Huyện Kbang (tỉnh Gia Lai) hiện có 76 người có uy tín. Nhiều năm qua, đội ngũ người có uy tín trở thành 'những cánh chim đầu đàn' trong các phong trào thi đua yêu nước, làm tốt sứ mệnh tập hợp đoàn kết nhân dân chung tay xây dựng buôn làng ngày càng phát triển.
Tại sóc Bom Bo, xã Bình Minh, huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước, nghề dệt thổ cẩm truyền thống được đồng bào dân tộc S'tiêng lưu giữ từ bao đời nay.
Trong những năm gần đây, huyện Bá Thước (tỉnh Thanh Hóa) nổi lên như một điểm sáng trong phát triển du lịch cộng đồng, đặc biệt tại khu vực Pù Luông. Không chỉ sở hữu cảnh quan thiên nhiên kỳ vĩ, Bá Thước còn lưu giữ kho tàng văn hóa đặc sắc của các dân tộc thiểu số, đặc biệt là dân tộc Thái và dân tộc Mường.
Giữa nhịp sống hiện đại hối hả, làng nghề chiếu cói Nga Sơn (Thanh Hóa) vẫn bền bỉ gìn giữ nét truyền thống qua bàn tay tài hoa của những người thợ. Từng tấm chiếu không chỉ là vật dụng quen thuộc mà còn là biểu tượng của hồn quê, kết tinh trong từng sợi cói, từng đường dệt tinh tế. Trải qua bao biến thiên của thời gian, làng nghề ấy vẫn cháy bền ngọn lửa đam mê và sáng tạo, khẳng định giá trị văn hóa độc đáo giữa vòng xoay đổi thay của thời đại.
LTS. Dự án 6, với mục tiêu 'Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch' đã nhận được sự vào cuộc tích cực từ các cấp, ngành và chính quyền địa phương.
Tại một góc nhỏ của Hà Nội, những chiếc sticker, móc khóa, bưu thiếp mang đậm văn hóa Việt đang được tạo ra. Giới trẻ đang viết tiếp câu chuyện yêu nước bằng một cách rất đặc biệt và cụ thể - thông qua việc tìm hiểu, đổi mới và sáng tạo những sản phẩm văn hóa độc đáo của riêng họ.
Có những người âm thầm suốt đời đi vào 'vùng trắng' của khoa học – nơi chưa ai từng khai phá, rồi chính họ trở thành người khai sơn, lập địa. Với ngành Mối học ở Việt Nam, người ấy là PGS.TS Vũ Văn Tuyển.
Người miệt mài ngồi bên khung dệt là nghệ nhân H'Jih Ayun. Những tiếng lách cách như là nhịp đập của thời gian, là hơi thở văn hóa, là linh hồn của người Êđê được chắt lọc qua bao thế hệ.
Ngày 23/4, Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh tổ chức mở lớp dạy nghề dệt thảm chân, cặp nhắc nồi cho đối tượng đang nuôi dưỡng tại trung tâm.
Với cộng đồng người Cơ Tu ở xã Tà Bhing (huyện Nam Giang, tỉnh Quảng Nam), thông qua hoạt động hiệu quả của HTX Du lịch dựa vào cộng đồng Cơ Tu - Nam Giang và HTX Dệt thổ cẩm Zara đã và đang giúp cho họ phát triển sinh kế, vươn lên thoát nghèo bền vững.
Trong 2 ngày 19-20.4, tại Khu du lịch Bản Thẳm, xã Bản Hon, huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu đã diễn ra Lễ hội Sú Khon Khoài và trình diễn nghề dệt thổ cẩm lần thứ III năm 2025 với nhiều hoạt động văn hóa, thể thao mang đậm bản sắc văn dân tộc Lự đã thu hút đông đảo nhân dân và du khách.
Trước nguy cơ nghề dệt thổ cẩm truyền thống của người đồng bào Ê Đê dần mất đi vị thế, Phó chủ tịch xã ở Đắk Lắk đã vay ngân hàng gần 400 triệu đồng quyết tâm hồi sinh nghề truyền thống này.
