Ngày nghỉ cuối tuần đầu tiên của chiến sĩ mới, Trung đoàn Gia Định (Bộ tư lệnh TP Hồ Chí Minh) tổ chức sôi nổi các hoạt động vui chơi giải trí.
Chán cảnh gặm bánh mì, ăn mì gói mỗi khi tan ca, Nguyễn Văn Dân (quê Long An) quyết định tự nấu những bữa ăn đậm chất quê hương để 'thỏa nỗi nhớ nhà và thèm đồ ăn Việt Nam'.
Nhằm tạo sự yên tâm, phấn khởi cho chiến sĩ mới rèn luyện trong môi trường quân ngũ, Trung đoàn 877 (Bộ CHQS tỉnh Hà Giang) đã chuẩn bị mọi mặt, sẵn sàng cho mùa huấn luyện năm 2025.
Nhớ cơm nhà, nhớ cha mẹ, nhớ bạn bè… nhiều bạn trẻ 'lụy' Tết sau khi quay lại trường học. Nhưng với Ngọc Trâm và Quỳnh Anh, hai nữ sinh đến từ TP.HCM và Quảng Nam, nỗi nhớ và tình yêu thương của gia đình là động lực thôi thúc họ tiếp tục cố gắng, bắt nhịp ngay với 'đường đua' học tập và làm việc.
Sáng 13-2, trên 2.100 thanh niên ưu tú của tỉnh Thái Nguyên được bàn giao cho các đơn vị quân đội, công an để triển khai công tác huấn luyện. Trong đó, 1.850 thanh niên tham gia nghĩa vụ quân sự được bàn giao cho các đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng và Quân khu 1. Để giúp tân binh nhanh chóng làm quen, bắt nhịp với cuộc sống trong quân ngũ, các đơn vị quân đội đã xây dựng kế hoạch sinh hoạt, rèn luyện phù hợp.
Để bảo đảm điều kiện và môi trường tốt nhất cho các chiến sĩ mới vào học tập và huấn luyện, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Sơn La đã chỉ đạo Tiểu đoàn Huấn luyện-Cơ động là đơn vị trực tiếp đón nhận quân, chủ động làm tốt công tác chuẩn bị, sẵn sàng đón các tân binh cho khóa huấn luyện năm 2025.
Ở tuổi 18, võ sĩ Dương Văn Khải (tổ 1, thị trấn Ia Ly, huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) được triệu tập lên đội tuyển Karate quốc gia. Đây là phần thưởng xứng đáng dành cho những thành tích mà chàng trai phố huyện này đạt được tại các giải đấu trong nước và quốc tế thời gian qua.
Hàng nghìn du học sinh, sinh viên, Phật tử và cộng đồng người Việt Nam đang sinh sống tại Nhật Bản đã trở về chùa Đại Ân vui xuân, tu học và chúc mừng nhau đầu năm mới.
Giữa đống đổ nát hoang tàn của Antakya - nơi thảm họa động đất kinh hoàng năm 2023 tại miền Nam Thổ Nhĩ Kỳ đã cướp đi sinh mạng của hơn 53.000 người, những mầm sống nghệ thuật vẫn đang nảy mầm và vươn lên mạnh mẽ.
Ngày 5/2, UBND Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tổ chức, chăm lo Tết Ất Tỵ 2025; tình hình kinh tế - xã hội trong tháng 1 và nhiệm vụ, giải pháp tháng 2/2025.
Bí thư Nguyễn Văn Nên cho biết TP.HCM có niềm tin để thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ thử thách nhưng với điều kiện phải xốc dậy để tăng tốc.
Tết là dịp tề tựu bên người thân. Thế nhưng với những cán bộ chiến sĩ cảnh sát PCCC&CNCH thì đây là thời điểm tập trung cao độ, tăng cường tập luyện, sẵn sàng chiến đấu để bảo vệ cuộc sống bình yên cho nhân dân.
Khi mọi nhà sum vầy bên nhau trong những ngày Tết cổ truyền dân tộc, các thủy thủ của Công ty Tàu Dịch vụ Dầu khí (PTSC Marine) vẫn kiên cường bám biển, hăng hái thực hiện nhiệm vụ giữa đại dương bao la.
