Ngày 30/5, đồng chí Hoàng Quốc Khánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh đã chủ trì Phiên họp thứ 11, UBND tỉnh khóa XV, nhiệm kỳ 2021-2026, đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh tháng 5, nhiệm vụ trọng tâm tháng 6. Phiên họp được tổ chức trực tuyến tới điểm cầu các huyện, thành phố.
Mục tiêu/khát vọng đến năm 2045 đòi hỏi phải cơ cấu lại nền kinh tế, trước mắt là thời kỳ 2021-2025, theo Nghị quyết số 54/NQ-CP, gồm 11 lĩnh vực với các chỉ tiêu cụ thể.
Sàn giao dịch nợ đã thực hiện ký hợp đồng nguyên tắc đề nghị môi giới bán khoản nợ, tài sản bảo đảm với 10 tổ chức tín dụng và đã thực hiện đăng tải các khoản nợ, tài sản bảo đảm của lên website với giá trị dư nợ đạt gần 15.000 tỷ đồng
Sự lạc quan về sức sống, sự phục hồi và triển vọng tích cực của kinh tế Việt Nam không phải là cảm tính mà dựa trên cơ sở thực tế đáng tin cậy.
Kiến tạo môi trường sản xuất, kinh doanh thuận lợi chính là một trong các giải pháp quan trọng giúp đạt mục tiêu có 1,5 triệu doanh nghiệp tham gia thị trường, theo Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về Kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021-2025...
Nghị quyết cơ cấu lại nền kinh tế đã đưa ra 30 chỉ tiêu cụ thể, 5 nhóm giải pháp trọng tâm vớ 217 nhiệm vụ chi tiết và 102 đề án, dự án, chương trình cụ thể cần ban hành trong giai đoạn 2022 - 2025.
Nếu chỉ tăng thuế đối với thuốc lá hợp pháp, thì sẽ không giải quyết được tình trạng buôn lậu thuốc lá, và khi lơi là việc chống buôn lậu, thì thuốc lá lậu càng phát triển mạnh hơn.
Phó Thủ tướng Lê Minh Khái vừa ký Nghị quyết số 54/NQ-CP ngày 12/4/2022 ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về Kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021-2025. Nghị quyết đặt mục tiêu hình thành cơ cấu hợp lý, hiệu quả trong từng ngành, lĩnh vực giữa các ngành, lĩnh vực và cả nền kinh tế phát triển được nhiều sản phẩm quốc gia dựa vào công nghệ mới, công nghệ cao tạo bứt phá về năng lực cạnh tranh của một số ngành kinh tế chủ lực và chuyển biến thực chất, rõ nét về mô hình tăng trưởng, năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh, nâng cao tính tự chủ, khả năng thích ứng, sức chống chịu của nền kinh tế.
Phó Thủ tướng Lê Minh Khái vừa ký Nghị quyết số 54/NQ-CP ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về Kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021-2025.
Ngày 12-4, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái ký Nghị quyết số 54/NQ-CP ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện nghị quyết của Quốc hội về kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021-2025.
Nghị quyết của Chính phủ đặt mục tiêu đến năm 2025, tỷ trọng đóng góp của khu vực kinh tế tư nhân vào GDP khoảng 55%.
Trao đổi với phóng viên TBTCVN, chuyên gia kinh tế - TS. Nguyễn Minh Phong cho rằng, trong kế hoạch tái cấu trúc nền kinh tế giai đoạn 2021-2025, Chính phủ đặt ra mục tiêu kinh tế số sẽ chiếm 20% GDP và tỷ trọng kinh tế số trong từng ngành, từng lĩnh vực là trên 10%. Đó là một trong những điểm đột phá và là một trong những mũi nhọn quan trọng nhất để các nước đang phát triển có thu nhập trung bình như Việt Nam có thể đuổi kịp các nước khác, thoát bẫy thu nhập trung bình.
Chính phủ ban hành Chương trình hành động cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021-2025; triển khai các biện pháp ổn định thị trường chứng khoán, trái phiếu doanh nghiệp; không để bị động khi có chủng virus mới bùng phát... là những thông tin chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nổi bật tuần từ 9-15/4/2022.