Ngày 19/6, Hội Nông dân tỉnh Đồng Tháp tổ chức lễ khởi động dự án 'Nâng cao năng lực quản lý, tạo sinh kế người dân tham gia mô hình đồng quản lý trong bảo vệ nguồn lợi thủy sản gắn với phát triển du lịch ở tỉnh Đồng Tháp'.
Chiều 13/6, tại Trường trung học cơ sở-trung học phổ thông Phú Thành A, huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp, Hội Khuyến học huyện Tam Nông phối hợp với nhà tài trợ đã tổ chức trao tặng quà, máy tính bảng và học bổng GEMS.
Chương trình xây dựng nông thôn mới ở Đồng Tháp thời gian qua đã góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế-xã hội của địa phương. Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, thể hiện rõ trách nhiệm của cấp ủy, tổ chức đảng trong tiên phong thực hiện và tuyên truyền, vận động, phong trào đã có sức lan tỏa mạnh mẽ, sâu rộng, khơi dậy tinh thần tự giác, chủ động tham gia của cộng đồng.
Sáng ngày 23/4, tại Hợp tác xã Quyết Tiến (xã Phú Thành A, huyện Tam Nông), Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật tỉnh Đồng Tháp phối hợp với Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh, UBND huyện Tam Nông tổ chức hội nghị phổ biến kiến thức 'Tiềm năng từ thị trường tín chỉ carbon – Qua Đề án 1 triệu héc ta lúa chất lượng cao ở đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL)'.
Thời gian qua, phong trào 'bếp cơm 0 đồng' đã phát triển mạnh mẽ trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp, với nhiều mô hình hoạt động hiệu quả. Các suất cơm nghĩa tình, nhân ái không chỉ cung cấp những bữa ăn miễn phí giúp người bệnh xoa dịu nỗi đau mà còn là nơi để mọi người chia sẻ, giúp đỡ lẫn nhau, lan tỏa nét đẹp văn hóa 'lá lành đùm lá rách' của người Việt Nam.
Cuối năm 2016, các nhà vườn, chủ ruộng ở tỉnh Ðồng Tháp chính thức đưa loại hình du lịch nông nghiệp vào phục vụ du khách. Từ đây, vùng đất sen hồng ngày càng đa dạng hóa các sản phẩm du lịch, thu hút nhiều du khách tìm đến.
Vườn quốc gia Tràm Chim là đại diện cho hệ sinh thái đất ngập nước tự nhiên cuối cùng còn sót lại của Đồng Tháp Mười xưa. Với hệ sinh thái đa dạng, nơi đây đã được công nhận là khu Ramsar thứ 4 Việt Nam và thứ 2.000 của thế giới. Đứng trước tình trạng sinh cảnh bị suy thoái và khai thác quá mức, UBND tỉnh Đồng Tháp đang nỗ lực bảo tồn đa dạng sinh học của Vườn quốc gia Tràm Chim với việc nghiên cứu thí điểm chi trả dịch vụ hệ sinh thái đất ngập nước.
Đây là mục tiêu của Kế hoạch tổ chức dạy bơi an toàn cho trẻ em thuộc Dự án 'Hỗ trợ triển khai các can thiệp hiệu quả và bền vững để phòng chống, đuối nước trẻ em tỉnh Đồng Tháp' năm 2025 (viết tắt là Dự án).
Ngày 27/1 (nhằm ngày 28 Tết), ông Lê Minh Hoan - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng lãnh đạo một số ngành tỉnh và lãnh đạo UBND huyện Tam Nông đến thăm Công ty trách nhiệm hữu hạn Du lịch WirdBird, Hội quán cộng đồng OCOP Tam Nông và Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp sinh thái Quyết Tiến ở xã Phú Thành A, huyện Tam Nông.
