Thời gian qua, các cấp, ngành trên địa bàn tỉnh đã đẩy mạnh tổ chức các cuộc thi ảnh, âm nhạc, vẽ tranh… nhằm quảng bá và giới thiệu hình ảnh đẹp về mảnh đất và con người Xứ Lạng nói chung và vẻ đẹp hoa đào Xứ Lạng nói riêng đến với du khách, bạn bè trong nước và quốc tế.
Tại Kỳ họp thứ 19 (kỳ họp chuyên đề), HĐND tỉnh Lạng Sơn khóa XVII tổ chức vào sáng 14/9, HĐND tỉnh đã tiến hành miễn nhiệm chức vụ Phó Chủ tịch UBND tỉnh; Ủy viên UBND tỉnh, đồng thời bầu bổ sung hai Ủy viên UBND tỉnh Lạng Sơn khóa XVII, nhiệm kỳ 2021-2026.
Chiều 31/7, Tỉnh ủy Lạng Sơn tổ chức Hội nghị công bố các quyết định về công tác cán bộ. 11 trường hợp lãnh đạo các sở, ngành, huyện trên địa bàn Lạng Sơn được luân chuyển, bổ nhiệm vị trí công tác mới.
Chiều 31/7, Tỉnh ủy Lạng Sơn tổ chức Hội nghị công bố các Quyết định về công tác cán bộ. 11 trường hợp lãnh đạo các sở, ngành, huyện trên địa bàn được luân chuyển, bổ nhiệm vị trí công tác mới.
Một số tỉnh, trong đó có Lạng Sơn, đang bước đầu xây dựng và phát triển Công viên địa chất, hoàn thiện Hồ sơ trình UNESCO công nhận Công viên Địa chất Toàn cầu.
Cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, ẩm thực đặc sắc và nét văn hóa đậm đà bản sắc là những lợi thế để ngày càng có nhiều mô hình du lịch cộng đồng ở Lạng Sơn. Đây là hướng phát triển góp phần bảo tồn, phát huy những giá trị văn hóa đặc trưng của vùng đồng bào dân tộc thiểu số, đem lại thu nhập ổn định cho bà con, đóng góp vào sự phát triển kinh tế-xã hội của địa phương.
Những năm qua, công tác gia đình luôn được ban chỉ đạo (BCĐ) công tác gia đình từ tỉnh đến cơ sở quan tâm, chỉ đạo thực hiện có hiệu quả, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức và hành động của các tầng lớp Nhân dân. Qua đó, góp phần đẩy lùi bạo lực, xây dựng gia đình ấm no, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc và phát triển bền vững.
Lạng Sơn là nơi giao lưu, tụ hội văn hóa đặc sắc của 7 dân tộc chính cùng với khí hậu đặc trưng vùng Đông Bắc Bộ nên đã hình thành nét văn hóa ẩm thực mang hương vị và phong cách riêng. Đây là một trong những điều kiện thuận lợi để phát triển loại hình du lịch ẩm thực.
Lạng Sơn là nơi giao lưu, tụ hội văn hóa đặc sắc của 7 dân tộc chính cùng với khí hậu đặc trưng vùng Đông Bắc Bộ nên đã hình thành nét văn hóa ẩm thực mang hương vị và phong cách riêng. Đây là một trong những điều kiện thuận lợi để phát triển loại hình Foodtour (du lịch ẩm thực). Qua đó, không chỉ giúp đa dạng hóa trải nghiệm cho du khách mà còn góp phần hiện thực hóa mục tiêu phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh.
Trong những năm qua, phong trào 'Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa' được triển khai sâu rộng trong toàn tỉnh và cụ thể hóa bằng nhiều nội dung, việc làm thiết thực. Qua đó, góp phần xây dựng nếp sống văn minh, môi trường văn hóa lành mạnh, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc và tạo nền tảng cho sự phát triển kinh tế, xã hội trên địa bàn.
