Theo Sở GD&ÐT Hà Nội, chậm nhất ngày 30/6 công bố kết quả thi tuyển lớp 10 cho hơn 93.000 thí sinh. Sẽ chỉ có 62% thí sinh đỗ các nguyện vọng (NV) trường THPT công lập.
Sáng nay, trận mưa to bất ngờ tại Hà Nội đã khiến nhiều thí sinh thi lớp 10 đến điểm thi bị ướt hết quần áo. Các thầy cô giáo đã ngay lập tức hỗ trợ thay áo cho các em.
Sáng nay 12/6, cùng với thí sinh trên toàn TP Hà Nội, hơn 3.000 thí sinh trên địa bàn quận Hoàng Mai tại 7 điểm thi đã tham dự kỳ thi vào lớp 10 THPT năm học 2021 - 2022. Tại các điểm thi thí sinh được các lực lượng chức năng hướng dẫn cụ thể để thực hiện nghiêm túc về phòng, chống dịch Covid-19.
Với những kiến thức đã học trong sách giáo khoa Toán, Vật lý, Hóa học, Khoa học, các em học sinh với sự hướng dẫn của các thầy cô giáo đã tạo ra những sản phẩm STEM thiết thực, gắn bó với cuộc sống.
Hơn 2 triệu học sinh các cấp học từ mầm non đến THPT ở Hà Nội sẽ đi học trở lại vào ngày mai 2.3 theo quyết định của UBND TP Hà Nội. Hiện tất cả các trường đang khẩn trương áp dụng những biện pháp phòng dịch nghiêm ngặt, chuẩn bị điều kiện an toàn nhất cho học sinh khi các em đến trường trong trạng thái 'bình thường mới'.
Chiều 25/1, tại trường Tiểu học Chu Văn An, Phòng GD&ĐT quận Hoàng Mai đã tổ chức 'Ngày hội Công nghệ thông tin lần thứ V năm 2021.
Chiều 25/1, ngành GD-ĐT quận Hoàng Mai (Hà Nội) tổ chức Ngày hội CNTT lần thứ 5 năm học 2020-2021 với sự tham dự của đông đảo cán bộ, giáo viên, nhân viên 55 trường học trên địa bàn quận.
Sáng 21/1, Trường THCS Tân Định (quận Hoàng Mai, Hà Nội) tổ chức hoạt động trải nghiệm STEM với mục đích nâng cao nhận thức của cán bộ giáo viên về vị trí và vai trò của giáo dục STEM trong trường THCS.
2020 là năm quan trọng, đánh dấu những bước chuyển lớn trong công tác GD-ĐT, năm thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông mới.
Nhân kỷ niệm 38 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 – 20/11/2020), ngày 19/11 UBND quận Hoàng Mai đã tổ chức Lễ tuyên dương khen thưởng các điển hình tiên tiến, nhà giáo mẫu mực tiêu biểu ngành GD&ĐT quận Hoàng Mai năm 2020.
Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu quá trình chuyển đổi số quốc gia là một trong những mục tiêu được Đại hội đại biểu lần thứ XVII (nhiệm kỳ 2020-2025) Đảng bộ thành phố Hà Nội đề ra. Để đạt mục tiêu này, ngành Giáo dục Thủ đô đã và đang triển khai nhiều giải pháp ứng dụng công nghệ thông tin, quyết tâm đi tiên phong trong chuyển đổi số để nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo trên địa bàn.
Chiều 26/10, tại trường THCS Lĩnh Nam, UBND quận Hoàng Mai tổ chức Lễ phát động hưởng ứng Chương trình truyền thông 'Vì An toàn giao thông Thủ đô' và cuộc thi trắc nghiệm trên Internet.