Giữa bao bộn bề của cuộc sống nơi xứ người, những bạn trẻ xa quê như Lê Cẩm Vân - một du học sinh Việt Nam tại Canada, vẫn luôn nỗ lực gìn giữ những giá trị truyền thống của Tết Nguyên Đán — một phần không thể thiếu trong nét văn hóa Việt Nam.
Qua những trò chơi dân gian sẽ giúp các chiến sĩ vơi đi nỗi nhớ nhà trong dịp Tết đến Xuân về, đồng thời tạo khí thế đoàn kết, đẩy mạnh phong trào rèn luyện thể dục, thể thao trong các đơn vị.
Trong một lần lướt mạng xã hội, tôi bắt gặp một video của Nguyễn Sỹ Công, chiến sĩ mũ nồi xanh sở hữu kênh TikTok triệu view. Video nội dung giản dị thôi, về cuộc sống và nhiệm vụ gìn giữ hòa bình tại Nam Sudan, nhưng qua giọng 'trọ trẹ', chân thành của người con xứ Nghệ lại trở nên cuốn hút lạ thường...
Kiều bào xa Tổ quốc tổ chức những cái Tết rất Việt và những buổi gặp mặt đầu Xuân tại nước sở tại, làm ấm áp thêm tình quê hương, vơi đi phần nào nỗi nhớ nhà da diết của những người con xa xứ.
Trong không khí rộn ràng, phấn khởi, chào đón mùa xuân mới, tại tuyến đảo Đông Bắc, cán bộ, chiến sĩ Lữ đoàn Bộ binh phòng thủ đảo 242 (Quân khu 3) luôn chắc tay súng, ngày đêm bảo vệ vững chắc chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc.
Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, Thiếu tá QNCN Hoàng Đăng Việt, quê ở xã Nam Cát, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An đã có thâm niên 30 năm trong quân ngũ. Và năm nay cũng là năm thứ 14 anh đón Tết nơi tiền tiêu của Tổ quốc.
Tết Nguyên Đán luôn là thời khắc thiêng liêng nhất đối với người Việt, là dịp để đoàn tụ, sum vầy bên gia đình. Tuy nhiên, đối với những du học sinh đang học tập nơi đất khách, việc đón Tết xa quê mang đến nhiều cảm xúc lẫn lộn – vừa nhớ nhà da diết, vừa háo hức khám phá những nét văn hóa mới. Dù không thể về Việt Nam, họ vẫn cố gắng giữ gìn phong tục truyền thống, tạo nên một cái Tết ấm áp giữa cộng đồng người Việt.
Tạm gác nỗi nhớ nhà, nhớ vợ con, mùa Xuân này, trên biên giới, cán bộ, chiến sĩ BĐBP An Giang vững bước tuần tra, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, giữ gìn an ninh biên giới quốc gia. Với những người lính quân hàm xanh, hạnh phúc lớn nhất là giữ cho mùa Xuân, thôn xóm, bản làng bình yên, hạnh phúc.
Thực hiện chỉ đạo của thủ trưởng Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam và hướng dẫn của Ban Thanh niên Quân đội, trong những ngày Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, tổ chức đoàn các cấp trong toàn quân đã phối hợp với tổ chức đoàn địa phương, đơn vị kết nghĩa trên địa bàn đóng quân tổ chức hơn 5.000 buổi giao lưu, với nhiều hoạt động thể dục, thể thao, vui chơi giải trí sôi nổi, sáng tạo, lành mạnh, ý nghĩa.
Du học sinh là những người trẻ mang theo ước mơ lớn lao, lòng nhiệt huyết lên đường tìm kiếm tri thức nơi xứ người. Nhưng đằng sau hành trình ấy, họ phải đối mặt với nỗi nhớ nhà, nhớ quê hương da diết, đặc biệt là vào Tết Nguyên đán.
