Nằm ở khu vực Tây Nam Bộ, An Giang không chỉ nổi tiếng với vẻ đẹp do thiên nhiên ban tặng mà còn là nơi lưu giữ những giá trị văn hóa đặc sắc, mang đậm hồn quê dân dã, bình dị với những con người mộc mạc.
Với lợi thế về địa hình tự nhiên và nhiều dân tộc, tôn giáo cùng chung sống lâu đời với những giá trị văn hóa dân tộc phong phú, đa dạng thể hiện qua lễ hội văn hóa dân tộc, ẩm thực, làng nghề thủ công truyền thống, công trình kiến trúc độc đáo đã góp phần tạo nên thế mạnh đặc thù để An Giang phát triển du lịch (DL).
Với việc thành lập Chi hội nông dân nghề nghiệp trồng tầm vông, tre tứ quý ấp Tà Lọt (xã An Hảo), Hội Nông dân TX. Tịnh Biên đang từng bước hiện thực hóa mục tiêu giúp nông dân núi Cấm phát triển kinh tế, nâng cao đời sống từ loài cây này.
'Tuyệt tình cốc' là cách mô tả những vùng nước có vẻ đẹp nổi bật, với làn nước đặc biệt trong xanh và cảnh quan xung quanh có phần hoang sơ, chưa chịu nhiều tác động của con người.
Món bánh xèo nóng hổi, giòn rụm ăn kèm với gần 40 loại rau rừng là đặc sản nổi tiếng trên núi Cấm, Tịnh Biên, An Giang.
Chiều 12/3, Ban Tổ chức Lễ hội hoa đăng Thiên Cấm Sơn tổ chức Hội nghị rút kinh nghiệm trong công tác tổ chức sự kiện, nhằm nâng cao chất lượng trong những lần tiếp theo. Bí thư Thị ủy Tịnh Biên Nguyễn Hồng Đức, Phó Bí thư Thường trực Thị ủy Tịnh Biên Võ Thị Thủy Tiên đã đến dự.
Một tương lai xannh đang được định hình trên địa danh dãy Thất Sơn (thuộc tỉnh An Giang), nơi có dự án năng lượng sạch mà Tập đoàn Sao Mai đã đưa vào hoạt động.
Vùng biên giới Tây Nam đang vào cao điểm mùa khô, nguy cơ xảy ra cháy rừng rất lớn. Tỉnh An Giang đã nâng cảnh báo cháy rừng lên cấp 4 - cấp nguy hiểm. Hiện, lực lượng bảo vệ rừng ở các huyện biên giới đã sẵn sàng ứng trực, tuần tra, kiểm soát 24/24 giờ với quyết tâm cao nhất bảo về rừng.
Khi nhắc đến ẩm thực, chúng ta thường liên tưởng ngay đến văn hóa, truyền thống và cả niềm tự hào của mỗi vùng đất. Nhưng năm 2025 này, Tập đoàn Sao Mai quyết định đưa cuộc thi 'Sáng tạo ẩm thực' lên một tầm cao mới, với khát vọng biến sự kiện trở thành 'nhịp cầu' kết nối tinh hoa ẩm thực Việt cùng xu hướng ẩm thực toàn cầu.
Nếu trước đây, hình ảnh quen thuộc nhất của núi Cấm là những rặng cây xanh mướt hòa cùng mây trắng, thì bây giờ, dải pin mặt trời phản chiếu ánh sáng lấp lánh cũng đang dần trở thành biểu tượng mới, song hành cùng vẻ đẹp hùng vĩ của thiên nhiên.
Hiện nay nắng nóng diễn ra gay gắt trên diện rộng, dự báo cháy rừng đang ở cấp 4 (cấp nguy hiểm). Chính vì thế, công tác bảo vệ rừng, phòng chống cháy rừng được Ban Quản lý rừng phòng hộ và đặc dụng tỉnh An Giang quan tâm đặc biệt.
Tượng Phật Di Lặc trên đỉnh núi Cấm tọa lạc xã An Hảo (TX. Tịnh Biên) là công trình tâm linh mang ý nghĩa sâu sắc, thu hút đông đảo du khách và phật tử đến chiêm bái mỗi năm. Được biết đến là một trong những pho tượng Phật lớn nhất trên đỉnh núi ở Châu Á, bức tượng ẩn chứa nhiều câu chuyện và giá trị văn hóa đặc biệt.
