Tại kỳ họp thứ 6, các ĐBQH của tỉnh Lâm Đồng tích cực tham gia thảo luận, đóng góp kiến với hơn 25 lượt phát biểu, thảo luận, tranh luận, chất vấn tại tổ và tại hội trường. Nhiều nội dung thảo luận, ý kiến góp ý có chất lượng, xuất phát từ thực tiễn được Quốc hội, các cơ hữu quan nghiên cứu, tiếp thu...

Kỳ họp thứ 6: Dấu ấn về một Quốc hội đổi mới, gần gũi cử tri và Nhân dân

Các đại biểu cho rằng không khí kỳ họp rất sôi nổi, dân chủ, có nhiều điểm mới, thể hiện sự linh hoạt, trách nhiệm của Quốc hội trong việc giám sát, quyết sách các vấn đề quan trọng của đất nước.

Đại biểu đánh giá cao chất lượng kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV

Sáng 29/11, Quốc hội biểu quyết thông qua 2 Nghị quyết và họp phiên bế mạc. Bên hành lang Quốc hội, phóng viên báo Tin tức đã ghi nhận ý kiến của Đại biểu Quốc hội đánh giá về kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV.

Phải chủ động tìm kiếm, lôi kéo người tài

Sáng 27-11, Quốc hội tiến hành thảo luận ở hội trường về dự án Luật Thủ đô (sửa đổi), các ý kiến đều nhấn mạnh, Thủ đô là trung tâm chính trị kinh tế văn hóa của cả nước, nên việc xây dựng đặc thù cho Hà Nội là cần thiết. Cùng với đó, các đại biểu (ĐB) cũng tham gia góp ý nhiều vấn đề.

Hà Nội cần được tăng số lượng đại biểu HĐND thành phố

Các đại biểu Quốc hội thống nhất cao với quy định tăng số lượng đại biểu HĐND thành phố Hà Nội, đồng thời đề nghị cần tăng số lượng đại biểu chuyên trách.

Đẩy mạnh phân quyền cho Hà Nội là một bước đột phá quan trọng

Đại biểu Dương Khắc Mai, Đoàn ĐBQH tỉnh Đắk Nông cho rằng, quy định đẩy mạnh phân quyền cho chính quyền thành phố Hà Nội trong quyết định một số nội dung thuộc tổ chức bộ máy, biên chế là một bước đột phá quan trọng, tạo tiền đề cho TP Hà Nội thực hiện các cơ chế chính sách đặc thù trong dự thảo.

Đề xuất tăng thêm tỷ lệ Đại biểu Chuyên trách cho Hội đồng nhân dân Thành phố Hà Nội

Tại phiên thảo luận về Dự án Luật Thủ đô sửa đổi, nhiều ĐBQH thống nhất với quy định tăng số lượng Đại biểu HĐND Thành phố, đồng thời đề xuất tăng tỷ lệ Đại biểu Chuyên trách…

Đại biểu Quốc hội thống nhất tăng số lượng đại biểu HĐND thành phố Hà Nội

Một trong những nội dung được đại biểu đóng góp nhiều ý kiến vào dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) tại phiên thảo luận hội trường sáng 27/11 là các quy định liên quan đến chính quyền tại Thủ đô, số lượng đại biểu HĐND thành phố…

Quốc hội thảo luận về Dự án Luật Thủ đô (sửa đổi): Tạo cơ chế đặc thù cho Hà Nội phát triển

Đại biểu Quốc hội nhấn mạnh mục tiêu xây dựng và thực hiện đồng bộ các cơ chế, chính sách phát triển Thủ đô Hà Nội trở thành Thủ đô văn minh, hiện đại, dẫn dắt và tạo hiệu ứng lan tỏa liên kết đô thị.

Sửa đổi Luật Thủ đô: Tăng thêm tỷ lệ đại biểu chuyên trách cho HĐND TP

Góp ý về Dự thảo Luật Thủ đô tại phiên thảo luận tại hội trường, Kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XV, đại biểu Quốc hội thống nhất với quy định tăng số lượng đại biểu HĐND TP Hà Nội, đặc biệt cần tăng tỷ lệ đại biểu chuyên trách để đảm bảo hiệu quả hoạt động.

Đề xuất quy định chính sách ưu việt, đặc thù nhất cho Thủ đô

Phát biểu tại thảo luận tổ về dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) trong khuôn khổ kỳ họp thứ sáu, Quốc hội khóa XV, Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Lâm Đồng Nguyễn Tạo đề nghị xem xét những chính sách ưu việt, đặc thù nhất để quy định trong dự thảo Luật.

