Vinh danh hơn 100 nghệ sỹ, người làm phim nhân Ngày Điện ảnh Cách mạng Việt Nam

Trong số các nghệ sỹ được vinh danh có nhiều nghệ sỹ nổi tiếng với công chúng như đạo diễn Nghệ sỹ Nhân dân Đặng Nhật Minh, Nghệ sỹ Nhân dân Trần Văn Thủy, nhà quay phim Nguyễn Hữu Tuấn...

'Điện Biên sáng xuân này' tươi xanh những kỷ niệm và cảm xúc

Tháng 4/2024, kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ, Đoàn văn nghệ sĩ trong cả nước đã hành hương về nguồn 'Qua miền Tây Bắc, về với Điện Biên' do Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam tổ chức. Các hoạt động phong phú, mang nhiều ý nghĩa đã để lại ấn tượng với đồng bào vùng Tây Bắc - Điện Biên, khơi dậy nhiều cảm hứng sáng tác. Sự kiện văn học nghệ thuật này đã được bình chọn là một trong những sự kiện tiêu biểu năm 2024.

Sáng mãi tinh thần 'Quyết tử để Tổ quốc quyết sinh'

20 giờ ngày 19/12/1946, tín hiệu bắt đầu kháng chiến toàn quốc được phát ra, quân và dân Hà Nội nổ súng mở đầu những ngày đầu toàn quốc kháng chiến. 60 ngày đêm khói lửa với tinh thần 'Quyết tử để Tổ quốc quyết sinh' đã trở thành bản hùng ca bất tử trên con đường giành độc lập, tự do cho đất nước.

NSƯT Phùng Đệ - ký ức trở về tiếp quản Thủ đô năm ấy

Gặp đạo diễn, nhà quay phim, NSƯT Phùng Đệ tại nhà riêng của ông ở ngõ 45 Phan Đình Phùng, tôi đã hỏi luôn: 'Chắc những ngày này chú bận lắm?' (Tôi quen gọi ông là chú và xưng cháu như hồi mấy chục năm về trước được biết ông). Nghe tôi hỏi vậy, cụ ông 91 tuổi gật đầu: 'Từ ngày anh Hàm mất (Đại tá Nguyễn Trọng Hàm) mình thay anh ấy làm Trưởng ban liên lạc Chiến sĩ quyết tử Hà Nội'. Nói xong thì NSƯT Phùng Đệ cười: 'Mình trẻ nhất mà'.

Toàn cảnh 'Hà Nội - Bản hùng ca phố' tái hiện mùa thu náo nức tiếp quản Thủ đô

Không khí mùa thu lịch sử hoàn toàn được tái hiện thông qua chương trình 'Hà Nội - Bản hùng ca phố' trong không gian Hoàng thành Thăng Long. Đây là nơi diễn ra lễ chào cờ đầu tiên của Thủ đô Giải phóng vào 15h ngày 10/10/1954. Câu chuyện ngày 10/10 vinh quang đã được kể lại bằng những màn trình diễn công phu kết hợp giữa ánh sáng, công nghệ trình chiếu 3D, âm nhạc và hoạt cảnh.

Chất Hà thành trong chương trình 'Hà Nội - Bản hùng ca phố'

Chất Hà thành ngập tràn trong chương trình nghệ thuật chính luận 'Hà Nội - Bản hùng ca phố' chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô.

Lắng đọng, tự hào 'Hà Nội - Bản hùng ca phố'

Chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024), tối 10/10, UBND TP Hà Nội phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức chương trình chính luận nghệ thuật đặc biệt với chủ đề 'Hà Nội - Bản hùng ca phố' tại Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội.

Thiêng liêng, tự hào 'Hà Nội - Bản hùng ca phố'

Tối 10-10, chương trình chính luận nghệ thuật đặc biệt với chủ đề 'Hà Nội - Bản hùng ca phố' kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 – 10/10/2024) đã diễn ra đầy thiêng liêng, tự hào và lãng mạn tại Di sản văn hóa thế giới Hoàng thành Thăng Long.

Gặp nhân chứng lịch sử tại 'Hà Nội - Bản hùng ca phố'

Chương trình nghệ thuật chính luận 'Hà Nội - Bản hùng ca phố' đưa khán giả gặp gỡ những nhân chứng lịch sử vào thời khắc quan trọng của Thủ đô cách đây 70 năm. Tham dự chương trình có các lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước.