Là những người định cư ở nơi cao nhất miền Tây, sơn dân núi Cấm (xã An Hảo, TX. Tịnh Biên) có cuộc sống khác biệt so với dưới xuôi. Thực tế, họ sống theo mùa trong năm: Mùa làm vườn rẫy và mùa làm du lịch (DL).
Thực hiện Quy chế phối hợp tổ chức phiên tòa rút kinh nghiệm theo yêu cầu cải cách tư pháp, vừa qua VKSND thị xã Tịnh Biên, tỉnh An Giang phối hợp với Tòa án cùng cấp tổ chức phiên tòa sơ thẩm rút kinh nghiệm về 'Tranh chấp về quyền sử dụng đất rừng phòng hộ', giữa nguyên đơn ông Phan Thanh Vũ và bị đơn ông Lê Văn Ngà.
'Nóc nhà của miền Tây', chính là biệt danh của Thiên Cấm Sơn, đâm thủng mấy áng mây tầm gần vươn mình lên chót vót giữa thương khung hoàn mỹ.
'Nóc nhà của miền Tây', chính là biệt danh của Thiên Cấm Sơn. Để đặt chân đến đỉnh cao, hãy cho chọn mình một tuyến cáp treo ngay tại Lâm Viên Núi Cấm – một trải nghiệm vừa tiện lợi, vừa độc đáo giúp ngắm trọn bức tranh thiên nhiên hùng vĩ từ trên cao. Khi cabin dần nâng bạn lên giữa lưng chừng mây gió, khung cảnh xanh thẳm phía dưới như rót vào lòng cảm giác nhẹ nhàng, thư thái.
Với những tiềm năng và lợi thế sẵn có, cùng sự nỗ lực của chính quyền và người dân, An Giang đang từng bước vươn lên trở thành một trong những trung tâm kinh tế - xã hội (KTXH) quan trọng của vùng ĐBSCL.
Trên đỉnh Thiên Cấm Sơn (TX. Tịnh Biên) có nhiều ngôi chùa hình thành khoảng 100 năm. Mỗi ngôi chùa đều gắn với từng câu chuyện kỳ bí về thời khai sơn của cư dân châu thổ Cửu Long. Ngày nay, nơi đây là địa chỉ du lịch tâm linh nổi tiếng, thu hút hàng ngàn lữ khách đến tham quan, cúng viếng.
Kỳ nghỉ Tết Nguyên đán vừa qua, ngành du lịch An Giang ghi nhận nhiều tín hiệu khởi sắc. Đặc biệt, Lâm Viên Núi Cấm – điểm đến du lịch sinh thái - tâm linh nổi tiếng với tuyến Cáp treo độc quyền lên đỉnh núi, vừa công bố thông tin với mức tăng trưởng 15% so với cùng kỳ năm trước.
Sau Tết, tiết trời chuyển dần sang hanh khô, nắng gắt. Ở Bảy Núi, mùa này vẫn còn mát mẻ, trong lành. Dù hành hương, du lịch (DL) bụi hay một hành trình ngắn chỉ đủ 'cưỡi ngựa xem hoa', thì cảnh đẹp nên thơ vốn có của nơi đây vẫn đủ lưu luyến lòng người.
Với sự góp mặt của hàng ngàn khách mời, phật tử, du khách trong, ngoài tỉnh, Lễ hội hoa đăng Thiên Cấm Sơn lần I - Xuân Ất Tỵ 2025 thực sự trở thành điểm nhấn tâm linh độc đáo, với niềm tin, ước nguyện mọi điều tốt đẹp trong cuộc sống.
Trong thời đại mà công nghệ và khoa học đóng vai trò cốt lõi trong việc phát triển bền vững, các công trình năng lượng tái tạo không chỉ mang lại giá trị kinh tế, mà còn mở ra cánh cửa giáo dục và trải nghiệm độc đáo.
Theo Trung tâm dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia, mùa khô 2025, nắng nóng có khả năng xuất hiện ở mức xấp xỉ trung bình nhiều năm tại khu vực Nam Bộ. Khô hạn sẽ diễn ra ở nhiều địa phương; trong đó, có An Giang sẽ gây ra nguy cơ cháy rừng rất cao. Hiện tỉnh An Giang đang triển khai nhiều giải pháp phòng, chống cháy rừng.
An Giang không chỉ nổi tiếng với cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, mà còn sở hữu tiềm năng to lớn để phát triển kinh tế - xã hội (KTXH). Với vị trí địa lý thuận lợi, tài nguyên phong phú và con người năng động, An Giang đang từng bước khẳng định vị thế của mình trong khu vực.