Lễ hội Sú Khon Khoài (cúng hồn trâu) là hoạt động văn hóa thặt chặt tình đoàn kết, gắn bó trong cộng đồng các dân tộc trên địa bàn, bảo tồn và quảng bá các nét đẹp văn hóa truyền thống dân tộc Lự ở Lai Châu.
Ngày 19/4/2025, tại Bản Thẳm diễn ra Lễ hội Sú Khon Khoài (cúng hồn trâu) và trình diễn nghề dệt thổ cẩm lần thứ III năm 2025.
Sáng 19/4, xã Bản Hon tổ chức Khai mạc Lễ hội Sú Khon Khoài và trình diễn nghề dệt thổ cẩm lần thứ III năm 2025 tại Khu du lịch Bản Thẳm (xã Bản Hon, huyện Tam Đường).
Nghề dệt thổ cẩm của đồng bào dân tộc khu vực miền núi Thanh Hóa dần mai một. Để khôi phục nghề, huyện Lang Chánh đã đưa vào đề án bảo tồn và phát triển, mang lại thu nhập cho người dân.
Giữa không gian núi rừng Lắk (tỉnh Đắk Lắk), tiếng khung cửi lách cách vọng ra từ Nhà văn hóa cộng đồng buôn Lê như lời thủ thỉ của ký ức. Những tấm thổ cẩm rực rỡ sắc màu được dệt nên bằng sự nhẫn nại, khéo léo và tình yêu sâu đậm dành cho bản sắc văn hóa người M'nông R'lăm. Không cần phô trương, nghề dệt ở buôn làng này như một sợi chỉ mảnh - lặng lẽ nhưng bền bỉ - kết nối hiện tại với quá khứ, nuôi dưỡng niềm tự hào trong lòng người con núi.
Không gian trưng bày văn hóa Hrê gắn với phát huy giá trị Di tích Quốc gia đặc biệt Địa điểm cuộc khởi nghĩa Ba Tơ là hoạt động góp phần bảo tồn và phát huy di sản văn hóa dân tộc, gìn giữ bản sắc văn hóa truyền thống.
Ngày 15/4, tại nhà văn hóa thôn Sán Chá, xã Thào Chư Phìn, huyện Si Ma Cai, Công ty TNHH sản xuất và thương mại dịch vụ thổ cẩm Việt Nam đã ký hợp đồng liên kết tiêu thụ sản phẩm bông với các hộ dân thôn Sán Chá.
Những năm qua, tỉnh Kon Tum đã có nhiều nỗ lực nhằm bảo tồn và phát huy nghề dệt thổ cẩm, một phần không thể thiếu trong di sản văn hóa dân tộc.
Ngày 9.7.2022, làng Phung (xã Biển Hồ, TP Pleiku, tỉnh Gia Lai) rộn ràng tiếng cười, tiếng nói, ánh mắt bừng sáng trên khuôn mặt những người phụ nữ Jrai: CLB dệt thổ cẩm chính thức ra mắt, không chỉ mang theo niềm vui mà còn mở ra hy vọng mới cho cộng đồng.
Được ví như một 'Việt Nam thu nhỏ', Thanh Hóa là vùng đất giao thoa của 7 dân tộc cùng sinh sống, mỗi dân tộc mang trong mình một bản sắc riêng biệt, tạo nên bức tranh văn hóa đa dạng và rực rỡ sắc màu.
Dệt vải là nghề truyền thống của người Tày ở tỉnh Cao Bằng. Khi di cư vào vùng đất Ia Trốk (huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai), họ vẫn mang theo và duy trì nghề dệt truyền thống của dân tộc mình.
Kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5 đang đến gần, đây là 'thời điểm vàng' để ngành du lịch Việt Nam bứt phá nhằm đạt được kế hoạch trong năm. Các HTX trên cả nước cũng đang 'chạy nước rút'', gấp rút hoàn thiện công tác chuẩn bị để đón tiếp du khách.
Sau 2 ngày diễn ra, Ngày hội văn hóa các dân tộc tỉnh Gia Lai đã mang đến cho du khách nhiều hoạt động văn hóa đa sắc màu đậm chất dân gian.