Lạng Sơn là tỉnh miền núi biên giới thuộc vùng Đông Bắc của Tổ quốc, đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, có vị trí chiến lược về kinh tế-xã hội, quốc phòng-an ninh và đối ngoại của cả nước. Nhằm cải thiện và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân, nhiều năm qua, tỉnh Lạng Sơn luôn coi trọng bảo tồn, phát huy giá trị các di sản văn hóa; giáo dục truyền thống yêu nước, truyền thống lịch sử, cách mạng, truyền thống văn hóa; chăm lo phát triển sự nghiệp văn học, nghệ thuật.
Trong khuôn khổ Hội chợ Du lịch quốc tế Việt Nam - VITM Hà Nội 2023, ngày 14-4, Sở VH-TT&DL tỉnh Lạng Sơn đã tổ chức chương trình giới thiệu du lịch Lạng Sơn - 'Trải nghiệm và cảm nhận', với nhiều sản phẩm du lịch mới của tỉnh Lạng Sơn.
Có rất nhiều lợi thế nhưng tỉnh Lạng Sơn vẫn chưa khai thác hết các tiềm năng du lịch vốn có.
Chia sẻ tại Chương trình giới thiệu du lịch Lạng Sơn 'Trải nghiệm và cảm nhận', ngày 14/4, ông Nguyễn Phúc Hà - Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Lạng Sơn nhấn mạnh: Lạng Sơn xác định mục tiêu đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.
Vào lúc 15h10 chiều 15/3, tại Km số 0, cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị (huyện Cao Lộc, Lạng Sơn) trở nên sôi động khi đoàn khách du lịch gần 150 người đến từ Khu tự trị dân tộc Choang, Quảng Tây, Trung Quốc qua biên giới, làm thủ tục nhập cảnh vào Việt Nam.
Từ ngày 8/1, Trung Quốc dự kiến sẽ mở lại toàn bộ các cửa khẩu đường bộ sau thời gian dài phong tỏa chống dịch COVID-19. Nắm bắt cơ hội này, tỉnh Lạng Sơn đã sẵn sàng phương án thích ứng để việc xuất nhập cảnh, xuất nhập khẩu thông thoáng, thuận lợi.
Những năm qua, các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp (CQĐVDN) trên địa bàn tỉnh ra sức thi đua, hưởng ứng phong trào 'Xây dựng CQĐVDN đạt chuẩn văn hóa', đưa phong trào lan tỏa sâu rộng trong toàn tỉnh.
Toàn tỉnh hiện có 113 doanh nghiệp và 251 hộ kinh doanh có ngành nghề kinh doanh hoạt động quảng cáo. Hoạt động chủ yếu là quảng cáo ngoài trời (QCNT) dưới các hình thức: bảng điện tử; bảng, biển quảng cáo tấm nhỏ, tấm lớn, băng rôn… Những năm trước đây, nhiều khu vực trung tâm tại các xã, thị trấn và các phường, xã trên địa bàn tỉnh vẫn còn phổ biến tình trạng quảng cáo, rao vặt gây mất mỹ quan đô thị; quảng cáo sai nội dung, kích thước không đúng quy định; không tháo dỡ quảng cáo khi hết hạn…
Để kích cầu du lịch, thời gian qua, các cấp, ngành chức năng của tỉnh đã triển khai nhiều giải pháp đồng bộ. Trong đó, tăng cường hợp tác, liên kết du lịch là một trong những giải pháp được ngành du lịch tỉnh đẩy mạnh thực hiện.
Lạng Sơn cần triển khai xây dựng mô hình điểm hoàn chỉnh, tạo ra sản phẩm đặc trưng, tạo nét khác biệt với các điểm du lịch cộng đồng khác, tạo giá trị gia tăng để kéo dài thời gian lưu trú của khách.