Lấy xây dựng đô thị làm động lực phát triển, Thị ủy, UBND TX. Tịnh Biên tích cực đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ, nâng cấp cảnh quan đô thị ngày càng khởi sắc. Cùng với đó, tiếp tục quản lý, phát triển đô thị theo hướng văn minh, hiện đại.
Trưa 16.2, ông Nguyễn Hồng Đức, Bí thư Thị ủy Tịnh Biên, tỉnh An Giang cho biết có hơn 12.000 du khách đến tham gia Lễ hội hoa đăng Thiên Cấm Sơn.
Vào lúc 18 giờ ngày 15/2 (nhằm 18/1 năm Ất Tỵ), tại hồ Thủy Liêm trên núi Cấm (xã An Hảo, TX. Tịnh Biên), Lễ hội hoa đăng Thiên Cấm Sơn lần thứ I Xuân Ất Tỵ 2025 đã chính thức diễn ra, với sự tham gia của hàng chục ngàn tín đồ, phật tử, du khách trong, ngoài tỉnh An Giang.
Mang ý nghĩa đêm rằm đầu tiên của năm, lan tỏa ánh sáng cho 12 tháng dài phía trước trong nhận thức của người Việt, rằm tháng Giêng là dịp để mọi người gửi gắm niềm tin, ước vọng, tái tạo năng lượng cho cuộc sống của mình.
Từng ngọn núi trong dãy Thất Sơn mang những vẻ đẹp huyền ảo và nét đặc trưng riêng, làm khách phương xa lưu luyến mong ngày trở lại.
Từ trước Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, An Giang đã bước vào mùa hành hương. Rất đông du khách từ mọi miền đất nước đến thưởng cảnh, chiêm bái. Đây cũng là lúc vùng đất đầu nguồn sông Cửu Long trở nên nhộn nhịp hơn thường lệ, với những hoạt động tín ngưỡng tâm linh đặc sắc.
An Giang sẽ tổ chức Lễ hội hoa đăng Thiên Cấm Sơn lần thứ I năm 2025 vào tối 15/2.
Sau Tết, du khách từ khắp nơi kéo về núi Cấm (TX. Tịnh Biên) vãng cảnh, hành hương, tạo nên bức tranh sinh động trên chốn tiên bồng.
Sáng 8/2, trong chuyến công tác tại tỉnh Quảng Nam, Thủ tướng Phạm Minh Chính đến dâng hương, dâng hoa tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ tại Nghĩa trang Liệt sĩ tỉnh Quảng Nam.
Theo UBND xã An Hảo, đơn vị sẽ phối hợp cùng Phòng Kinh tế TX. Tịnh Biên, Ban Quản lý Khu du lịch núi Cấm tổ chức Lễ hội hoa đăng Thiên Cấm Sơn lần thứ I/2025 tại hồ Thủy Liêm trên núi Cấm, vào tối 15/2/2025 (nhằm ngày 18 tháng Giêng năm Ất Tỵ).
'Kiếm ăn được' là cách nói khiêm tốn của sơn dân khi được du khách hỏi về chuyện lập vườn trồng quýt hồng trên đỉnh núi Cấm (xã An Hảo, TX. Tịnh Biên). Năm nay, họ thêm mùa quýt ngọt ngào, nhờ năng suất, giá cả ổn định, thu nhập kha khá dịp Tết.
Ngày 4-2, tại khu vực Núi Cấm (xã Tam Phú, TP Tam Kỳ), UBND tỉnh Quảng Nam tổ chức Lễ phát động 'Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ'- Xuân Ất Tỵ 2025. Tham dự lễ phát động và trồng cây có ông Lương Nguyễn Minh Triết - Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy; ông Lê Văn Dũng - Chủ tịch UBND tỉnh; ông Lê Trí Thanh - Chủ tịch UBMTTQ Việt Nam tỉnh cùng đại diện các sở, ban, ngành và đông đảo nhân dân, học sinh trên địa bàn xã Tam Phú.
Ngày 4-2, UBND tỉnh Quảng Nam tổ chức Lễ phát động 'Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ' Xuân Ất Tỵ 2025 tại khu vực núi Cấm, xã Tam Phú, TP Tam Kỳ.
Sáng 4/2, tại khu vực núi Cấm (TP. Tam Kỳ), UBND tỉnh Quảng Nam tổ chức lễ phát động 'Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ' Xuân Ất Tỵ 2025.