Một mùa xuân mới đã về, không khí Tết đang tràn ngập muôn nơi, nhưng trên các công trường, xưởng cơ khí, cảng dịch vụ, tàu dịch vụ và kho chứa nổi của Tổng công ty Cổ phần Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam (PTSC), nhịp độ sản xuất vẫn khẩn trương, không một phút ngơi nghỉ.
Ông Lê Đình Hạnh, Phó trưởng phòng, phụ trách Phòng Công tác xã hội, Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai cho biết, nhằm chia sẻ với những bệnh nhân đang điều trị tại bệnh viện, trong dịp Tết Nguyên đán 2025, bệnh viện phối hợp với các mạnh thường quân đã trao tặng nhiều phần quà đến tay người bệnh.
Khi quay trở lại Hoa Kỳ trong những ngày tết Nguyên Đán, nỗi nhớ nhà và thiếu vắng những người thân trong gia đình khiến không khí đón Tết của gia đình tôi trở nên yên ắng. Biết được nỗi niềm này, một người bạn cũ đã sống tại Texas hơn mười năm đã mời gia đình đến chùa Hương Đạo đón Giao thừa, nơi được xem là ngôi nhà tâm linh của kiều bào Việt tại Fort Worth.
'Hồi còn ở nhà nhiều khi Tết chỉ muốn ngủ nướng hay nằm trong phòng nghe nhạc, chẳng thích dọn dẹp, nấu nướng. Giờ bên trời Tây hối hận vì đã không tranh thủ thật nhiều thời gian bên người thân', nữ du học sinh Việt tại Australia chia sẻ.
Để các chiến sĩ nơi biên giới bớt nỗi nhớ nhà trong dịp Tết, đồn biên phòng tuyến biên giới tổ chức nhiều hoạt động vui chơi ý nghĩa.
'Nhớ nhà' có lẽ luôn là mẫu số cảm xúc chung mà những người trẻ Việt tu nghiệp tại nước ngoài trải qua mỗi dịp xuân về. Nhưng thay vì hoài niệm mùa Tết đã qua, những người trẻ ấy không chỉ tìm cách tạo nên một ngày Tết của riêng mình, mà còn lan tỏa và đưa hình ảnh Tết cổ truyền Việt Nam đến gần hơn với bạn bè quốc tế.
Để đảm bảo công tác tiếp nhận, cấp cứu, điều trị cho bệnh nhân, nhiều bác sĩ, điều dưỡng, nhân viên y tế của các bệnh viện, trung tâm y tế vẫn làm việc xuyên Tết.
Năm nay không đón Tết bên gia đình nhưng nhiều bạn sinh viên Việt Nam vẫn có những kế hoạch vui năm mới bên bạn bè, đi làm kiếm thêm thu nhập và ấp ủ nhiều dự định phát triển bản thân trong năm mới Ất Tỵ 2025.
Ngày tết, hoa đào nở rộ trên tuyến biên giới cực Tây Tổ quốc. Ở đó, những người lính mang quân hàm xanh, với trách nhiệm và 'mệnh lệnh từ trái tim' vẫn đang bám nắm địa bàn, tuần tra, bảo vệ đường biên, mốc giới thiêng liêng của Tổ quốc để nhân dân vui xuân, đón tết. Trong lòng họ trào dâng nỗi nhớ nhà, nhớ quê nhưng được sưởi ấm bởi tình quân - dân bền chặt nơi biên giới.
Giữa những ngày Tết quây quần bên gia đình, chúng ta thường nghe đến những câu chuyện của các du học sinh ở xa, phải đánh đổi niềm vui đoàn viên để chạm tới ước mơ. Và với Lê Nhật Nam Khánh, chàng trai xứ Quy Nhơn đang theo học tại Học viện Không quân Ấn Độ lần đầu tiên đón một mùa xuân thật khác biệt.
Dù ở nơi trời Âu xa xôi, Nguyễn Thành Hưng, một du học sinh Việt Nam tại Anh Quốc, vẫn giữ vẹn nguyên hơi ấm quê hương bằng những câu chuyện bánh chưng, bánh dày, áo dài và lời chúc Tết. Với Hưng, Tết đến không chỉ là nỗi nhớ nhà, mà còn gợi lên niềm tự hào khi lan tỏa giá trị văn hóa Việt đến với bạn bè quốc tế, biến những ngày xa quê trở thành dịp ý nghĩa để gắn kết và sẻ chia.