Cùng với cả nước, năm học 2020-2021 là năm học đầu tiên các trường tiểu học ở Hà Nội triển khai dạy - học theo chương trình, sách giáo khoa mới đối với lớp 1. Qua hơn 1 tháng triển khai, nền nếp dạy học ở các nhà trường đã bước đầu ổn định, song ở một số nơi vẫn còn những khó khăn. Tạo mọi điều kiện tốt nhất cho việc dạy - học và đồng hành, tập trung gỡ khó cho giáo viên, học sinh sau mỗi buổi học để triển khai hiệu quả chương trình, sách giáo khoa mới là chủ trương của ngành Giáo dục Thủ đô.
Dù đạt được nhiều thành tích xuất sắc về chất lượng dạy học nhưng ngành GD-ĐT quận Hoàng Mai vẫn đứng trước áp lực rất lớn về cơ sở vật chất do tốc độ tăng dân số cơ học rất cao, mỗi năm tăng từ 4-5000 học sinh, bằng 1 trường học.
Giải bài toán quá tải trong bối cảnh số lượng HS hằng năm liên tục tăng, TP Hà Nội triển khai nhiều giải pháp đồng bộ, quyết liệt, trong đó, tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, xây dựng bổ sung và mở rộng trường học là giải pháp trọng tâm.
Do lượng học sinh tăng, số trường lớp tăng không kịp, học sinh nhiều nơi ở Hà Nội, TPHCM vẫn phải học luân phiên, học cả ngày thứ bảy.
Theo nội dung Công văn 1583 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ngày 7/5, tình hình dịch COVID-19 cơ bản đã được kiểm soát, không có ca nhiễm mới trong cộng đồng, do đó các trường học không phải áp dụng giãn cách học sinh và được sử dụng điều hòa trong lớp học.
Phát hiện ra nước sạch có mùi khét, hàng loạt trường học ở khu vực Hà Đông, Hoàng Mai, Thanh Xuân… đã chuyển sang dùng nước đóng bình để nấu ăn bán trú cho học sinh.
Sau sự cố nước có mùi khét, nhiều trường học đã tự mang mẫu nước đi kiểm nghiệm và mua nước lọc bình để nấu ăn cho học sinh.
Tròn một năm nữa là triển khai Chương trình, sách giáo khoa phổ thông mới đối với lớp 1. Trong bối cảnh quy mô học sinh ngày càng tăng, việc chuẩn bị cơ sở vật chất để học sinh có đủ chỗ học 2 buổi/ngày và bảo đảm sĩ số theo quy định của Điều lệ trường học là vấn đề 'nóng' với ngành Giáo dục Thủ đô, đòi hỏi phải có lộ trình ngay từ bây giờ.
Theo các nhà quản lý giáo dục, tâm lý phụ huynh luôn muốn lựa chọn trường học có điều kiện cơ sở vật chất, giáo viên có tiếng cho con. Tuy nhiên, những năm gần đây bên cạnh 'siết' tuyển sinh trái tuyến các quận, huyện đã đầu tư cơ sở vật chất đồng bộ cho các trường để giảm áp lực cho các trường có quy mô.
Bảo đảm đủ chỗ học, không để quá tải trường lớp, đồng thời tăng tính minh bạch là chỉ đạo của Ban Chỉ đạo thi và tuyển sinh thành phố Hà Nội trong bối cảnh quy mô học sinh tăng. Thực hiện yêu cầu này, các địa phương đã có nhiều nỗ lực để tăng số phòng học, giảm quy mô học sinh trên lớp với quyết tâm không để xảy ra quá tải.
Thời gian qua, nhiều địa phương đã triển khai thành lập thí điểm các phòng tham vấn tâm lý học đường. Tuy nhiên khi bắt tay vào thực hiện, hầu hết các trường đều lúng túng. Làm thế nào để phòng tham vấn tâm lý học đường phát huy tác dụng, hoạt động mang lại hiệu quả đang là vấn đề mà ngành giáo dục hết sức quan tâm, nhất là trước thực trạng hàng loạt sự việc về bạo lực học đường, rối loạn tâm lý học sinh, áp lực trong học tập… có chiều hướng gia tăng như hiện nay.