Ngày 28/11, Đoàn đánh giá, chấm điểm công tác quản lý an toàn thực phẩm số 2 của tỉnh (đoàn công tác) đã tiến hành đánh giá phúc tra kết quả tự chấm điểm của UBND của huyện Mường Khương.
Hà Nội cần quyết tâm cao, nỗ lực lớn để tháo gỡ những 'điểm nghẽn' trong tiến trình thực hiện.
Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi). Đại biểu Tạ Văn Hạ cho rằng cần tăng cường phân cấp, phân quyền, tăng tính tự chủ, tự quyết cho chính quyền TP Hà Nội để thực hiện cải cách bộ máy, thủ tục hành chính.
Các đại biểu đã thống nhất với quy định tăng số lượng đại biểu HĐND TP Hà Nội và tăng tỷ lệ đại biểu chuyên trách để nâng cao hiệu lực hoạt động, bảo đảm khả năng thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn được phân quyền cho TP.
Chiến lược phát triển Kho bạc Nhà nước đến năm 2030 có đưa ra nhiệm vụ, giải pháp để đổi mới công tác kiểm soát chi của Kho bạc Nhà nước. Một trong những mục tiêu Chiến lược hướng đến chính là chuyển từ 'tiền kiểm' sang 'hậu kiểm' trong kiểm soát chi, giúp nguồn ngân sách nhà nước đến nhanh, kịp thời các đối tượng thụ hưởng nhưng vẫn được kiểm soát chặt chẽ, an toàn.
Tiếp tục chỉ đạo đẩy mạnh phân cấp, ủy quyền theo Quyết định số 4610/QĐ- UBND của UBND thành phố; căn cứ kết quả thực hiện năm 2023, tổng hợp, đề xuất, bổ sung các phương án thực hiện ủy quyền năm 2024. Thực hiện đồng bộ, hiệu quả các giải pháp về cải cách hành chính nhà nước năm 2023.
Bộ Xây dựng đã ban hành Thông tư 12/2023 quy định việc phân cấp thực hiện trách nhiệm tổ chức lập quy hoạch chung đô thị mới có quy mô dân số dự báo tương đương đô thị loại III trở lên.
Thành ủy Hà Nội phân cấp 5 công viên, vườn hoa gồm: Tuổi trẻ, Bách Thảo, Lê Nin, Thống Nhất, Hòa Bình cho các quận: Ba Đình, Hai Bà Trưng, Bắc Từ Liêm quản lý, duy trì, chăm sóc theo địa giới hành chính, thực hiện từ 01/01/2024.
Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến vừa ký ban hành Thông báo số 1440-TB/TU kết luận của Ban Thường vụ Thành ủy về tiếp tục rà soát, sắp xếp, kiện toàn chức năng nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức bộ máy và biên chế, phương án phân cấp, ủy quyền và quy trình giải quyết các thủ tục hành chính của các sở, ngành, đơn vị thuộc thành phố Hà Nội.
Đóng góp ý kiến vào dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) ngày 27-11, đại biểu Đỗ Thị Lan (Đoàn Quảng Ninh) cho rằng, cần có chính sách đặc thù cho Hà Nội thực hiện ngay việc tăng thêm thu nhập cho cán bộ, công chức, bảo đảm thống nhất với lộ trình cải cách toàn diện chính sách tiền lương theo Nghị quyết số 27-NQ/TƯ (từ 1-7-2024).
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 6, sáng 27/11, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Quốc hội tiến hành thảo luận ở hội trường về dự án Luật Thủ đô (sửa đổi) và các báo cáo của Chính phủ về: Sơ kết thí điểm tổ chức mô hình chính quyền đô thị tại TP Hà Nội, TP Đà Nẵng và kết quả 3 năm thực hiện tổ chức chính quyền đô thị tại TPHCM.
