Từ tháng 5 tới tháng 7/2018, đã có ít nhất 20 người bị đám đông cuồng nộ giết chết do hậu quả từ tin giả (fake news). Bi kịch xảy ra ở Ấn Độ, khiến nhiều người ám ảnh.Xuất phát từ những thông tin hoàn toàn bịa đặt trên Facebook hay Whatsapp, những câu chuyện thất thiệt nhanh chóng lan truyền khắp nơi, tới tận vùng sâu vùng xa của Ấn Độ. Chỉ vì chút hiểu lầm, nhanh nhảu đoảng và bốc đồng không kiểm soát của đám đông, trong tích tắc những người vô tội đã bị vô số người lao vào đánh đập để rồi được lên Niết bàn sớm hơn dự định.Nhà chức trách Ấn Độ đã bắt giữ 25 người liên quan tới việc tung tin giả. Cảnh sát cũng tổ chức các buổi tuyên truyền tại địa phương cho người dân về cách phân biệt tin tức giả mạo. Các mạng xã hội cũng thông tin tới người dân bằng quảng cáo trên báo giấy và có những biện pháp kỹ thuật cụ thể để ngăn chặn tin tức giả mạo. Nếu sự vô ý, vô thức vẫn còn tiếp diễn và cộng đồng không được cảnh báo, thì sớm muộn sẽ lại có những nạn nhân khác.Câu chuyện ở Ấn Độ cũng không khác gì ở Việt Nam, và nhiều nơi khác cùng là mô típ tung tin giả 'bắt cóc trẻ em để lấy nội tạng', vốn có một thời được giới bán hàng trên mạng vô cùng yêu thích và triệt để lợi dụng. Tin giả (fake news) thật đáng sợ, nhưng có lẽ mọi người không nhận ra là chưa cần tới tin giả, mà chỉ cần một chút xốc nổi của cộng đồng mạng thì có thể ai đó đã phải về chầu Diêm vương.