Trong 11 tháng đầu năm 2024, số ca chết não hiến tạng ở Việt Nam tăng gấp đôi năm 2023. Kể từ ca hiến tạng từ người cho chết não đầu tiên được thực hiện ở Việt Nam vào năm 2008, đây là năm đạt kỷ lục cao nhất về số người chết não hiến tạng.
Sau gần một năm áp dụng những cơ chế đặc biệt trong nghị quyết 28 của HĐND tỉnh, ngành y tế tỉnh Quảng Ninh đã thu hút được nhiều nhân lực y tế chất lượng về làm việc.
Sau bão, nhiều cơ sở vật chất của ngành Y tế Quảng Ninh bị hư hỏng, cùng với điều kiện thiếu thốn điện, nước đòi hỏi toàn ngành phải nỗ lực cao nhất để đảm bảo công tác khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe nhân dân.
Do ảnh hưởng của bão số 3 (Yagi), nhiều bệnh viện, Trung tâm y tế tại tỉnh Quảng Ninh thiệt hại nặng nề.
Đến ngày 9/9, sau cơn bão Yagi, các bệnh viện ở tỉnh Quảng Ninh vẫn chưa có điện lưới trở lại. Công tác khắc phục hậu quả sau bão vẫn đang được triển khai khẩn trương.
Thành công của ca lấy, ghép tạng được thực hiện tại Bệnh viện Việt Nam-Thụy Điển Uông Bí (tỉnh Quảng Ninh) mới đây một lần nữa chứng minh nghĩa cử cao đẹp của những người đã vượt qua nỗi đau, mất mát để tiếp tục gieo mầm sự sống cho bệnh nhân khác.
Lễ trao quyết định hiến mô tạng, cơ thể người tại tỉnh Quảng Ninh đã đánh dấu mốc quan trọng trong công tác tư vấn vận động hiến mô tạng của ngành y tế trên địa bàn tỉnh.
Sáng 17/5, ông Cao Tường Huy, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh, tự nguyện ký đơn đăng ký hiến mô, bộ phận cơ thể người sau khi qua đời.
Mỗi ngày nước ta có tới 30 người tử vong do không có tạng để ghép. Chỉ riêng tại tỉnh Quảng Ninh hiện có khoảng 500 bệnh nhân suy thận ở những giai đoạn cuối đang chờ được ghép tạng. Đó là thông tin được đề cập tại Lễ đón nhận quyết định thành lập 'Chi hội vận động hiến mô, bộ phận cơ thể người Việt Nam' tại Quảng Ninh.
Việc thành lập Chi hội vận động hiến mô, bộ phận cơ thể người tại Quảng Ninh sẽ có nguồn tạng để triển khai ghép tim, gan, phổi và nhiều bộ phận cơ thể khác trong tương lai gần.
Kỹ thuật ghép tạng của Việt Nam ngang tầm các nước song tỷ lệ đăng ký hiến, ghép tạng từ người chết não thấp nhất thế giới.
Đó là thông điệp của bà Nguyễn Thị Kim Tiến, Chủ tịch Hội Vận động hiến mô, bộ phận cơ thể người Việt Nam, nguyên Bộ trưởng Bộ Y tế hôm nay 17/5 tại lễ trao quyết định thành lập Chi hội vận động hiến mô, bộ phận cơ thể người Việt Nam tại Quảng Ninh và lễ phát động đăng ký hiến tặng mô, bộ phận cơ thể người.Sự sống tiếp tục được hồi sinh nếu có nhiều người hiến tạng và bệnh nhân được ghép tạng. Việc thành lập các Chi hội vận động hiến mô, tạng tại các địa phương và Tổ tư vấn vận động hiến mô, tạng sau chết/chết não tại các bệnh viện kỳ vọng sẽ tăng nguồn tạng hiến, lan tỏa mạnh mẽ thông điệp 'Cho đi là còn mãi' để cứu người.
Là địa phương có diện tích sản xuất nông nghiệp lớn, xã Yên Mỹ (Nông Cống) luôn chú trọng áp dụng các tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào canh tác để nâng cao trình độ sản xuất của người dân. Đồng thời, vận dụng linh hoạt các cơ chế, chính sách của tỉnh, huyện để thu hút các thành phần kinh tế đầu tư vào sản xuất nhằm hướng đến nền nông nghiệp quy mô lớn, chất lượng cao, giá trị gia tăng lớn.
Từ thành công trong công tác lấy tạng người hiến diễn ra tại Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí vừa qua, Sở Y tế Quảng Ninh đề nghị các bệnh viện tuyến tỉnh trên địa bàn tiếp tục đẩy mạnh việc triển khai nghiên cứu, định hướng lấy tạng và ghép tạng ngay tại đơn vị.
Sự kiện 'Lần đầu tiên lấy đa tạng từ người cho chết não tại bệnh viện tuyến tỉnh hồi sinh nhiều sự sống' trong đêm 1/4 rạng sáng 2/4 tại tỉnh Quảng Ninh đã mở rộng một dấu ấn trên bản đồ ghép tạng của Việt Nam.
Tiến sĩ y khoa, bác sĩ chuyên khoa cấp 2 được hỗ trợ 750 triệu đồng khi công tác tại các Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ninh, Bệnh viện Sản nhi Quảng Ninh, Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí, Bệnh viện Đa khoa Bãi Cháy.
Tỉnh Quảng Ninh được biết đến với nhiều con số tăng trưởng ấn tượng, có nhiều chính sách riêng cho nhân dân, các khu vực, đối tượng đặc thù.