Cần đề cập rõ đến loại hình kinh doanh vận tải bằng xe công nghệ trong dự thảo Luật Đường bộ

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 6, sáng 24/11, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật Đường bộ. Tại đây, nhiều ý kiến đại biểu cho rằng: Cần rà soát thêm để tránh trùng lặp các quy định giữa các luật; Cần đề cập rõ đến loại hình kinh doanh vận tải bằng xe công nghệ; Ưu tiên sử dụng đất để đầu tư xây dựng điểm dừng, đỗ, trông, giữ phương tiện…

Đại biểu Quốc hội: Ưu tiên phát triển vận tải hành khách công cộng

Đóng góp ý kiến vào Dự thảo Luật Đường bộ, các đại biểu Quốc hội đồng thuận với chính sách ưu tiên phát triển vận tải hành khách công cộng bằng tàu điện, xe điện.

ĐBQH: Cần quy định rõ về loại hình kinh doanh vận tải sử dụng công nghệ

Đóng góp ý kiến vào Dự thảo Luật Đường bộ, các đại biểu Quốc hội đề nghị cơ quan soạn thảo bổ sung quy định về công trình ngầm gắn với công trình thương mại, dịch vụ; dành sự quan tâm hơn đến hình thức kinh doanh vận tải đưa đón học sinh...

ĐBQH: Lớp phòng thủ về thanh tra, giám sát ngân hàng 'rất dễ bị xuyên thủng'

Thảo luận tại hội trường về dự án Luật các Tổ chức tín dụng chiều 23/11, một vấn đề được các đại biểu đặc biệt quan tâm, nêu ý kiến là về thanh tra, kiểm tra, giám sát ngân hàng.

ĐBQH NGUYỄN TẠO: CẦN BỔ SUNG QUY ĐỊNH ĐỐI VỚI CÔNG TRÌNH NGẦM THEO MÔ HÌNH PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ VỚI ĐỊNH HƯỚNG GIAO THÔNG CÔNG CỘNG TOD

Góp ý vào dự thảo Luật Đường bộ, đại biểu Nguyễn Tạo, Phó trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội chuyên trách tỉnh Lâm Đồng đề nghị bổ sung quy định đối với công trình ngầm gắn với công trình thương mại, dịch vụ theo mô hình phát triển đô thị, theo định hướng giao thông công cộng TOD, nhằm tối ưu hóa tài nguyên đất và mức độ sử dụng đất để đạt được những mong muốn phát triển kinh tế - xã hội bền vững trong tương lai.

Dự luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi): Cần thiết kế mô hình giám sát tài chính độc lập

Từ thực tiễn một số vụ án vừa qua, đặc biệt là vụ án ngân hàng SCB, đại biểu Quốc hội cho rằng, dự luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi) phải chế định chặt chẽ để kiểm soát quyền lực của cơ quan kiểm tra, thanh tra.

Từ vụ ngân hàng SCB cần kiểm soát quyền lực của cơ quan kiểm tra, thanh tra

Từ thực tiễn một số vụ án vừa qua, đặc biệt là vụ án ngân hàng SCB, đại biểu Nguyễn Tạo lưu ý, kiểm soát quyền lực của cơ quan kiểm tra, thanh tra; việc thẩm định kết quả, kết luận ra sao, phải có chế định chặt chẽ ở trong Luật Các tổ chức tín dụng.

Cân nhắc việc để ngân hàng làm đại lý bảo hiểm

Chiều 23/11, trao đổi một số nội dung liên quan đến Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi) được các đại biểu Quốc hội đề cập trong phiên thảo luận, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng chia sẻ, qua lắng nghe báo cáo giải trình tiếp thu của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và ý kiến của đại biểu Quốc hội, cơ quan chủ trì soạn thảo nhận thấy vẫn còn có những ý kiến khác nhau, đặc biệt là vấn đề liên quan đến can thiệp sớm, kiểm soát đặc biệt, cho vay đặc biệt còn các phương án khác nhau.

Tổ chức Tòa án theo cấp xét xử đảm bảo sự công minh và độc lập

Chiều 22/11, cho ý kiến về quy định tổ chức TAND phúc thẩm thay cho TAND cấp tỉnh và TAND sơ thẩm thay cho TAND cấp huyện, tại khoản 1 Điều 4 Dự thảo Luật Tổ chức TAND (sửa đổi), các đại biểu cho rằng, việc thay đổi này sẽ thể hiện cả hình thức tổ chức và nội dung thẩm quyền xét xử.

