Dân tộc Mảng là một trong những dân tộc rất ít người cư trú trên địa bàn huyện Nậm Nhùn. Do xuất phát điểm thấp nên đời sống kinh tế - xã hội gặp rất nhiều khó khăn. Tuy nhiên, những năm gần đây, nhờ sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, các chính sách hỗ trợ được triển khai đồng bộ, hiệu quả đã giúp vùng đồng bào dân tộc Mảng trên địa bàn huyện khởi sắc.
Tình trạng khai thác vàng trái phép tại huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu thời gian gần đây diễn ra rầm rộ gây ra nhiều hệ lụy khôn lường.
Tình trạng khai thác vàng trái phép tại huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu thời gian gần đây diễn ra rầm rộ, nhộn nhịp. Các đối tượng ngang nhiên dựng lán trại, đưa máy móc, thiết bị vào các điểm khai thác ngay trong lòng rừng phòng hộ để tổ chức đào hầm, khoét núi tìm kiếm vàng.
Vàng tặc lộng hành khiến những cánh rừng phòng hộ đầu nguồn bị tàn phá, ô nhiễm nguồn nước gây ra bệnh tật cho con người, nương rẫy bỏ hang, trâu bò chết.
Ông Pàn Văn Chơn (62 tuổi, dân tộc Mảng) - Trưởng ban công tác Mặt trận bản Pá Bon (xã Nậm Pì, huyện Nậm Nhùn) được mọi người biết đến là một trong những người giàu có nhất bản, luôn năng động, nhiệt tình trong mọi hoạt động. Đặc biệt, ông là một trong những hạt nhân quan trọng góp phần đẩy mạnh phong trào xây dựng nông thôn mới ở địa phương.
Với sự quy tụ của hơn 1 nghìn diễn viên, nghệ nhân, nghệ sỹ, diễn viên và du khách quốc tế, chương trình Carnaval diễn diễu đường phố trở thành điểm nhấn đặc sắc, độc đáo trong Tuần Du lịch - Văn hóa Lai Châu năm 2022. Qua đó, người xem được mãn nhãn với màn trình diễn nghệ thuật dân gian thể hiện những giá trị văn hóa đặc sắc của 8 dân tộc tiêu biểu trong tỉnh: Mông, Dao, Thái, Lào, Lự, Giáy, Hà Nhì, Mảng kết hợp với nghệ thuật đương đại qua màn nhảy hiện đại cùng dàn âm thanh, ánh sáng sôi động.
Nằm trong khuôn khổ của Tuần Du lịch-Văn hóa Lai Châu năm 2022, 9 không gian giới thiệu văn hóa các dân tộc tỉnh Lai Châu thu hút nhiều đại biểu, du khách quan tâm, thăm quan, trải nghiệm, hòa mình vào trong đời sống thường nhật của đồng bào vùng cao Lai Châu. Qua đó, giới thiệu, quảng bá, bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa truyền thống tốt đẹp của cộng đồng các dân tộc trên địa bàn tỉnh.
Là đơn vị phụ trách quản lý tuyến biên giới thuộc các xã: Nậm Ban, Hua Bum, Trung Chải (huyện Nậm Nhùn), cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Hua Bum luôn có những việc làm thiết thực giúp dân, thực hiện tốt công tác dân vận. Đời sống của Nhân dân các dân tộc nơi đơn vị đứng chân ngày một phát triển, tô thắm thêm tình quân dân nơi biên giới.
Phong trào 'Toàn dân xây dựng đời sống văn hóa' được triển khai mạnh mẽ, rộng khắp tại các khu dân cư trên địa bàn huyện Sìn Hồ. Qua phong trào đã có những hiệu ứng mạnh mẽ, tác động tích cực tới đời sống người dân.
Với sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị, trong đó có những người lính biên phòng, cuộc sống và diện mạo của bản làng người Mảng đã thay đổi rõ rệt, cái khó khăn, đói nghèo dần rời xa, nhường chỗ cho những mùa xuân no ấm.
Nhà nghèo nhưng em Sìn Thị Định (13 tuổi, học sinh lớp 7, Trường Phổ thông Dân tộc bán trú Tiểu học xã Nậm Pì (huyện Nậm Nhùn) luôn nỗ lực trong học tập, trở thành con ngoan trò giỏi. Em là tấm gương tiêu biểu trong học tập và rèn luyện để các bạn noi theo.
