Tỉnh Bình Thuận chú trọng bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của đồng bào dân tộc thiểu số, góp phần thúc đẩy hoạt động du lịch.
Tối 20/1, tại Nhà hát Hồ Gươm (Hà Nội), Ban Tổ chức Trung ương chủ trì, phối hợp với Báo Nhân Dân, Tạp chí Cộng sản, Đài Truyền hình Việt Nam, Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức Lễ công bố và trao Giải báo chí toàn quốc về xây dựng Đảng (Búa liềm vàng) lần thứ IX năm 2024.
Tọa lạc dưới chân đồi Ngọc Sơn, trên dải đất Nai Hoa bên dòng sông Lũy, từ xa xưa, làng Chăm Trì Đức còn có tên là xóm Gọ (địa danh Chăm gọi là Palei Ragaok) nổi tiếng với nghề gốm thủ công gia dụng. Trải qua những biến động của lịch sử, thời gian, làng gốm Trì Đức (nay đổi tên thành Bình Đức) có nguy cơ mai một, thất truyền. Hiện nay, tỉnh Bình Thuận đang tìm hướng bảo tồn làng nghề để những người thợ làm gốm Bình Đức có điều kiện phát triển nghề truyền thống của cha ông.
Vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở Bình Thuận có nhiều sản phẩm đạt sản phẩm OCOP 3 sao. Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 đang đến gần cũng là thời điểm tập trung sản xuất hàng hóa phục vụ cho dịp Tết, trong đó có sản phẩm gốm Chăm Sơn Hòa ở xã Phan Hiệp và bò một nắng ở xã Phan Hòa, huyện Bắc Bình.
Nghệ thuật làm gốm truyền thống của người Chăm thôn Bình Đức, xã Phan Hiệp, huyện Bắc Bình (tỉnh Bình Thuận) được UNESCO ghi danh vào Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp. Tuy nhiên, nghệ thuật làm gốm này đang dần mai một, nguy cơ thất truyền do thị trường tiêu thụ ngày càng khó khăn. Thu nhập bấp bênh, nghệ nhân buộc phải tìm công việc khác. Do đó, tỉnh triển khai nhiều giải pháp để gìn giữ, phát triển nghệ thuật làm gốm truyền thống của người Chăm.
Sáng 15/11, UBND huyện Bắc Bình (Bình Thuận) tổ chức Lễ đặt Bằng ghi danh của UNESCO đưa 'Nghệ thuật làm gốm của người Chăm' vào Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp tại Nhà Văn hóa xã Phan Hiệp.
Katê là lễ hội lớn trong năm của đồng bào Chăm theo đạo Bà La Môn ở Ninh Thuận và Bình Thuận, diễn ra vào đầu tháng 7 Chăm lịch năm nay (nhằm ngày 1 và 2/10 Dương lịch). Với giá trị văn hóa đặc sắc, Lễ hội Katê ngày càng thu hút đông du khách trong và ngoài nước tham gia.
Ninh Thuận là vùng đất có nhiều dân tộc từ nơi khác tới định cư trong nhiều giai đoạn khác nhau. Các dân tộc trong quá trình sinh sống ở mảnh đất này đã hình thành và phát triển nhiều ngành nghề thủ công như: Dệt thổ cẩm, gốm nung, đan võng, chiếu cói... Có những nghề nay vẫn duy trì phát triển và trở thành làng nghề truyền thống, trong đó tiêu biểu là làng nghề dệt thổ cẩm Mỹ Nghiệp của người Chăm ở thị trấn Phước Dân, huyện Ninh Phước.
Trong nhiều năm qua, huyện Bắc Bình (tỉnh Bình Thuận) tập trung các chương trình, nguồn vốn, mô hình cho đồng bào dân tộc thiểu số để phát triển kinh tế-xã hội, khơi dậy tinh thần đoàn kết, ý thức tự lực, tự cường của người dân.
Kết tinh lại từ trăm năm, tiếng trống của làng đã tạo nên thương hiệu, vọng vang gợi về từ quá khứ và giữ gìn cho tương lai. Nơi làng trống ấy nhiều đời truyền lại cho thế hệ sau, để những mùa hội cứ rộn ràng tiếng trống gợi nhắc văn hóa cha ông.
Sáng 23/1, Đoàn công tác do đồng chí Nguyễn Đức Hải, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội làm Trưởng đoàn đã đến thăm, tặng quà cho gia đình chính sách, chức sắc tôn giáo, hộ nghèo đồng bào Chăm, học sinh nghèo có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn huyện Bắc Bình (Bình Thuận).
Sáng 23/1, tiếp tục chương trình công tác tại Bình Thuận, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải đã thăm, chúc Tết các gia đình chính sách và các chức sắc tiêu biểu của người Chăm, các nghệ nhân, bà con đồng bào Chăm ở huyện Bắc Bình.