Từ ngày 1/7, xã Pa Tần (mới) chính thức hoạt động sau khi sáp nhập 3 xã vùng biên Pa Tần, Nậm Ban và Trung Chải. Đây không chỉ là điều chỉnh địa giới hành chính, mà còn mở ra kỳ vọng mới cho người dân nơi đây – nơi núi cao, sông sâu và lòng người đồng thuận, cùng hướng đến phát triển bền vững và hội nhập.
Khi 'hạt giống đỏ' đã nảy mầm, tổ chức Đảng vững mạnh tại cơ sở trở thành điểm tựa, thì điều có thể cảm nhận rõ nét nhất là sự chuyển mình trong tư duy, hành động và khát vọng vươn lên của đồng bào Mảng. Từ chỗ trông chờ, ỷ lại vào chính sách, người Mảng nay đã chủ động làm kinh tế, giữ gìn bản sắc, xây dựng nếp sống mới.
Nếu như việc phát triển đảng viên người Mảng được xem là 'gieo hạt giống đỏ', thì việc xây dựng chi bộ vững mạnh ngay tại các bản làng người Mảng chính là khâu then chốt để tạo 'bộ rễ' vững chắc, dẫn dắt cộng đồng phát triển bền vững. Thực tiễn ở huyện Nậm Nhùn đã cho thấy: Chi bộ không chỉ là hạt nhân lãnh đạo ở cơ sở mà còn là nơi khơi nguồn cho những thay đổi về nhận thức, hành động và khát vọng vươn lên của người Mảng.
Ở nơi biên giới xa xôi của tỉnh Lai Châu, nơi mây vờn đỉnh núi, suối len bản làng, dân tộc Mảng - một trong những dân tộc ít người nhất Việt Nam đang vươn mình trong ánh sáng đổi thay. Đó không chỉ là kết quả của một quá trình bền bỉ, kiên trì của cả hệ thống chính trị trong phát triển đảng, xây dựng và củng cố các chi bộ trong cộng đồng dân tộc Mảng ở huyện Nậm Nhùn, mà còn là minh chứng sống động cho chân lý: 'Ở đâu có tổ chức Đảng, ở đó có sự đổi thay'.
Nhờ sự vào cuộc quyết liệt của cấp ủy, chính quyền và cách triển khai linh hoạt các Chương trình mục tiêu quốc gia, huyện Nậm Nhùn (tỉnh Lai Châu) đang có nhiều đổi thay tích cực. Những mô hình sinh kế phù hợp đã giúp người dân, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số vươn lên thoát nghèo, ổn định cuộc sống.
Người Mảng là một trong những dân tộc rất ít người ở Việt Nam với số dân dưới 10 nghìn người, chủ yếu sinh sống tại tỉnh Lai Châu. Trong kho tàng văn hóa phong phú của cộng đồng này, tục xăm cằm là nét đặc trưng tiêu biểu, thể hiện bản sắc dân tộc Mảng và đời sống tín ngưỡng, tâm linh truyền thống.
Người dân tộc Mảng ở xã Nậm Ban (huyện Nậm Nhùn, Lai Châu) là nhóm dân tộc có tỷ lệ nghèo cao so với các dân tộc khác, những năm qua, chính quyền địa phương rất nỗ lực tuyên truyền, hỗ trợ nhằm nâng cao nhận thức, kỹ năng để người Mảng vươn lên thoát nghèo.
Người Mảng ở Nậm Nhùn, tỉnh Lai Châu đang tích cực gìn giữ, làm sống lại và lan tỏa nhiều giá trị văn hóa qua từng điệu múa, câu hát, kiến trúc nhà ở và những bộ trang phục truyền thống trong lễ hội và sinh hoạt đời thường.
Một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Mường Tè lần thứ XX, nhiệm kỳ 2020 - 2025 là 'Phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ'. Từ nguồn lực đầu tư của Nhà nước, các cấp chính quyền và cơ quan chuyên môn của huyện Mường Tè đã triển khai hiệu quả các chương trình dự án. Nhờ đó, cơ sở hạ tầng của huyện ngày một hoàn thiện, bộ mặt đô thị, nông thôn ngày càng khởi sắc.