Hà Nội thu được nhiều kết quả trong phân cấp, ủy quyền, cải cách hành chính do đã đúc rút kinh nghiệm từ các nước tiên tiến cũng như cách làm bài bản.
Từ khi thành phố Hà Nội phân cấp, ủy quyền gắn với cải cách hành chính tại các sở, ngành, quận, huyện đang tạo ra không khí thi đua phát kiến đổi mới sáng tạo trong cách quản lý nhà nước.
Năm 2023, Bộ tiêu chí và quy trình đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP (chương trình Mỗi xã một sản phẩm) được điều chỉnh, bổ sung thêm một số nội dung so với bộ tiêu chí cũ. Trong đó có nội dung quan trọng về đánh giá, công nhận sản phẩm OCOP được phân cấp cho UBND cấp huyện đánh giá và công nhận sản phẩm OCOP đạt 3 sao.
Hà Nội là đô thị đặc biệt có nhiều yếu tố mới phát sinh trong công tác quản lý nhà nước. Việc diễn ra ở Hà Nội tốt hay xấu sẽ tác động mạnh tới nhiều tỉnh thành.
Thông tấn xã Việt Nam giới thiệu 5 bài viết về quyết tâm, thuận lợi, khó khăn, từ đó nêu ra bài học cũng như đề xuất giải pháp của Thủ đô Hà Nội trong phân cấp, ủy quyền xây dựng thành phố thông minh.
Với phương châm 'Lấy sự hài lòng của người dân, tổ chức và doanh nghiệp làm thước đo hiệu quả của cải cách hành chính (CCHC)', Công an tỉnh Tuyên Quang đã có nhiều giải pháp đẩy mạnh CCHC mang lại hiệu quả tích cực. Năm 2023, chỉ số CCHC của Công an tỉnh được Bộ Công an ghi nhận, đánh giá cao khi xếp thứ 5/63 Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Tại phiên thảo luận Luật Thủ đô sửa đổi sáng 27/11, ý nhiều nhiều đại biểu cho rằng, cần tăng cường phân cấp phân quyền nhiều hơn cho Hà Nội và có cơ chế ưu đãi, thu hút nhân tài về Thủ đô.
Dự án Luật Thủ đô (sửa đổi) được Chính phủ trình Quốc hội khóa XV tại kỳ họp thứ 6. Một trong những nội dung mới tại dự thảo lần này là quy định về đẩy mạnh phân cấp, phân quyền cho chính quyền thành phố. Đồng tình với đề xuất này, đại biểu Khương Thị Mai – Đoàn ĐBQH tỉnh Nam Định cho rằng, quy định sẽ góp phần tăng tính chủ động, linh hoạt cho Hà Nội trong thực hiện các nhiệm vụ để đáp ứng yêu cầu thực tiễn,…
Phân cấp, phân quyền nhiều hơn cho Hà Nội; Rà soát, bổ sung các quy định về lưu trữ tư; Kỷ niệm 50 năm quan hệ ngoại giao Việt Nam – Pháp; 200 xe chở hàng viện trợ chuẩn bị tới Gaza... là những thông tin đáng chú ý trong chương trình Thời sự 23h00 hôm nay.
Để đảm đương, thực hiện tốt các cơ chế, chính sách được phân cấp, phân quyền mạnh mẽ khi sửa đổi Luật Thủ đô, các đại biểu Quốc hội cho rằng, ngay trong Luật Thủ đô (sửa đổi), cần đẩy mạnh phân quyền cho chính quyền thành phố trong quyết định một số nội dung thuộc tổ chức bộ máy, biên chế. Đây là một bước đột phá quan trọng, tạo tiền đề cho thành phố thực hiện các cơ chế chính sách đặc thù trong dự thảo.
Bộ Xây dựng đã ban hành Thông tư 12/2023/TT-BXD quy định về phân cấp tổ chức lập quy hoạch chung đô thị mới có quy mô dân số dự báo tương đương đô thị loại III trở lên.