Từ nhiều đời nay, mỗi thôn, tổ dân phố (TDP) đều có hương ước, quy ước (HƯQƯ) được lưu truyền và thay đổi theo thời gian, phù hợp với tình hình thực tế và không trái với quy định của pháp luật. Việc xây dựng và thực hiện HƯQƯ đã góp phần tuyên truyền các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến Nhân dân.'Việc xây dựng và thực hiện HƯQƯ cũng là một hình thức phổ biến giáo dục pháp luật trực tiếp. Hiện nay, 100% các bản HƯQƯ trên địa bàn tỉnh đều được xây dựng trên nguyên tắc tuân thủ Hiến pháp, pháp luật và bảo vệ các phong tục, tập quán tốt đẹp trong cộng đồng các dân tộc, có sự tham gia phối hợp thẩm định của phòng tư pháp trước khi trình UBND cấp huyện phê duyệt công nhận. Việc tổ chức thực hiện tốt HƯQƯ tại các thôn, TDP sẽ góp phần tích cực phòng, chống tội phạm, các hành vi vi phạm pháp luật ngay tại cơ sở'.
Then là một loại hình tín ngưỡng mang tính tổng hợp chứa đựng nhiều giá trị văn hóa đặc sắc. Cùng với đàn tính, chùm sóc nhạc, chiếc mũ đội đầu của người thực hành then cổ có nhiều đường nét, hình tượng, tạo thành sản phẩm văn hóa in đậm bản sắc của đồng bào Tày, Nùng Lạng Sơn.
Là năm đầu tiên tổ chức, Lễ hội Kỳ Hoa đã đạt thành công vượt mong đợi với nhiều dấu ấn nổi bật trong dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5.
Sau 5 ngày diễn ra sôi động (từ 29/4 đến 3/5/2022), Lễ hội Kỳ Hoa đã chính thức khép lại song những dư âm về mảnh đất giàu truyền thống lịch sử, văn hóa, con người Xứ Lạng hồn hậu, mến khách còn lưu lại đậm sâu trong lòng hàng vạn du khách gần xa.
Trong số các tư liệu, hiện vật được lưu giữ tại hệ thống bảo tàng, nhà trưng bày trên địa bàn tỉnh, hiện có hơn 400 tư liệu, hiện vật của quân và dân Xứ Lạng thời Kỳ kháng chiến chống Mỹ (KCCM). Đây là những 'tư liệu quý' minh chứng về một thời kỳ lịch sử đấu tranh cách mạng anh dũng, hào hùng của quân và dân ta. Chính vì vậy, thời gian qua, bằng những giải pháp cụ thể, các đơn vị chức năng đã triển khai nhiều hoạt động thiết thực nhằm phát huy giá trị các hiện vật này.
Cao Bằng, Bắc Kạn và Lạng Sơn là 3 tỉnh giáp ranh thuộc vùng chiến khu Việt Bắc. Cùng với nhiều nét tương đồng về lịch sử và văn hóa, tam giác Cao-Bắc-Lạng còn sở hữu nhiều kỳ quan thiên nhiên, đan xen với các di tích lịch sử hào hùng của dân tộc.
Ngày 5/4, UBND tỉnh Lạng Sơn tổ chức Hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện Đề án bảo tồn, phát triển giá trị cây đào và tổ chức Lễ hội hoa Đào xứ Lạng với sự chủ trì của Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Lạng Sơn Dương Xuân Huyên.
Đó là anh Ninh Văn Xa, chuyên viên Phòng Quản lý Du lịch, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL). Anh không những là tấm gương tiêu biểu về sự năng động, nhiệt tình, trách nhiệm trong công việc mà còn là người có nhiều đóng góp sự phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh.
Toàn tỉnh hiện có 256 cơ sở lưu trú (CSLT) (tăng 36 cơ sở so với năm 2020). Để phát triển du lịch trong điều kiện thích ứng, an toàn thì cùng với các biện pháp phòng, chống dịch nói chung, việc đảm bảo an toàn dịch bệnh tại các CSLT được ngành văn hóa – thể thao và du lịch (VHTT&DL) cùng các CSLT chú trọng thực hiện.
Sẵn sàng cho việc mở cửa, phục hồi ngành du lịch khi dịch bệnh Covid-19 được kiểm soát, tỉnh Lạng Sơn đã chủ động xây dựng các phương án quản lý hoạt động lễ hội, vừa đáp ứng nhu cầu tâm linh, tín ngưỡng của nhân dân, vừa bảo đảm yêu cầu về phòng, chống dịch.