Hiện nay, tỉnh Lai Châu đã rà soát, phê duyệt và tiến hành xóa nhà tạm, nhà dột nát cho hơn 6.600 hộ nghèo, hộ khó khăn và gia đình chính sách. Chính quyền các cấp cùng cộng đồng dân cư các địa phương đang nỗ lực chung tay xây những ngôi nhà mới, giúp người dân yên tâm an cư lạc nghiệp.
Bản Nậm Suổng, xã Vàng San, huyện Mường Tè (Lai Châu) với 100% hộ đồng bào dân tộc Mảng là một trong những dân tộc khó khăn đặc biệt của cả nước. Mới đây, từ các chính sách hỗ trợ của nhà nước, 85 hộ dân nơi đây đã được di chuyển đến nơi ở mới và đang xây dựng cuộc sống mới nhiều khởi sắc.
Những năm qua, các trường học trên địa bàn huyện Nậm Nhùn đã có nhiều việc làm thiết thực, cách làm hay, triển khai các mô hình sáng tạo nhằm đa dạng hoạt động gìn giữ nét đẹp văn hóa các dân tộc. Qua đó, góp sức cùng các cấp, các ngành thực hiện có hiệu quả các Nghị quyết, Đề án 'Bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc gắn với phát triển du lịch giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Lai Châu'.
Trong khuôn khổ Lễ hội Đền thờ Vua Lê Thái Tổ và Tuần Văn hóa, Thể thao và Du lịch huyện Nậm Nhùn năm 2025, huyện Nậm Nhùn tổ chức Hội thi Không gian văn hóa các dân tộc nhằm quảng bá những nét đẹp văn hóa truyền thống trên địa bàn.
Trong khuôn khổ Lễ hội Đền thờ Vua Lê Thái Tổ và Tuần Văn hóa, Thể thao và Du lịch huyện Nậm Nhùn năm 2025, huyện Nậm Nhùn tổ chức Hội thi Không gian văn hóa các dân tộc nhằm quảng bá những nét đẹp văn hóa truyền thống trên địa bàn.
Mùa xuân về trên khắp những nẻo đường vùng cao Nậm Ban, huyện biên giới Nậm Nhùn, tỉnh Lai Châu. Từng thửa ruộng bậc thang xanh mướt, xen lẫn là những cánh rừng quế bạt ngàn, trải dài phủ bóng những ngôi nhà nhỏ nép mình dưới bóng núi.
Đồng bào dân tộc Mảng trên địa bàn huyện Nậm Nhùn (tỉnh Lai Châu) có trên 6.000 người sinh sống tập trung ở 15 bản tại 5 xã. Bên cạnh giữ gìn nét đẹp bản sắc văn hóa truyền thống như tiếng nói, lễ hội, dân ca, dân vũ..., thì bộ trang phục truyền thống của dân tộc Mảng cũng là một di sản văn hóa đặc sắc, trong đó, nghệ thuật tạo hình trên trang phục chứa đựng tinh hoa, sáng tạo nghệ thuật của dân tộc. Việc bảo tồn phát huy giá trị trang phục truyền thống dân tộc Mảng đang được các cấp chính quyền, địa phương, cơ quan chuyên ngành chú trọng bảo tồn bằng nhiều giải pháp thiết thực...
Nằm trong số 14 dân tộc rất ít người của Việt Nam, người Mảng tại Lai Châu là một cộng đồng nhỏ bé nhưng giàu truyền thống. Dù đời sống còn khó khăn, đồng bào Mảng vẫn lưu giữ được những nét đẹp văn hóa độc đáo.
Nhận thức rõ vai trò, tầm quan trọng của văn hóa, trong những năm qua cấp ủy, chính quyền các cấp huyện Nậm Nhùn (Lai Châu) đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo toàn diện các nhiệm vụ bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc, trong đó đặc biệt quan tâm việc tuyên truyền phục vụ công tác bảo tồn lễ hội 'Mừng lúa mới' (Chi lê xã sả lảm mể) dân tộc Mảng.
Huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu có 10 dân tộc cùng sinh sống (La Hủ, Cống, Mảng, Si La, Hà Nhì, Thái, Mông...). Quán triệt tinh thần Nghị quyết số 33-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước (Nghị quyết số 33-NQ/TW), công tác bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa được các cấp chính quyền, cơ quan chuyên môn và nhân dân các dân tộc trên địa bàn huyện quan tâm, thực hiện.
