Sau khi sáp nhập, các đơn vị thuộc Sở Văn hóa, thể thao và du lịch đã nhanh chóng ổn định tổ chức, phân công nhiệm vụ rõ ràng để đảm bảo hoạt động không bị gián đoạn.

Sở Văn hóa, thể thao và du lịch công bố các quyết định cán bộ sau sáp nhập

Ngày 3-7, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) tổ chức Hội nghị triển khai về tổ chức bộ máy và công tác cán bộ sau sáp nhập. Dự hội nghị có Phó chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thị Hoàng; đại diện lãnh đạo các phòng, đơn vị trực thuộc.

Bình Phước: Phục dựng Lễ hội cầu an của người S'Tiêng sau hơn 20 năm gián đoạn

Lễ hội cầu an là một trong những lễ hội truyền thống đặc sắc của người S'tiêng (Bù Đek) ở xã Thanh An (Hớn Quản, Bình Phước). Lễ hội không chỉ tạ ơn thần linh phù hộ mưa thuận gió hòa, mong ước mọi người trong làng khỏe mạnh, no ấm mà còn là cách gìn giữ và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống quý báu của dân tộc.

Lưu giữ, bảo tồn và phát huy giá trị các loại hình văn hóa truyền thống

Cộng đồng đồng bào các dân tộc thiểu số tại Bình Phước hiện chiếm 19,67%. Trên địa bàn có 58 xã thuộc vùng dân tộc thiểu số và miền núi; trong đó có 5 xã và 25 thôn thuộc vùng đặc biệt khó khăn. Thời gian qua, ngoài nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, công tác bảo tồn, gìn giữ các giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh đang được phát huy.

Tình cảm người lính cứu hỏa với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Với những người lính cứu hỏa Hà Nội vinh dự được Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trực tiếp thăm hỏi, động viên vào ngày 28 tháng Chạp năm 2022, kỷ niệm vô giá và lời căn dặn ân cần của Tổng Bí thư hôm ấy luôn được họ đặt ở nơi trang trọng nhất trong tim.

Hình ảnh Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng luôn ở nơi trang trọng nhất trong tim người lính cứu hỏa

'Lần vinh dự được gặp Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đó sẽ mãi là kỷ niệm đẹp đi theo tôi trong suốt cuộc đời. Tôi luôn đặt kỷ niệm đó ở nơi trang trọng nhất trong tim…', Đại úy Nguyễn Tuấn Đức - Đội Chữa cháy và cứu nạn cứu hộ khu vực số 1, Phòng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ (PCCC và CNCH), Công an thành phố Hà Nội chia sẻ kỷ niệm lần được Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng bắt tay, động viên tại trụ sở Thành ủy Hà Nội...

Nghề đan gùi và Nghề dệt thổ cẩm của người S'tiêng là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Ngày 15/5, tại Vườn quốc gia Bù Gia Mập, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bình Phước tổ chức Lễ công bố Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia đối với Nghề thủ công truyền thống Nghề đan gùi và Nghề dệt thổ cẩm của người S'tiêng tỉnh Bình Phước.

Sắc màu các dân tộc anh em ở mảnh đất cuối dãy Trường Sơn

Bình Phước là nơi hội tụ và sinh sống của 41 dân tộc anh em, trong đó dân tộc Xtiêng, M'nông, Khmer... là những cư dân có lịch sử cư trú lâu đời. Trong quá trình phát triển, cư dân sinh sống trên vùng đất Bình Phước đã kiến tạo nên những di sản văn hóa phi vật thể đa dạng, đặc sắc.

Để văn hóa truyền thống 'nở hoa' ở thời hiện đại

Là tỉnh còn nhiều khó khăn, song những năm qua, Bình Phước luôn quan tâm chỉ đạo các cấp, các ngành ưu tiên kinh phí để nghiên cứu, phục dựng lễ hội truyền thống của các dân tộc thiểu số. Qua đó gìn giữ và phát huy giá trị di sản văn hóa lễ hội, nâng cao đời sống tinh thần của người dân và tiến xa hơn nữa là làm du lịch cộng đồng.

Nỗ lực phục dựng các lễ hội truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số

NDO- Bình Phước là nơi hội tụ và sinh sống của 41 dân tộc anh em, trong đó dân tộc Xtiêng, M'nông, Khmer... là những cư dân có lịch sử cư trú lâu đời. Trong quá trình phát triển, cư dân sinh sống trên vùng đất Bình Phước đã kiến tạo nên những di sản văn hóa phi vật thể đa dạng, đặc sắc.

Nghề dệt thổ cẩm của người M'nông ở Bình Phước được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Ngày 18/5 tại Khu bảo tồn văn hóa dân tộc S'tiêng sóc Bom Bo, xã Bình Minh, huyện Bù Đăng, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bình Phước tổ chức lễ công bố danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia nghề thủ công truyền thống dệt thổ cẩm của người M'nông.

Dệt thổ cẩm của người M'nông Bình Phước được công nhận Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia

Ngày 18/5, chào mừng kỷ niệm 133 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2023) và kỷ niệm Ngày Quốc tế Bảo tàng, tỉnh Bình Phước tổ chức Lễ công bố quyết định công nhận, đưa nghề thủ công truyền thống Dệt thổ cẩm của người M'nông vào danh mục Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia.

Nghề thủ công dệt thổ cẩm của người M'nông là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Sáng 18-5, tại Khu bảo tồn văn hóa dân tộc S'tiêng Sóc Bom Bo (huyện Bù Đăng), Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bình Phước tổ chức Lễ công bố danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia nghề thủ công truyền thống dệt thổ cẩm của người M'nông xã Bù Gia Mập (huyện Bù Gia Mập) và các xã Đồng Nai, Thọ Sơn, Phú Sơn, Đắk Nhau (huyện Bù Đăng) theo quyết định số 1838 ngày 4-8-2022 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

Bình Phước: Công bố nghề dệt thổ cẩm của người M'nông là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

VHO – Sáng 18.5 tại Khu bảo tồn văn hóa dân tộc S'tiêng sóc Bom Bo (huyện Bù Đăng), Sở VHTTDL tỉnh Bình Phước tổ chức lễ công bố danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia nghề thủ công truyền thống dệt thổ cẩm của người M'nông xã Bù Gia Mập (huyện Bù Gia Mập) và các xã Đồng Nai, Thọ Sơn, Phú Sơn, Đắk Nhau (huyện Bù Đăng) theo Quyết định số 1838 ngày 4.8.2022 của Bộ trưởng Bộ VHTTDL.

Đồng bào sóc Bom Bo tổ chức lễ hội Mừng lúa mới

Sáng 28/4, tại Khu bảo tồn văn hóa dân tộc S'tiêng sóc Bom Bo (xã Bình Minh, huyện Bù Đăng) diễn là lễ hội Mừng lúa mới của người S'tiêng. Đây là hoạt động văn hóa truyền thống của đồng bào S'tiêng nhằm tạ ơn thần linh đã mang đến mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu; cầu cho năm mới mạnh khỏe, ấm no.

Bảo tồn kỹ thuật chế biến rượu cần truyền thống của người S'tiêng

Trong 5 ngày (từ ngày 3 - 7/4), tại Khu Bảo tồn văn hóa dân tộc S'tiêng, sóc Bom Bo (huyện Bù Đăng), Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bình Phước tổ chức tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ và truyền dạy về bảo tồn, phát huy kỹ thuật chế biến rượu cần truyền thống của người S'tiêng.