Làm giàu trên vùng đất khó với tiềm năng lợi thế ít, đặt ra nhiều thử thách đối với đoàn viên, thanh niên (ĐVTN) huyện Mường Tè khi muốn khởi nghiệp. Nhưng với lòng quyết tâm, dám nghĩ, dám làm, tư duy sáng tạo, tuổi trẻ Mường Tè vượt lên tất cả để phát triển kinh tế.
Là địa bàn sinh sống của người Thái, người Mảng với nhiều phong tục tập quán lâu đời gắn với cuộc sống, lao động sản xuất nhưng theo thời gian, các nét văn hóa dần mai một. Để khôi phục và duy trì, xã Bum Nưa (huyện Mường Tè) thực hiện nhiều giải pháp giữ gìn các nép đẹp văn hóa. Từ đó, nâng cao đời sống tinh thần cho người dân nơi đây.
Khắc phục khó khăn về điều kiện tự nhiên, trình độ dân trí, địa hình, hủ tục..., xã Pa Vệ Sủ (huyện Mường Tè) đã triển khai thực hiện nhiều giải pháp phù hợp. Toàn dân chung sức, đồng lòng với quyết tâm giảm nghèo bền vững, xây dựng xã phát triển.
Đảng bộ xã Nậm Ban (huyện Nậm Nhùn) có 79 đảng viên (trong đó có 5 đảng viên dự bị) và 11 chi bộ trực thuộc. Sau khi tổ chức thành công Đại hội Đảng bộ xã lần thứ XVIII, đến thời điểm này Nghị quyết Đại hội đã triển khai đi vào cuộc sống và trở thành động lực cho cấp ủy, chính quyền và Nhân dân các dân tộc trong xã thi đua lao động, sản xuất, giảm nghèo bền vững.
Từng một thời cuộc sống của người Mảng ở bản Nậm Nghẹ (xã Hua Bum, huyện Nậm Nhùn) bị xáo trộn bởi men rượu, luôn trông chờ vào sự hỗ trợ của Nhà nước. Với sự nỗ lực vào cuộc của cấp ủy, chính quyền xã, bộ đội biên phòng trong công tác tuyên truyền, vận động cùng nguồn lực hỗ trợ tạo sinh kế của Nhà nước, Nậm Nghẹ bước đầu đổi thay.
Với phương châm 'Đồn là nhà, biên giới là quê hương, đồng bào các dân tộc là anh em ruột thịt', cán bộ, chiến sỹ (CBCS) Đồn Biên phòng Pa Vệ Sủ (huyện Mường Tè) luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm, sẵn sàng hy sinh, quên mình để bảo vệ bình yên nơi biên cương của Tổ quốc. Qua đó, giúp Nhân dân yên tâm lao động sản xuất, xã từng bước phát triển.
Đồng bào dân tộc Mảng ở huyện biên giới Nậm Nhùn, tỉnh Lai Châu trước đây được biết đến như 'điển hình' là đói nghèo lạc hậu. Thế nhưng, những năm gần đây, đời sống của bà con đã có nhiều đổi thay.
Những năm qua, cấp ủy, chính quyền địa phương tỉnh Lai Châu không chỉ nâng cao đời sống kinh tế dân tộc Mảng - một trong những dân tộc rất ít người và chỉ sống ở Lai Châu, mà còn hết sức trú trọng đến công tác phát triển đảng viên tại cơ sở.
Những năm qua, cấp ủy, chính quyền địa phương tỉnh Lai Châu không chỉ nâng cao đời sống kinh tế dân tộc Mảng - một trong những dân tộc rất ít người và chỉ sống ở Lai Châu, mà còn hết sức trú trọng đến công tác phát triển đảng viên tại cơ sở.
Điểm trường Sín Chải A, xã Pa Vệ Sử, huyện Mường Tè, Lai Châu là những căn nhà gỗ tuềnh toàng, nằm chênh vênh trên triền đồi hút gió lạnh buốt ngày đông. Đó cũng là nơi thầy giáo Lường Văn Hợp đang gắn bó.
Hình ảnh quý về người dân tộc thiểu số được miêu tả chân thực trong ấn phẩm quý hiếm về xứ sở Đông Dương năm 1944.