Một người là 'mẹ đỡ đầu' của những đứa trẻ dân tộc Co, chăm lo từng bữa cơm, từng con chữ. Một người rong ruổi khắp các bản làng, mang kiến thức, cơ hội cho người nghèo tiếp cận vốn vi mô... Những hành trình thầm lặng ấy đã góp phần tô thắm vẻ đẹp của 'nghề cao quý nhất trong những nghề cao quý'.
Huyện Mường Tè có 10 dân tộc cùng sinh sống (La Hủ, Cống, Mảng, Si La, Hà Nhì, Thái, Mông...). Quán triệt tinh thần Nghị quyết số 33-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước (Nghị quyết số 33-NQ/TW), công tác bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa được các cấp chính quyền, cơ quan chuyên môn và nhân dân các dân tộc trên địa bàn huyện quan tâm, thực hiện.
Thông tin Tupperware, công ty Mỹ 78 năm tuổi, nổi tiếng với hộp đựng thức ăn nộp đơn xin bảo hộ phá sản khiến các sản phẩm mang thương hiệu này trên thị trường online Việt Nam sôi động hơn lúc nào hết.
Mỗi dân tộc trên 'mảnh đất hình chữ S' lại có những phong tục tập quán riêng, tạo nên bản sắc độc đáo, đóng góp vào kho tàng văn hóa đa dạng, phong phú của Việt Nam.
Lớn lên nhờ những câu hát dân ca Xoỏng, ngay từ nhỏ Lò Thị Nhẹp đã ấp ủ tình yêu và mong muốn góp phần giữ gìn, đưa làn điệu của đồng bào dân tộc Mảng ngày càng vươn xa.
Hiện nay, ở tỉnh Lai Châu, người Mảng sinh sống tập trung tại 3 huyện: Sìn Hồ, Mường Tè, Nậm Nhùn. Sinh sống trên những triền núi cao, bên những dòng suối mát lành, đồng bào dân tộc Mảng lưu giữ những sắc thái văn hóa dân gian đặc sắc, thể hiện qua môi trường diễn xướng, các hoạt động dân gian truyền thống như: Tết Nguyên đán, Tết rằm tháng Giêng, tết ăn lúa mới, phong tục cưới hỏi truyền thống. Đặc biệt là tiếng nói, truyện dã sử, sử thi, dân ca 'Xoỏng', hát đối đáp, các tập tục nông nghiệp, tang lễ... là các hoạt động chính trong đời sống người Mảng.
Người Cống ở Lai Châu có dân số khoảng hơn 2000 người sống tập trung ở hai huyện Nậm Nhùn và Mường Tè. Tết Ngô còn có tên gọi khác là Tết 'Mùa mưa'- tết cổ truyền lớn nhất trong năm của đồng bào Cống. Tết Ngô là dịp báo ơn tổ tiên đã phù hộ cho con cháu khỏe mạnh, chăn nuôi, sản xuất gặp nhiều thuận lợi, mùa màng tươi tốt, thóc, ngô đầy nhà…
Dân tộc Mảng là một trong 14 dân tộc thiểu số (DTTS) có số dân dưới 10.000 người và chỉ sinh sống duy nhất tại tỉnh Lai Châu, với gần 6.000 người, chủ yếu tại các huyện biên giới Nậm Nhùn, Sìn Hồ và Mường Tè. Thực hiện Dự án 6 của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Lai Châu đã, đang phục dựng, bảo tồn nhiều nét đẹp văn hóa của các DTTS nói chung, , dân tộc Mảng nói riêng.
Dân tộc Cống là một trong những dân tộc có dân số ít nhất của nước ta, sở hữu bản sắc văn hóa riêng rất đặc sắc, trong đó, Lễ hội Tết Ngô cổ truyền của bà con khiến nhiều du khách rất thích thú.
'Chi lê xa sả lảm mể' hay còn gọi là 'Mừng lúa mới' của đồng bào Mảng được hình thành theo chu trình sản xuất nông nghiệp từ lúc gieo hạt đến khi thu hoạch. Đây là nghi lễ truyền thống lâu đời mang tính phồn thực, nhằm tạ ơn tổ tiên, thần linh đã ban ơn cho người dân một vụ mùa bội thu.
