hùng của dân tộc Việt Nam anh hùng.
Hằng năm, 22/12 là ngày kỷ niệm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam. Đây là ngày lễ quan trọng để người dân Việt Nam ôn lại lịch sử vẻ vang của dân tộc, những chiến công oanh liệt của quân và dân ta.
Qua các câu hỏi dưới đây, bạn nghĩ mình sẽ đoán được bao nhiêu nhân vật trong lịch sử Việt Nam?
Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã cống hiến trọn đời mình cho sự nghiệp giải phóng dân tộc và xây dựng đất nước, trở thành 'Vị tướng huyền thoại' của dân tộc Việt Nam.
Lực lượng vũ trang của cách mạng thời kỳ mới lập quốc có tên là Việt Nam Giải Phóng quân – cái tên này gắn liền với lực lượng quân sự chủ lực của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tới tận năm 1950.
Tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam là Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân, đội quân chủ lực đầu tiên được thành lập ngày 22 tháng 12 năm 1944 theo chỉ thị của lãnh tụ Hồ Chí Minh.
Trận đánh Đông Khê trong Chiến dịch Biên giới 1950 đã đi vào lịch sử cùng tên tuổi người Anh hùng La Văn Cầu. Trong những ngày mùa thu tháng 9, tôi đã được nghe ông kể lại ký ức hào hùng một thuở.
Trong chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân, tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã xác định: 'Tập trung lực lượng để lập một đội quân đầu tiên', đồng thời 'phải duy trì lực lượng vũ trang (LLVT) trong các địa phương', chia LLVT cách mạng thành 'đội quân chủ lực' và 'các đội vũ trang địa phương'.
1. Cách đây 75 năm, tại khu rừng giữa tổng Hoàng Hoa Thám và Trần Hưng Đạo thuộc châu Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng (nay là xóm Nà Sang, xã Tam Kim, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng), theo chỉ đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đội Việt Nam Tuyên truyền giải phóng quân được thành lập gồm 34 chiến sĩ, biên chế thành 3 tiểu đội và giao cho đồng chí Võ Nguyên Giáp phụ trách.
Kỷ niệm 30 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2019) và 75 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2019) là dịp để toàn thể cán bộ, chiến sĩ trong toàn quân và Nhân dân nhìn lại chặng đường đã qua, tự hào về truyền thống vẻ vang của quân đội anh hùng, dân tộc anh hùng.
Phùng Chí Kiên (1901 - 1941) hay Lê Thiết Hùng (1908 - 1986) là vị Tướng đầu tiên của Quân đội nhân dân Việt Nam? Câu hỏi này cần được giải đáp một cách khách quan, khoa học, bằng các tư liệu lịch sử chính xác, chứ không phải tư liệu truyền miệng.
Khi các tổ chức quân sự trong nước mâu thuẫn lẫn nhau, tướng Nguyễn Bình đã mưu trí, dũng cảm giải quyết tình hình, không phụ sự kỳ vọng của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Dù được trang bị không nhiều nhưng những khẩu tiểu liên Thompson và Sten vẫn góp phần rất lớn bảo vệ Hà Nội trong những ngày đầu Toàn quốc kháng chiến.