Điều chỉnh thời gian thông qua dự án Luật Đất đai (sửa đổi) là quyết định thận trọng, thấu đáo

Sáng 22/11, với 91,7% đại biểu Quốc hội có mặt tán thành, Quốc hội đã biểu quyết thông qua việc điều chỉnh Chương trình Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV. Theo đó, Quốc hội cho phép điều chỉnh thời gian thông qua dự án Luật Đất đai (sửa đổi) từ Kỳ họp này sang Kỳ họp gần nhất để tiếp tục nghiên cứu, tiếp thu, chỉnh lý, rà soát kỹ lưỡng và hoàn thiện dự thảo Luật, bảo đảm chất lượng tốt nhất trước khi trình Quốc hội thông qua.

Đại biểu đề xuất giảm thuế GTGT đến hết năm 2024

Đánh giá là giải pháp hiệu quả và khả thi trong chính sách hỗ trợ áp dụng vài năm gần đây, nhiều đại biểu kiến nghị Quốc hội xem xét cho tiếp tục giảm thuế GTGT dài hơn, có thể hết năm 2024.

Cân nhắc giảm thuế giá trị gia tăng cho cả năm 2024

Cho rằng việc giảm thuế giá trị gia tăng đã phát huy giá trị trong năm 2023 bất chấp tác động tiêu cực từ thu nhập, việc làm và niềm tin tiêu dùng, đại biểu Quốc hội đề nghị cân nhắc xem xét tiếp tục giảm thuế giá trị gia tăng cho cả năm 2024, nhằm góp phần kích cầu tiêu dùng, thúc đẩy sản xuất kinh doanh trong bối cảnh kinh tế còn nhiều khó khăn.

Rà soát kỹ lưỡng các nhóm hàng hóa, dịch vụ được áp dụng giảm thuế VAT

Chiều nay, 20.11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ Sáu, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Quốc hội làm việc tại Hội trường, nghe Tờ trình, Báo cáo thẩm tra và thảo luận về dự án Nghị quyết của Quốc hội về giảm thuế giá trị gia tăng (VAT).

Giảm thuế giá trị gia tăng chỉ là một trong nhiều biện pháp thúc đẩy phát triển kinh tế

Theo Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc, việc giảm thuế giá trị gia tăng (GTGT) chỉ là một trong nhiều biện pháp thúc đẩy phát triển kinh tế và mang tính ngắn hạn. Do đó, cùng với giảm thuế, cần triển khai các giải pháp khác lâu dài để kích cầu, thúc đẩy tăng trưởng.

Đề nghị giảm thuế VAT 2% cho cả năm 2024

Trước ý kiến đại biểu đề nghị giảm thuế VAT 2% cho cả năm 2024, thay vì chỉ 6 tháng đầu năm, Bộ trưởng Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết, sẽ đánh giá cụ thể tác động của chính sách này để báo cáo Quốc hội.

Giảm thuế VAT 2% trong 6 tháng đầu năm 2024, giúp doanh nghiệp vượt qua khó khăn

Chính phủ đề xuất tiếp tục thực hiện chính sách giảm 2% thuế suất thuế VAT đối với các nhóm hàng hóa, dịch vụ đang áp dụng mức thuế suất 10%, thời gian thực hiện từ ngày 1/1 đến 30/6/2024.

Giảm thuế giá trị gia tăng như hiện hành nhằm giảm áp lực cho ngân sách

Chiều 20/11, tại Quốc hội, giải trình ý kiến đại biểu nêu về đề xuất giảm thuế giá trị gia tăng, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết, đề xuất giảm thuế giá trị gia tăng cho nửa năm 2024 như hiện hành, nhằm đảm bảo sự nhất quán trong chính sách và giảm áp lực cho ngân sách nhà nước.

CÂN NHẮC ÁP DỤNG CHUNG MỘT MỨC GIẢM THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG CHO TẤT CẢ CÁC HÀNG HÓA, DỊCH VỤ

Cho ý kiến về dự án Nghị quyết của Quốc hội về giảm thuế giá trị gia tăng (VAT), đa số đại biểu Quốc hội cho rằng việc tiếp tục xem xét giảm thuế VAT 2% là cần thiết, tuy nhiên, cần rà soát kỹ lưỡng các nhóm hàng hóa dịch vụ được áp dụng giảm thuế VAT, cân nhắc áp dụng chung một mức giảm thuế GTGT cho tất cả hàng hóa, dịch vụ.