Đến với giáo dục Mường Tè từ những ngày theo đuôi trâu tìm bản, mở lớp, tới nay, thầy giáo Lường Văn Hợp đã tròn 20 năm gieo chữ trên những bản non cao.
Trong vòng 3 tháng cuối năm, lớp học ở điểm bàn Chà Gá (xã Pa Vệ Sử, Mường Tè, Lai Châu) học trò phải học trong lớp học mù sương và giá rét.
Nhà nước và chính quyền địa phương đã huy động tất cả nguồn lực, lồng ghép các Chương trình 30a, Chương trình 135, Chương trình xây dựng nông thôn mới và nhiều đề án để thay đổi diện mạo vùng biên.
Sau 10 năm được triển khai thực hiện, chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng đã trở thành nguồn tài chính ổn định, bền vững, góp phần quan trọng nâng cao giá trị sản xuất của ngành lâm nghiệp, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, giảm gánh nặng cho ngân sách nhà nước trong chiến lược phát triển lâm nghiệp quốc gia.
Cồng chiêng luôn giữ một vị trí quan trọng và thiêng liêng trong đời sống văn hóa, tinh thần của họ.
Không nổi tiếng như Sapa, Mộc Châu, Hà Giang đón hàng ngàn khách du lịch mỗi năm, Lai Châu mang trong mình vẻ đẹp tiềm ẩn của miền sơn cước cuối trời, nơi những dãy núi cao chót vót với điệu múa của đồng bào người Hmong, người Mảng, người Si La…
Mấy chục năm trước, nhắc đến Mường Tè, người ta có câu ca nghe buồn đến da diết: 'Bao giờ Tây Bắc có kem/ Mường Tè có điện thì em theo chàng'. Bây giờ, vùng đất đón dòng Đà giang chảy vào đất Việt này vẫn chưa giàu và đường vào vẫn còn xa xôi, nhưng nơi đây đã trở thành thủ phủ của một trong những nơi sản xuất ra nhiều điện nhất cả nước. Một thị trấn nhỏ bé, đìu hiu ngày xưa nay đã và đang được dựng xây với vóc dáng của một đô thị phố núi sầm uất. Và ở nơi đó có màu áo thiên thanh của những cán bộ Kiểm sát đang ngày đêm tham gia bảo vệ pháp luật, góp phần giữ bình yên miền biên viễn của Tổ quốc…
Thời gian vừa qua, đặc biệt là từ Ðại hội XII của Ðảng đến nay, nhờ làm tốt công tác kiểm tra, giám sát, thực hiện nghiêm Ðiều lệ Ðảng nên nhiều cán bộ, đảng viên do mắc sai phạm, trong đó có một số người là cán bộ cao cấp, nguyên cán bộ cao cấp, đã bị xử lý kỷ luật, xử lý hình sự, làm cho uy tín của Ðảng được nâng cao.
Với việc lồng ghép các chương trình, đề án của Trung ương và của tỉnh, đời sống vật chất và tinh thần của các dân tộc đặc biệt khó khăn nói chung và dân tộc Mảng nói riêng trên địa bàn tỉnh Lai Châu đã khởi sắc.
Theo đánh giá của Đại tá Phan Hồng Minh, Bí thư Đảng ủy, Chính ủy BĐBP Lai Châu, chủ trương đưa cán bộ BĐBP tăng cường tham gia cấp ủy các xã biên giới, nhất là các xã biên giới có đồng bào dân tộc đặc biệt ít người như dân tộc La Hủ (xã Pa Ủ, huyện Mường Tè), dân tộc Mảng (xã Nậm Ban, xã Trung Chải, huyện Nậm Nhùn), đã góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo, điều hành của cấp ủy, chính quyền và chất lượng hoạt động của tổ chức đoàn thể các xã biên giới. Từ đó, các chế độ sinh hoạt, công tác của tổ chức đảng, chính quyền và đoàn thể ở cơ sở đã dần đi vào nền nếp, hoạt động hiệu quả; mối quan hệ giữa tổ chức đảng, chính quyền với nhân dân ở các xã biên giới ngày càng được củng cố vững chắc.
Làm gì để đồng bào Mảng từ bỏ hủ tục lạc hậu, chăm chỉ làm ăn để thoát nghèo là trăn trở nhiều năm nay của chính quyền địa phương.