Tại Đồng bằng sông Cửu Long, nhiều điểm du lịch sinh thái, điểm du lịch mới trên địa bàn các tỉnh, thành thu hút đông đảo du khách tới tham quan dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.
Trong những ngày đầu năm mới Ất Tỵ 2025, các khu, điểm du lịch trên địa bàn TP Cần Thơ và tỉnh An Giang đã đón hơn 1,1 triệu lượt khách tham quan, hành hương, tăng 10% so với dip tết Nguyên đán 2024.
Chỉ trong ngày mùng 4 Tết, hàng ngàn người từ khắp nơi tới Miếu Bà Chúa Xứ núi Sam (TP.Châu Đốc), các chùa chiền, rừng tràm Trà Sư, núi Cấm (thị xã Tịnh Biên) tỉnh An Giang.
Ngày 1/2 (Mùng 4 Tết), xe ô tô xếp thành hàng dài, nhích từng mét trên tuyến đường tránh TP.Long Xuyên, tỉnh An Giang.
Núi Cấm với vẻ đẹp hoang sơ, hùng vĩ nằm ngay trung tâm của vùng Bảy Núi và là ngọn núi cao nhất vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL).
Trong những ngày đầu tiên của năm Ất Tỵ, nhiều tỉnh, thành đã tổ chức ''xông đất'' với hàng nghìn du khách nước ngoài, truyền thông điệp hiếu khách và kỳ vọng một năm sôi động, khởi sắc của du lịch Việt Nam .
Ngày 29 và 30/1 (Mùng 1 và Mùng 2 Tết), ghi nhận của phóng viên báo Tin Tức, rất đông du khách thập phương từ các nơi đổ về các địa điểm du lịch nổi tiếng ở vùng Bảy Núi (tỉnh An Giang) như Khu du lịch Núi Cấm (huyện Tịnh Biên), Khu di tích lịch sử cách mạng Ô Tà Sóc, Nhà mồ Ba Chúc, Cổng trời Tri Tôn (huyện Tri Tôn)… để du Xuân, chụp ảnh, xin lộc và cầu bình an đầu năm.
Tính riêng ngày hôm qua 29/1 (tức mùng 1 Tết), Đà Nẵng đã đón hơn 140 chuyến bay nội địa và quốc tế, với khoảng 20 nghìn lượt khách.
Mỗi dịp Tết Nguyên đán, người dân lại tìm đến những điểm đến du Xuân độc đáo, không chỉ để chiêm ngưỡng vẻ đẹp mùa Xuân mà còn để hòa mình vào những hoạt động văn hóa, tín ngưỡng đặc sắc.
Văn hóa ẩm thực được xem là yếu tố không thể tách rời của du lịch. Ngày nay, ẩm thực được nâng tầm lên thành một nghệ thuật. Giá trị văn hóa ẩm thực được thể hiện trong cách chế biến hay cách ăn uống theo đúng kiểu của người dân địa phương. Nắm bắt lợi thế của ẩm thực trong quảng bá văn hóa, kích cầu du lịch, thu hút du khách, những năm gần đây, nhiều địa phương đã chú trọng để phát triển ưu thế này.
Ngày mùng 1 Tết Ất Tỵ, khu du lịch núi Cấm (xã An Hảo, thị xã Tịnh Biên, tỉnh An Giang) trở nên sôi động khi hàng ngàn du khách đổ về du xuân, cầu bình an và sức khỏe.
Vào những ngày đầu năm Ất Tỵ, khi đất trời đang độ vào xuân, trong câu chuyện 'trà dư tửu hậu' lại được nghe ông bà kể về giai thoại rắn hổ mây khổng lồ. Những giai thoại này không chỉ là phần ký ức sống động của vùng đất linh thiêng mà còn có cả sự kỳ vĩ của thiên nhiên. Những câu chuyện ấy cứ cuốn người nghe vào thế giới huyền thoại với bao điều kỳ bí.
Những ngày giáp Tết Ất Tỵ 2025, cái lạnh nhè nhẹ của mùa xuân bắt đầu len lỏi về miền Tây Nam Bộ, hòa quyện với sự tấp nập của người người nhà nhà sắm sửa năm mới. Thay vì rong ruổi nơi phố thị đông đúc, nhiều du khách lại tìm về Lâm Viên Núi Cấm (huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang) để tận hưởng không khí rộn ràng của ngày xuân theo một cách thật khác biệt.