Ngoài nghi lễ, Giỗ Tổ Hùng Vương năm nay của tỉnh Lâm Đồng còn có nhiều hoạt động sôi nổi như biểu diễn nghệ thuật, trò chơi dân gian, phiên chợ ẩm thực, viết thư pháp… thu hút rất đông người dân và du khách.
Sáng ngày 7/4, tức mùng 10/3 Ất Tỵ, tại Đền thờ Âu Lạc trên đỉnh núi Phượng Hoàng - Khu du lịch thác Prenn, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Lâm Đồng long trọng tổ chức Lễ Giỗ Quốc Tổ Hùng Vương.
'Dù ai đi ngược về xuôi/Nhớ ngày giỗ Tổ mùng 10 tháng 3' là câu ca dao mà người dân Việt Nam bao đời đều ghi nhớ. Ngày Giỗ Tổ là dịp để cháu con hôm nay nhớ về nguồn cội, tự hào về truyền thống văn hóa, lịch sử bốn nghìn năm dựng nước và giữ nước của cha ông...Tại tỉnh Hưng Yên, có 2 di tích, lễ hội tiêu biểu, độc đáo thờ cúng Hùng Vương và các nhân vật lịch sử thời đại Hồng Bàng là đền thờ Quốc Tổ Lạc Long Quân tọa lạc tại phường Lam Sơn và đền Quốc Mẫu Âu Cơ thuộc xã Hùng Cường (thành phố Hưng Yên).Đây là hai ngôi đền tôn thờ Quốc Tổ Lạc Long Quân và Quốc Mẫu Âu Cơ- vị vua sơ khai mở đầu cho 18 đời Vua Hùng gắn với truyền thuyết 'con Rồng, cháu Tiên' trong lịch sử của Việt Nam. Hằng năm, tại hai ngôi đền này diễn ra lễ hội vào đúng dịp tháng 3 âm lịch để hướng về cội nguồn và tri ân các bậc hiền thánh. Trong đó, lễ hội truyền thống đền thờ Quốc Tổ Lạc Long Quân được tổ chức từ ngày 6 - 7/3 âm lịch; lễ hội đền Quốc Mẫu Âu Cơ diễn ra từ ngày 7 - 10/3 âm lịch. Trong số các lễ vật dâng lễ Quốc Mẫu Âu Cơ, các vị Vua Hùng và các bậc hiền thánh, đặc biệt không thể thiếu cặp bánh chưng, bánh dày, với ý nghĩa gửi gắm mong muốn cuộc sống ấm no, hạnh phúc của muôn dân...
Thắp nén hương thành kính tri ân các Vua Hùng đã có công lập quốc, con cháu Lạc Hồng ngàn năm vẫn hướng về cội nguồn ngày Giỗ Tổ, cùng nhau gìn giữ và phát triển đất nước từ một di sản quý báu Tổ Tiên để lại: Sức mạnh nội sinh của khối đại đoàn kết dân tộc.
Mỗi độ tháng ba về, khắp mọi miền đất nước lại cùng nhau hướng về ngày Giỗ Tổ để tưởng nhớ và tri ân các Vua Hùng đã có công dựng nước. Giỗ Tổ Hùng Vương không chỉ là nghi lễ truyền thống mà còn là biểu tượng thiêng liêng, khơi dậy tinh thần đoàn kết, lòng yêu nước và ý thức về cội nguồn trong mỗi người dân Việt Nam.
Giỗ Tổ Hùng Vương là dịp để tưởng nhớ và tri ân công lao của các vị Vua Hùng đã có công dựng nước. Không chỉ người dân miền xuôi mà 44 dân tộc anh em trên địa bàn tỉnh Gia Lai, trong đó có đồng bào Jrai và Bahnar cũng hướng về Quốc Tổ với niềm tự hào, thành kính.
Trong sâu thẳm tâm linh mỗi người Việt Nam đều tin rằng, các Vua Hùng có công dựng nước, là niềm tự hào thiêng liêng của dân tộc. Ngày Giỗ Tổ (mùng 10 tháng Ba âm lịch hằng năm) trở thành ngày giỗ quan trọng không chỉ đối với đồng bào trong nước mà còn đối với cả kiều bào ở nước ngoài.