Ngày 27/11, Quốc hội thảo luận tại Hội trường về dự án Luật Thủ đô sửa đổi. Đa số các đại biểu tán thành sự cần thiết sửa đổi và kiến nghị cần tăng cường phân cấp mạnh mẽ, cơ chế đặc thù, vượt trội để Thủ đô phát triển
Sáng 27-11, Quốc hội tiến hành thảo luận ở hội trường về dự án Luật Thủ đô (sửa đổi), các ý kiến đều nhấn mạnh, Thủ đô là trung tâm chính trị kinh tế văn hóa của cả nước, nên việc xây dựng đặc thù cho Hà Nội là cần thiết. Cùng với đó, các đại biểu (ĐB) cũng tham gia góp ý nhiều vấn đề.
Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) quy định một số nội dung nhằm cụ thể hóa chính sách liên kết, phát triển vùng Thủ đô trở thành khu vực phát triển nhanh, bền vững về kinh tế - xã hội, xanh, văn minh, năng động, trở thành khu vực phát triển trọng điểm của đất nước. Nội dung này nhận được sự quan tâm của các chuyên gia trong lĩnh vực kiến trúc, xây dựng.
Hôm nay, 27-11, Quốc hội sẽ thảo luận ở hội trường về dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi).
Thủ tướng Phạm Minh Chính nhìn nhận khi thực hiện Nghị quyết 98, cách giải quyết các vướng mắc, khó khăn phải ở tầm cao hơn, mạnh mẽ hơn.
Hôm qua (26/11), khi chủ trì cuộc họp Ban Chỉ đạo triển khai thực hiện Nghị quyết 98/2023/QH15 của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP HCM, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhắc đến tháo gỡ khó khăn, phân cấp, phân quyền tối đa để phát triển TP HCM.
Thủ tướng nhấn mạnh cơ chế, chính sách dành cho TP HCM phải cao hơn, có tính đặc thù để tháo gỡ rào cản, tạo điều kiện thông thoáng cho Thành phố phát triển nhanh và bền vững.
Nội dung quan trọng trong việc sửa đổi Luật Thủ đô lần này theo tinh thần Nghị quyết số 15-NQ/TW ngày 5-5-2022 của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 là phải xây dựng cơ chế, chính sách vượt trội; đồng thời, tăng quyền và giao quyền cho Hà Nội triển khai thực hiện các lĩnh vực.
Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu phải có tư tưởng tấn công, đẩy mạnh phân cấp, ủy quyền, xóa bỏ thủ tục không cần thiết, vận dụng tốt nhất có thể các nội dung của Nghị quyết 98
Góp ý dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi), đại biểu Tạ Văn Hạ, đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Nam, cho rằng cần mạnh dạn phân cấp, phân quyền, tăng tính tự chủ và tự quyết cho chính quyền thành phố Hà Nội, coi đây là một thí điểm mạnh mẽ trong việc phân cấp, phân quyền.
Cũng trong sáng nay, Quốc hội tiến hành thảo luận ở hội trường về dự án Luật Thủ đô (sửa đổi). Nhiều đại biểu nhận định, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền nâng cao tính chủ tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho chính quyền Hà Nội trong việc thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội là yêu cầu vô cùng cầp thiết để tạo bứt phá phát triển cho Thủ đô của cả nước.
Thủ tướng Phạm Minh Chính cho rằng với cả nước có thể phân cấp tới huyện nhưng riêng TP HCM có thể phân cấp tới phường, bởi một phường của TP HCM có thể có dân số bằng một huyện ở nơi khác, như vậy cơ chế đặc thù mới đi sát vào thực tiễn.
Sáng 26/11, tại TP.Hồ Chí Minh, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo Triển khai Nghị quyết số 98/2023/QH15 của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP.Hồ Chí Minh chủ trì Hội nghị lần thứ Nhất của Ban Chỉ đạo.