Nghề dệt thổ cẩm của người Ba Na là một phần quan trọng trong di sản văn hóa của cộng đồng người dân tộc thiểu số ở các vùng cao nói chung và tại Bình Định nói riêng. Những sản phẩm thổ cẩm của người Ba Na không chỉ đẹp mắt mà còn chứa đựng những giá trị văn hóa, tinh thần sâu sắc.
Nghề dệt Zèng không chỉ được bảo tồn một cách vững chắc mà còn tạo sinh kế cho bà con dân tộc thiểu số ở huyện A Lưới (Tp.Huế) thoát cảnh nghèo khó. Có được điều đó cũng nhờ vào dấu ấn đậm nét của các HTX tại địa phương khi đưa nghề dệt thổ cẩm này đi vào bài bản, chuyên nghiệp và nâng tầm giá trị.
Ðồng bào Khmer là 1 trong 54 dân tộc anh em không thể tách rời trong khối đại đoàn kết toàn dân tộc Việt Nam. Những năm qua, Ðảng, Nhà nước ta luôn dành sự quan tâm đặc biệt đến các dân tộc thiểu số, với sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị, đời sống của đồng bào Khmer vùng đồng bằng sông Cửu Long cải thiện rõ rệt.
Những ngày này, phố núi Pleiku trở nên rộn ràng hơn với Ngày hội Văn hóa các dân tộc Gia Lai lần thứ IV năm 2025, thu hút gần 800 nghệ nhân đến từ 17 huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh,với nhiều hoạt động văn hóa, nghệ thuật sôi nổi, đặc sắc, hấp dẫn…
Ẩn mình trong con ngõ nhỏ của làng cổ Yên Thái, ngôi đình cổ Yên Thái vừa được 'đánh thức' bởi những tác phẩm tranh lụa mềm mại và tinh tế của triển lãm nghệ thuật đương đại 'Sắc lụa'.
Dệt chiếu Cà Hom là một trong những nghề truyền thống của đồng bào Khmer Trà Vinh được hình thành cuối thế kỷ 19. Trải qua bao thăng trầm, nhưng với lòng yêu nghề, nhiều nghệ nhân vẫn kiên trì bám trụ, giữ gìn những giá trị cốt lõi của nghề dệt chiếu nơi đây.
Nhờ khai thác hiệu quả mô hình du lịch cộng đồng, đặc biệt là sự góp sức của các hợp tác xã (HTX), hàng trăm hộ gia đình ở huyện vùng cao A Lưới đã thoát nghèo, tạo tiền đề phát triển kinh tế bền vững tại địa phương.
Nhằm khai thác, phát huy tối đa tiềm năng, thế mạnh của địa phương, xã Thạch Lâm (Thạch Thành) đã chú trọng đến việc phát triển du lịch cộng đồng thông qua nhiều cách làm đa dạng, phong phú. Từ đó, không chỉ bảo tồn, phát huy những nét văn hóa truyền thống của đồng bào Mường sinh sống trên địa bàn, mà còn tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân.
Gần 2 năm đi vào hoạt động, Câu lạc bộ (CLB) Dệt thổ cẩm làng Groi (xã Ya Hội, huyện Đak Pơ) đã trở thành mái nhà chung cho những phụ nữ yêu thích nghề dệt. Thông qua các buổi sinh hoạt, chị em có cơ hội giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm và chung tay gìn giữ, phát huy nghề dệt truyền thống.
Phát huy tiềm năng của vùng đất giàu truyền thống cách mạng và đậm đà bản sắc văn hóa, đồng bào dân tộc thiểu số ở xã Nâm Nung đang từng bước biến lợi thế quê hương thành động lực phát triển du lịch cộng đồng, mở ra hướng đi mới góp phần nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống.
Nhiều di tích, ngôi đình nằm sâu trong những ngõ nhỏ, đã dần phôi pha, mờ nhạt nhưng chính nghệ thuật đã giúp những di tích này tìm lại hơi thở của mình, kể lại những câu chuyện huyền thoại một cách sinh động.