Tối nay 10-10, trình diễn công nghệ hiện đại 3D mapping tại di sản Hoàng thành Thăng Long

Chương trình chính luận nghệ thuật Hà Nội - Bản hùng ca phố do Đài Truyền hình Việt Nam phối hợp UBND TP Hà Nội tổ chức nhân kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô sẽ diễn ra tại Khu di sản Hoàng thành Thăng Long (Hà Nội) vào 20 giờ 10 ngày 10-10, được truyền hình trực tiếp trên kênh VTV1 và trực tuyến trên VTVgo.

'Hà Nội - Bản hùng ca phố' - âm nhạc và ký ức về một Thủ đô bất khuất

Nằm trong chuỗi các hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô, Chương trình truyền hình đặc biệt 'Hà Nội - Bản hùng ca phố' tôn vinh những cống hiến, đóng góp của các tầng lớp nhân dân, sự hy sinh to lớn của các thế hệ cha ông trong quá trình đấu tranh, bảo vệ, xây dựng, phát triển Thủ đô Hà Nội.

Truyền hình trực tiếp 'Hà Nội - Bản hùng ca phố' từ Hoàng thành Thăng Long

Chương trình nghệ thuật chính luận 'Hà Nội - Bản hùng ca phố' gợi nhớ đến những ngày tháng lịch sử hào hùng của Thủ đô và sự tiếp nối của thế hệ ngày nay trong công cuộc gìn giữ hòa bình, sáng tạo và phát huy nét văn hóa của Hà Nội.

'Hà Nội - Bản hùng ca phố': Nơi sống dậy những cảm xúc thiêng liêng, tự hào, lãng mạn

Chương trình 'Hà Nội - Bản hùng ca phố' là sự kết hợp giữa âm nhạc, ánh sáng và các phóng sự, phỏng vấn nhằm tái hiện chặng đường 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô.

Truyền hình trực tiếp 'Hà Nội - Bản hùng ca phố' tại di sản Hoàng thành Thăng Long

'Hà Nội - Bản hùng ca phố', chương trình nghệ thuật chính luận, gợi nhớ đến những ngày tháng lịch sử hào hùng của Thủ đô và sự tiếp nối của thế hệ ngày nay trong công cuộc gìn giữ hòa bình, sáng tạo và phát huy nét văn hóa của Hà Nội sẽ được tổ chức tại khu di sản thế giới Hoàng thành Thăng Long, Hà Nội vào 20h10 ngày 10/10, phát trực tiếp trên kênh VTV1, VTVgo.

Chuyện của một 'Vệ út'

Tôi gặp Trung tá, NSƯT Phùng Đệ vào một ngày thu. Trong căn nhà nhỏ nằm sâu ở ngõ 45 Phan Đình Phùng, người cựu chiến binh đã ngoài 90 tuổi đang bận rộn với xấp giấy tờ. Tôi sau khi chào ông thì hỏi luôn: 'Chắc những ngày này chú bận lắm?' (tôi gọi ông là chú và xưng cháu). NSƯT Phùng Đệ đặt xấp giấy xuống: 'Từ khi anh Hàm mất (Đại tá Nguyễn Trọng Hàm) tớ đảm nhiệm vai trò là Trưởng ban liên lạc Chiến sĩ quyết tử Hà Nội thay anh ấy'.

Chương trình 'Hà Nội - Bản hùng ca phố' diễn ra tại Hoàng thành Thăng Long vào tối 10-10

Chương trình chính luận nghệ thuật 'Hà Nội - Bản hùng ca phố', do Đài Truyền hình Việt Nam phối hợp UBND thành phố Hà Nội tổ chức, nhân kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024), sẽ diễn ra tại Khu di sản Hoàng thành Thăng Long (Hà Nội) vào 20h10 ngày 10-10, được truyền hình trực tiếp trên kênh VTV1, trực tuyến trên VTVgo.

Hà Nội - Bản hùng ca phố: Ngày tháng lịch sử hào hùng của Thủ đô

Hà Nội - Bản hùng ca phố là một trong những chương trình trọng điểm được Đài THVN thực hiện nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024).

Kết nối tình yêu với Hà Nội qua nghệ thuật

Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng thủ đô, nhiều chương trình nghệ thuật đã cùng lan tỏa tình yêu với Hà Nội - thủ đô ngàn năm văn hiến. Với bề dày lịch sử và văn hóa phong phú, Hà Nội sẽ luôn là nguồn cảm hứng cho các thế hệ nghệ sĩ và những tâm hồn yêu nghệ thuật, giữ vững vị trí đặc biệt trong trái tim mỗi người dân Việt Nam.