Gần 20 năm sản xuất phân bón trung vi lượng khoáng thiên nhiên, đăng ký độc quyền toàn quốc, Cựu chiến binh (CCB) Đỗ Xuân Hưng, 63 tuổi, Chủ tịch Hội đồng quản trị Hợp tác xã Nông nghiệp sạch Lâm Đồng (Hội CCB huyện Đức Trọng) đã có nhiều đóng góp hữu ích cho nhà nông.
Được coi là một trong những vùng sản xuất khô cá đồng lớn nhất miền Tây Nam bộ, những ngày này, hàng trăm hộ dân ở xã Phú Thọ, huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp đang tất bật cho vụ khô cá cuối năm, chuẩn bị đón Tết Nguyên đán Ất Tỵ. Giá khô cá đang tăng cao những ngày gần Tết khiến nhiều người dân vui mừng, tăng thêm sản lượng.
Năm 2024 tỉnh Đồng Tháp xuất khẩu gạo ước đạt 1.366.000 tấn, tăng 157,59% so với năm 2023, đạt 227,67% kế hoạch năm 2024.
Từng đàn chim nhạn, cò trắng tung cánh bay lên không trung, rồi đáp xuống mặt ruộng để tiếp tục tìm kiếm thức ăn, rất thân thiện với con người, tạo nên một bức tranh quê êm đềm, kỳ thú và đẹp mắt.
Vùng Tây Nam Bộ hiện có gần 60.000 doanh nghiệp đang hoạt động, trung bình hằng năm có khoảng 400-500 dự án khởi nghiệp. Đây là vùng sản xuất nông nghiệp lớn nhất nước ta và cũng đang đối mặt với thách thức rất lớn của biến đổi khí hậu. Thực tế đặt ra yêu cầu bức thiết về chuyển đổi nền kinh tế của vùng, trong đó chuyển đổi nông nghiệp cần phải giữ vị trí trung tâm theo định hướng bền vững và đổi mới sáng tạo.
Các đại biểu đã cùng nhau thảo luận về bối cảnh, thách thức, cơ hội, gắn kết ý tưởng giữa các bên để định hình các sáng kiến, mô hình kinh doanh cụ thể nhằm thúc đẩy kinh tế xanh ở Đồng bằng sông Cửu Long.
Thực hiện chủ trương tái cơ cấu ngành nông nghiệp, thời gian qua, nhiều địa phương đã triển khai xây dựng các mô hình kinh tế tuần hoàn nhằm nâng cao giá trị gia tăng và sức cạnh tranh cho sản phẩm. Nhiều mô hình đã chứng minh được hiệu quả cả về kinh tế và môi trường, từng bước được nhân rộng trên cả nước.
Trong 2 ngày (1 và 2-11), tại tỉnh Đồng Tháp, đoàn cán bộ Đoàn thanh niên Tổng công ty Tân Cảng Sài Gòn phối hợp với Tỉnh đoàn Đồng Tháp tổ chức các hoạt động giao lưu, học tập kinh nghiệm công tác đoàn, phong trào thanh niên và thực hiện công tác dân vận nghĩa tình trên địa bàn.
Trong khi nông dân vùng đê bao lúa ba vụ phải chật vật để 'thoát khỏi' cây lúa, thì vài mô hình sống thuận thiên, 'nương theo' nước lũ ở cánh đồng hai vụ không chỉ giúp nông dân có thêm nguồn thu nhập, mà đất đai còn được rửa độc, bổ sung dinh dưỡng…
Dự án tập trung nâng cao năng lực, hỗ trợ cho các tổ cộng đồng xây dựng và thực hiện các phương án bảo vệ nguồn lợi thủy sản hiệu quả.
Nông nghiệp tuần hoàn 'lúa - cá' tại Thái Lan sản xuất ra sản phẩm lúa hữu cơ luôn bán giá cao hơn thị trường nhiều lần và thích nghi với biến đổi khí hậu.
Hiện giá lúa OM 18 tại tỉnh Đồng Tháp bán với giá từ 8.700-9.000 đồng/kg, tính ra cao hơn lúa OM 5451 từ 500-700 đồng/kg và cao hơn lúa IR 50404 từ 700-800 đồng/kg.