Suốt 13 năm qua, Ngày Sân khấu Việt Nam cũng là ngày hướng về Tổ nghiệp của những người hoạt động lĩnh vực sân khấu. Ngày Giỗ Tổ là dịp để những người hoạt động trong lĩnh vực sân khấu cùng nhau nhắc nhớ về thế hệ tiền nhân đã có công sáng lập, gìn giữ loại hình nghệ thuật sân khấu truyền thống của dân tộc. Đồng thời cũng là cuộc họp mặt hâm nóng tình nghệ sĩ, tạo sự gắn kết, cùng động viên nhau phấn đấu để mang những cái hay, cái đẹp phục vụ công chúng.
Ngày Giỗ Tổ là dịp để các thế hệ cháu con hôm nay nhớ về nguồn cội, thêm tự hào về truyền thống văn hóa, lịch sử 4 ngàn năm dựng nước và giữ nước của cha ông.
Mùa xuân gần 70 năm trước, bà nội được bà cố sinh ra trên đường vào Nam.
Hồi học lớp 7, lần đầu tiên được cùng mẹ đi tham quan Đền Hùng ở tỉnh Phú Thọ, tôi vô cùng thích thú khi hòa mình vào dòng người đông đúc dâng hương, tưởng nhớ các Vua Hùng dịp Giỗ Tổ Hùng Vương. Sau này lớn lên, tôi hiểu thêm rằng, Giỗ Tổ Hùng Vương còn là biểu tượng tinh thần, văn hóa dân tộc vô cùng độc đáo và sâu sắc.
Với tấm lòng thành kính, tri ân công đức tổ tiên, cứ đến dịp Giỗ Tổ Hùng Vương mùng 10 tháng 3 âm lịch, đông đảo người dân trên quê hương Đất Tổ nói chung và xã Hùng Lô nói riêng lại thành kính sửa soạn mâm cơm thắp hương tri ân công đức các Vua Hùng và bậc tiền nhân đã có công dựng nước, giữ nước.
Để tránh chen chúc tại các điểm vui chơi vào kỳ nghỉ 30/4 - 1/5, nhiều người đã xin nghỉ thứ Sáu (19/4) để có 4 ngày nghỉ liên tiếp dịp lễ Giỗ Tổ Hùng Vương.
Hòa chung không khí của cả nước về cảm thức nguồn cội nghìn đời của dân tộc, sáng 29/4 (tức mùng 10/3 năm Quý Mão), tỉnh Cà Mau trang trọng tổ chức Giỗ Tổ Hùng Vương tại Đền thờ Vua Hùng (tọa lạc tại ấp Giao Khẩu, xã Tân Phú, huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau).
Dàn nghệ sĩ diện trang phục truyền thống đến dự ngày giỗ Tổ ngành sân khấu Việt Nam tại Nhà Văn hóa Thanh niên, TPHCM, tối 5/9.
Vừa qua, tại trụ sở Văn phòng Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Dự án 'Đường vào vương quốc các Vua Hùng trên không gian thực tế ảo' đã chính thức khởi động.
Vừa qua, tại trụ sở Văn phòng Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Công ty cổ phần Câu lạc bộ Laicity chính thức khởi động Dự án 'Đường vào vương quốc các Vua Hùng trên không gian thực tế ảo'.
Ngày 10/4 (tức ngày 10/3 Âm lịch), hòa trong không khí của người Việt khắp toàn cầu, bà con người Việt ở Đức và Nga đã trang trọng tổ chức lễ Giỗ Tổ Hùng Vương.
Nhất tâm hướng về nguồn cội, ngày 10/4, tức ngày 10/3 âm lịch, nhân Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương năm 2022, Ban Liên lạc Hội đồng hương Vĩnh Phú (gồm Vĩnh Phúc và Phú Thọ) cùng đông đảo bà con cộng đồng người Việt Nam ở Moskva (Liên bang Nga), đã long trọng tổ chức Lễ dâng hương tại Niệm phật đường, trong tòa nhà Trung tâm thương mại Hà Nội-Moskva (Incentra).