70 năm Giải phóng Thủ đô: Cuộc lui quân thần kỳ

Những ngày đầu tháng 2/1947, lực lượng của ta tiếp tục thực hiện nhiều trận đánh gây được tiếng vang, khiến quân Pháp bị hao tổn nhiều lực lượng, phương tiện.

Bài tham dự Cuộc thi viết 'Kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô: Ký ức tự hào' Những ngày hào hùng trong ký ức người 'Vệ út'

Trong căn nhà nằm sâu trong con ngõ nhỏ ở phố Phan Đình Phùng (Hà Nội), người 'Vệ út' Phùng Đệ năm xưa hào hứng kể về ký ức gian khổ mà hào hùng những ngày đầu Toàn quốc kháng chiến, đặc biệt là 60 ngày đêm khói lửa bảo vệ Thủ đô, giam chân giặc Pháp để Trung ương Đảng, Chính phủ rút lên An toàn khu, tạo điều kiện cho cả nước chuẩn bị mọi mặt bước vào cuộc kháng chiến trường kỳ.

Cô văn công Điện Biên trở lại chiến trường xưa, kể chuyện may cờ trên đường hành quân

Trở lại chiến trường xưa sau 70 năm, Trung tá Ngô Thị Ngọc Diệp - diễn viên đội văn công Đại đoàn 308 quân Tiên phong trong chiến dịch Điện Biên Phủ - trào dâng xúc động, nhiều kỷ niệm sống động ùa về.

Chuyện của cặp đôi văn công Điện Biên

Trung tá Ngô Thị Ngọc Diệp bước sang tuổi 88, nom đầy duyên dáng nhờ chất văn công chảy trong huyết quản. Sau lời năn nỉ của phóng viên, đôi tay bà vẫn mềm mại múa một đoạn trong điệu múa xòe chiến dịch Điện Biên năm xưa. Hai vợ chồng bà đều là văn công Điện Biên Phủ, nắm tay nhau đi qua mấy chục năm hôn nhân 'không bao giờ cãi vã'.

'Làm văn nghệ coi như một binh chủng'

Dù đã bước sang tuổi 88 nhưng Trung tá Ngô Thị Ngọc Diệp vẫn giữ được tinh thần tươi trẻ, dí dỏm như thời đôi mươi. Trong bộ quân phục toát lên dáng người nhỏ nhắn, nhanh nhẹn, bà kể lại những ngày tháng hào hùng nơi chiến trường Điện Biên Phủ, những buổi biểu diễn không sân khấu, không đèn đóm, chỉ có bãi cỏ và bộ đội là khán giả…

Binh đoàn nghệ thuật ở Điện Biên

Cuối năm 2023, nhà văn Châu La Việt hoàn tất cuốn tiểu thuyết lịch sử Vầng trăng Him Lam (Nhà xuất bản Quân đội nhân dân) với nhân vật trung tâm là nhạc sĩ Đỗ Nhuận và bối cảnh chính là chiến dịch Điện Biên Phủ. Bên cạnh đó, trong tác phẩm còn có những con người cũng đã góp phần làm nên chiến thắng lịch sử, như vợ chồng đạo diễn Khắc Tuế - nghệ sĩ Ngọc Diệp.

NSƯT Phùng Đệ: Người chiến sĩ - nghệ sĩ đi qua hai cuộc chiến

NSƯT Phùng Đệ là nhà quay phim chiến trường kì cựu. Chính những trải nghiệm ấy đã đi vào ống kính máy quay của ông một cách tự nhiên, giàu tình cảm. Với những đóng góp âm thầm của mình, vừa qua ông đã được trao tặng Giải thưởng Nhà nước về Văn học Nghệ thuật.

Thương hiệu Quốc gia: Đòn bẩy cho doanh nghiệp nâng tầm

Khi các hiệp định thương mại tự do đã và sẽ được ký kết, thị trường nội địa cũng không còn là sân chơi có ưu thế đặc biệt của DN Việt Nam thì việc cạnh tranh sẽ ngày càng khốc liệt. Và lúc đó, DN càng có thương hiệu mạnh sẽ càng chiếm ưu thế trong cuộc đua chiếm lĩnh thị trường.

Lễ chào cờ đầu tiên trong ngày giải phóng Hà Nội

15h ngày 10-10-1954, trong không khí tưng bừng của đoàn quân tiến về giải phóng Thủ đô, có một buổi lễ đặc biệt diễn ra ngay sân Đoan Môn - Hoàng thành Thăng Long (khi đó gọi là sân Cột Cờ), đó chính là Lễ chào cờ lịch sử đầu tiên trong ngày Hà Nội được giải phóng.