TỔNG THUẬT TRỰC TIẾP CHIỀU 20/11: QUỐC HỘI THẢO LUẬN VỀ DỰ THẢO NGHỊ QUYẾT ÁP DỤNG THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP VÀ TỜ TRÌNH GIẢM THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG

Tiếp tục chương trình làm việc Kỳ họp thứ 6, 14h00 chiều 20/11, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Quốc hội thảo luận ''về dự thảo Nghị quyết về việc áp dụng thuế thu nhập doanh nghiệp bổ sung theo quy định chống xói mòn cơ sở thuế toàn cầu'' và Tờ trình của Chính phủ ''về việc giảm thuế giá trị gia tăng''.

Bế tắc thu hút doanh nghiệp đầu tư dự án PPP giao thông

Dai dẳng xử lý bất cập các dự án BOT giai đoạn trước và nan giải thu hút nhà đầu tư vào các dự án PPP giao thông làm nóng nghị trường tại phiên chất vấn Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV. Tại kỳ họp này, Chính phủ đang trình Quốc hội thí điểm một số cơ chế đặc thù tháo gỡ khó khăn trong đầu tư các dự án giao thông đường bộ...

Đại biểu Quốc hội: Cải cách tiền lương là điều mong mỏi nhất với đội ngũ công chức, viên chức

Theo các đại biểu Quốc hội, việc thực hiện cải cách tiền lương từ ngày 1/7/2024 là điều mong mỏi nhất đối với đội ngũ công chức, viên chức, đặc biệt là những lao động trong ngành giáo dục, y tế.

Cân nhắc tỷ lệ góp vốn của Nhà nước vào dự án PPP đường bộ

Sáng 9/11, thảo luận tại hội trường về dự thảo Nghị quyết thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù về đầu tư xây dựng công trình giao thông đường bộ, các đại biểu Quốc hội đề nghị cân nhắc tỷ lệ góp vốn của Nhà nước vào dự án đầu tư theo phương thức đối tác công - tư (PPP) đường bộ.

Cân nhắc tỷ lệ vốn Nhà nước tham gia dự án PPP đường bộ

Sáng 9/11, thảo luận về dự thảo Nghị quyết thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù về đầu tư xây dựng công trình giao thông đường bộ, các đại biểu Quốc hội tán thành với sự cần thiết ban hành Nghị quyết nhằm bảo đảm thực hiện thành công chủ trương của Đảng về xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đường bộ hiện đại, đổi mới mạnh mẽ phân cấp, phân quyền, ủy quyền và nâng cao hiệu quả phối hợp trong công tác lãnh đạo, thu hút tối đa nguồn lực đầu tư.

Tăng tỷ lệ vốn nhà nước trong các dự án giao thông đường bộ thế nào là hợp lý?

Sáng 9-11, tiếp tục chương trình làm việc, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự thảo Nghị quyết thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù về đầu tư xây dựng công trình giao thông đường bộ.

Đại biểu đề nghị nâng tỷ lệ góp vốn của Nhà nước tham gia dự án PPP lên 80%

Thảo luận tại Quốc hội, đại biểu Phan Đức Hiếu (Thái Bình) đề nghị Chính phủ cân nhắc nâng tỷ lệ góp vốn của Nhà nước tham gia dự án PPP lên 80%.

Vì sao cần cấp thiết ban hành Nghị quyết thí điểm chính sách đặc thù về xây dựng công trình giao thông đường bộ?

Thảo luận ở hội trường về dự thảo Nghị quyết thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù về đầu tư xây dựng công trình giao thông đường bộ, nhiều ĐBQH cho rằng việc ban hành Nghị quyết là cần thiết nhằm kịp thời tháo gỡ vướng mắc, khó khăn trong khi triển khai…

Đại biểu đề xuất tăng tỉ lệ vốn nhà nước trong các dự án giao thông đường bộ

Sáng 9/11, đại biểu Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự thảo Nghị quyết thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù về đầu tư xây dựng công trình giao thông đường bộ. Nhiều ý kiến đề xuất tăng tỉ lệ vốn nhà nước trong các dự án giao thông theo hình thức PPP.