Dân tộc Mảng có số dân dưới 10.000 người và chỉ sinh sống duy nhất tại tỉnh Lai Châu. Do điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, nhiều nét văn hóa đặc sắc của người Mảng đã dần bị mai một. Nhờ có chủ trương, chính sách của Trung ương và của tỉnh, nhiều nét văn hóa tốt đẹp của đồng bào Mảng hiện đã, đang được phục dựng, bảo tồn và lan tỏa để nhiều người biết đến.
Với sự vận động, tuyên truyền của cán bộ xã, đặc biệt là sự kiên trì của Hội LHPN xã cùng các hội viên và chị em phụ nữ, vấn nạn ma men đã dần được khắc phục ở xã Nậm Ban, góp phần xây dựng nông thôn mới ở đây.
Tiêm chủng vaccine cho trẻ em và phụ nữ mang thai là biện pháp phòng bệnh hiệu quả. Tuy nhiên, ở một số xã, bản vùng cao, vùng sâu, vùng xa của tỉnh Lai Châu, việc tiêm chủng còn gặp khó khăn, tỷ lệ tiêm chủng đạt thấp, ảnh hưởng đến công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cho nhân dân trên địa bàn.
TP Điện Biên Phủ có vị trí địa chính trị quan trọng, đồng thời lưu giữ nhiều giá trị lịch sử đặc biệt, di sản văn hóa truyền thống và cảnh quan, sinh thái đặc sắc. Những lợi thế này sẽ mang đến cơ hội để phát triển Điện Biên Phủ trở thành một đô thị du lịch văn hóa, lịch sử cách mạng và nghỉ dưỡng cấp quốc gia, quốc tế.
Lần đầu tiên, chúng ta có một Chương trình mục tiêu quốc gia dành riêng cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Ủy ban Dân tộc đang nỗ lực và quyết tâm mạnh mẽ phối hợp cùng các bộ, ban ngành để mọi chính sách đến với đồng bào, trong đó có những dân tộc có khó khăn đặc thù như dân tộc Chứt.
Được các dãy núi Pu Sam Cáp, Hoàng Liên Sơn bao bọc, cùng với lượng mưa lớn hàng năm đã tạo cho Lai Châu nhiều cảnh quan tuyệt mỹ. Từ trung tâm tỉnh lên Sìn Hồ rồi qua Nậm Nhùn, những cung đường cứ liên tục mở ra rồi chìm khuất trong ngàn mây bao phủ.
Người Mảng là 1 trong 14 dân tộc có khó khăn đặc thù theo Quyết định 1227/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Hiện tỷ lệ hộ nghèo trong đồng bào Mảng còn tới hơn 75%. Vì vậy, thúc đẩy phát triển kinh tế là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu để giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với người dân nói chung phụ nữ và trẻ em dân tộc Mảng nói riêng.
Trường phổ thông DTBT THCS Nậm Pì đã linh hoạt giải pháp để làm tốt công tác chăm sóc bán trú. Nhờ đó, sĩ số học sinh luôn được duy trì ổn định.
Giảm nghèo bền vững là mục tiêu lâu dài và trường học góp một phần không nhỏ trong hành trình này.
Sau khi dựng nhà, lập bản, Bộ đội Biên phòng phối hợp chính quyền địa phương hỗ trợ cây, con giống và bố trí người tại bản để hướng dẫn người dân thông qua các mô hình sản xuất, chăn nuôi… Nhờ vậy, nhiều bản người La Hủ ở Mường Tè (Lai Châu) đã thật sự thay đổi.
Sống trải dài trên vùng biên giới phía bắc nước ta, dù là một trong 16 dân tộc rất ít người tại Việt Nam, dân tộc Mảng vẫn giữ gìn được văn hóa truyền thống đặc sắc.
Dân tộc Mảng là một trong những dân tộc rất ít người cư trú trên địa bàn huyện Nậm Nhùn. Do xuất phát điểm thấp nên đời sống kinh tế - xã hội gặp rất nhiều khó khăn. Tuy nhiên, những năm gần đây, nhờ sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, các chính sách hỗ trợ được triển khai đồng bộ, hiệu quả đã giúp vùng đồng bào dân tộc Mảng trên địa bàn huyện khởi sắc.