Tết đến, xuân về là dịp để mỗi người sum họp, đoàn tụ cùng gia đình, người thân song đối với các cán bộ, chiến sĩ LLVT tỉnh, hầu hết đều phải gác lại hạnh phúc riêng tư để trực với tinh thần sẵn sàng chiến đấu (SSCÐ) cao giữ bình yên cho Tổ quốc, cho Nhân dân được vui xuân. Trong tâm trí mỗi người, ai cũng có nỗi nhớ nhà, sự lo toan của những trụ cột chính trong gia đình, nhưng tất cả quyện vào niềm vui và trách nhiệm lớn lao hơn với đơn vị, với Nhân dân. Vì vậy, dù không được sum họp cùng gia đình trong những ngày Tết nhưng những cán bộ, chiến sĩ (CBCS) LLVT tỉnh đều nhận thấy đó là niềm vinh dự, tự hào và cũng là trách nhiệm cao cả của mình. Các CBCS luôn lạc quan, yêu đời và vững một niềm tin sắt đá chắc tay súng bảo vệ bình yên cho Tổ quốc, góp phần dệt nên những mùa xuân đầy sức sống, yên vui và hạnh phúc với mọi nhà.
'Cảm giác cô đơn và nhớ nhà bỗng dịu nhẹ hơn nhờ những lần gặp gỡ đồng hương, trò chuyện, tay bắt mặt mừng, ăn cơm Việt, nói tiếng Việt… trên đất Hàn', Phương Loan (du học sinh Hàn Quốc) tâm sự trong những ngày cận Tết ở nước bạn.
Khi từng dòng người nối đuôi nhau hồ hởi trên những nẻo đường quê về đón Tết sum vầy bên gia đình, người thân, cũng là lúc những hồi còi chào cảng được cất lên. Ở nơi đó, trên vùng biển Tây Nam, những chiến sĩ áo xanh của lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam đang băng sóng, vượt gió kiên trung bảo vệ vững chắc từng tấc đất, sải biển thiêng liêng của Tổ quốc.
Mỗi khi nhắc đến tất niên, hai từ 'sum vầy' lại hiện lên trong tâm trí, bởi đó là giây phút thiêng liêng, khi các thành viên trong gia đình được quây quần bên nhau. Và trong khoảnh khắc ấy, chúng ta cảm nhận rõ hơn bao giờ hết giá trị của tình thân gia đình.
Ngày 26/01 vừa qua, tại Công Viên Kose tỉnh Yamanashi, chương trình Tết Việt đã diễn ra trong không khí thân tình, đầy ấm áp. Sự kiện thu hút hơn 400 người tham dự trong đó bao gồm các doanh nghiệp, cá nhân, gia đình, các du học sinh đang học tập, làm việc và sinh sống tại tỉnh Yamanashi.
Tết đến, Xuân về, khi mọi người quây quần bên gia đình cùng nhau chào đón năm mới cũng là thời điểm cán bộ, chiến sĩ Tiểu đoàn 14, Sư đoàn 395 (Quân khu 3) bước vào giai đoạn trực cao điểm. Để cán bộ, chiến sĩ vơi bớt nỗi nhớ nhà, đón Tết vui tươi, đầm ấm, Tiểu đoàn 14 đã chủ động chỉnh trang khuôn viên doanh trại, chăm sóc bồn hoa, cây cảnh và xây dựng kế hoạch tổ chức các hoạt động vui Xuân, đón Tết sôi nổi.
Tết đến là dịp để nghỉ ngơi, sum họp đầm ấm bên gia đình, người thân sau một năm làm việc vất vả. Nhưng với đội ngũ bác sĩ, điều dưỡng, nhân viên y tế, tết thì khác. Công tác chăm lo sức khỏe của người bệnh không có chỗ cho sự lơ là, thờ ơ, dẫu đó là khi tết đến, xuân về.