Trước, trong và sau Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022, Công viên Chi Lăng, thành phố Lạng Sơn rực rỡ sắc màu với nhiều hoạt động hấp dẫn đã trở thành điểm đến, điểm dừng chân lý tưởng của Nhân dân, du khách trong hành trình du xuân và trải nghiệm mùa xuân Xứ Lạng.
'Thời gian qua, tập thể phòng Văn hóa – Thông tin (VHTT) huyện Bắc Sơn đã có nhiều nỗ lực thực hiện hiệu quả các phong trào thi đua, tích cực tổ chức các hoạt động hưởng ứng các sự kiện lớn của tỉnh, huyện; ngày càng thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ được giao. Qua đó, góp phần quan trọng thúc đẩy thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của đơn vị nói riêng và của ngành văn hóa nói chung' – Đó là nhận xét của ông Nguyễn Phúc Hà, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL).
Mùa xuân đến, vùng đất biên cương Xứ Lạng càng đẹp hơn bởi sắc màu rực rỡ của trang phục truyền thống dân tộc. Đây không chỉ là nét đẹp văn hóa mà còn chứa đựng tinh hoa, sáng tạo nghệ thuật của mỗi dân tộc. Tuy nhiên, thời gian qua, trang phục truyền thống dân tộc đang dần mai một. Trước thực tế đó, các cấp, ngành chức năng đã triển khai nhiều giải pháp thiết thực để giữ gìn, phát huy giá trị trang phục truyền thống của các dân tộc trên địa bàn tỉnh.
Những năm qua, các cấp, ngành trên địa bàn tỉnh đã có nhiều đổi mới trong công tác quản lý Nhà nước đối với hoạt động tại các cơ sở tín ngưỡng (CSTN) là di tích trên địa bàn tỉnh. Qua đó, đảm bảo hoạt động tại các cơ sở này theo đúng quy định của pháp luật, góp phần phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của Xứ Lạng.
Đám cưới '5 không' – không phông rạp, không xe hoa, không thiệp cưới, không tổ chức tiệc, không mời khách – là cách mà nhiều gia đình trên địa bàn tỉnh đã lựa chọn tổ chức để thích ứng với bối cảnh dịch COVID-19 vẫn đang diễn biến phức tạp, vừa đảm bảo hạnh phúc lứa đôi vừa giảm nguy cơ lây lan dịch bệnh trong cộng đồng.
Dịch COVID19 xuất hiện và bùng phát từ đầu năm 2020 đến nay đã làm hoạt động du lịch của cả nước nói chung và tỉnh Lạng Sơn nói riêng chịu ảnh hưởng vô cùng nặng nề. Trước tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, ngành du lịch tỉnh đã và đang nỗ lực vượt qua khó khăn, thực hiện mục tiêu kép, vừa quyết liệt ứng phó với dịch COVID19, vừa nỗ lực tái khởi động, thích ứng an toàn trong tình hình mới.
Năm 2021 là năm diễn ra các đại hội thể dục thể thao (TDTT) cấp cơ sở. Do ảnh hưởng của dịch COVID-19, ban chỉ đạo (BCĐ) đại hội TDTT các cấp đã áp dụng các biện pháp linh hoạt, chủ động điều chỉnh kế hoạch, lựa chọn thời điểm tổ chức Đại hội TDTT cấp cơ sở. Đến nay, các đại hội TDTT cấp cơ sở được tổ chức đều đảm bảo an toàn, hiệu quả, đúng tiến độ.
Với những lợi thế sẵn có, Lạng Sơn có khả năng phát triển du lịch cộng đồng trên cơ sở xây dựng sản phẩm du lịch trải nghiệm nông nghiệp, nông thôn kết hợp lưu trú homestay tại các thôn bản.
UBND tỉnh Lạng Sơn vừa ban hành kế hoạch về việc triển khai các chính sách kích cầu, phục hồi hoạt động du lịch và phương án đón du khách trên địa bàn.