Những năm qua, ngành Y tế tỉnh Quảng Ninh đã chủ động đẩy mạnh công tác chuyển đổi số từ tuyến tỉnh tới cơ sở. Điều này đã giúp các cơ sở khám chữa bệnh cũng như người bệnh tiếp cận các dịch vụ y tế được nhanh chóng, thuận lợi.
Vẫn còn nhiều khó khăn, bất cập liên quan tới công tác mua sắm, đấu thầu vật tư, thiết bị y tế cần được cơ quan chức năng tháo gỡ bằng việc ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành.
Lãnh đạo nhiều sở y tế và các bệnh viện đề nghị thời gian tới cần khẩn trương sửa đổi Luật Đấu thầu để giải quyết căn cơ vấn đề thiếu thuốc, vật tư, hóa chất, trang thiết bị y tế.
Vẫn còn đó nhiều vướng mắc, đề xuất giải quyết tháo gỡ liên quan tới công tác đấu thầu, mua sắm thiết bị, vật tư y tế.
Nghị quyết 30/2023/NQ-CP (NQ 30) và Nghị định 07/2023/NĐ-CP (NĐ 07) được Chính phủ ban hành trong bối cảnh thiếu vật tư, trang thiết bị y tế trầm trọng ở hầu hết các bệnh viện. Bên cạnh niềm vui được 'cởi trói' khi Chính phủ ban hành hai văn bản quan trọng, giải quyết những khó khăn cơ bản hiện nay, nhiều bệnh viện, sở y tế các địa phương vẫn còn lúng túng khi triển khai.
Đại diện lãnh đạo nhiều sở y tế các địa phương và nhiều bệnh viện đều khẳng định Nghị định 07 và Nghị quyết 30 của Chính Phủ đã tháo gỡ phần lớn những 'nút thắt' trong mua sắm, đấu thầu thuốc, vật tư, trang thiết bị y tế. Tuy nhiên, vẫn cần có biện pháp để giải quyết căn cơ trong thời gian tới.
Sở Y tế các địa phương, các cơ sở y tế bày tỏ mong muốn Bộ Y tế và bộ, ngành liên quan sớm có những văn bản hướng dẫn cụ thể để triển khai các nội dung đã được Nghị định số 07/2023/NĐ-CP và Nghị quyết số 30/2023/NQ-CP 'tháo gỡ' điểm nghẽn trong đấu thầu mua sắm hóa chất, vật tư, trang thiết bị y tế.
Trong những ngày nghỉ Tết vừa qua, các bệnh viện trên cả nước đều lên kế hoạch, bố trí trực bốn cấp; bảo đảm đầy đủ trang thiết bị, vật tư, thuốc men… Cho nên đến thời điểm này, công tác cấp cứu, điều trị cho người dân được thầy thuốc, cơ sở y tế thực hiện kịp thời, không xảy ra trường hợp đáng tiếc nào.
Tỉnh Quảng Ninh đã huy động nhiều trang thiết bị, vật tư tài trợ cho phòng, chống dịch COVID-19, trị giá hơn 96,5 tỷ đồng; mua sắm 60 gói thầu trang thiết bị, vật tư, hóa chất trị giá hơn 108 tỷ đồng.
Nguyên Giám đốc CDC Quảng Ninh Ninh Văn Chủ vừa bị kỷ luật cảnh cáo do chủ trì, tham gia những bữa 'tiệc chia tay', 'lễ tri ân' trước khi về hưu gây xôn xao dư luận.
Cả trăm người ăn, ở tại khách sạn sang trọng bậc nhất Hạ Long (Quảng Ninh) và dùng tiệc trên du thuyền 5 sao, song Chủ nhiệm CLB các Giám đốc CDC miền Bắc khẳng định không dùng tiền cơ quan, dù chỉ 1 xu. Vậy ai đã chi trả cho những bữa tiệc này?
Hội đồng xét tặng Thầy thuốc ưu tú, Thầy thuốc Nhân dân tỉnh Quảng Ninh vừa quyết định tạm dừng việc gửi danh sách đề nghị xét tặng danh hiệu Thầy thuốc Nhân dân đối với ông Ninh Văn Chủ, cựu Giám đốc CDC Quảng Ninh.
Hội đồng xét tặng Thầy thuốc ưu tú, Thầy thuốc Nhân dân tỉnh Quảng Ninh vừa quyết định tạm dừng việc gửi danh sách xét tặng danh hiệu Thầy thuốc Nhân dân đối với ông Ninh Văn Chủ, cựu Giám đốc CDC Quảng Ninh.
Trước thông tin phản ánh về những bữa tiệc chia tay ông Ninh Văn Chủ, nguyên Giám đốc CDC Quảng Ninh gây xôn xao dư luận, Thường trực Tỉnh ủy Quảng Ninh đã giao Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy khẩn trương kiểm tra, xác minh, làm rõ dấu hiệu vi phạm.
Ông Ninh Văn Chủ, cựu Giám đốc CDC Quảng Ninh đã chính thức lên tiếng về những hình ảnh tiệc chia tay về hưu gây xôn xao.
Vị cựu giám đốc CDC tỉnh Quảng Ninh cho biết bản thân đến nay tuy đã nhận quyết định nghỉ hưu theo chế độ nhưng vẫn chưa tổ chức lễ chia tay chính thức nào vì muốn đợi để tổ chức chung với 2 người khác ở cơ quan cùng về hưu.
Trước thông tin tổ chức nhiều bữa tiệc chia tay khi nghỉ hưu, ông Ninh Văn Chủ, Giám đốc CDC Quảng Ninh đã lên tiếng.