Vào thượng tuần tháng 10-1998, tại TP Thanh Hóa đã diễn ra cuộc hội thảo khoa học đóng góp cho cuốn Địa chí thành phố Thanh Hóa do nhà giáo Vũ Lê Thống, Phó Chủ tịch phụ trách khối văn xã của UBND TP Thanh Hóa hồi đó chủ trì. Nhiều nhà nghiên cứu lịch sử văn hóa và các chuyên ngành khoa học khác như khí tượng thủy văn, thổ nhưỡng, địa chí, kinh tế, an ninh, quốc phòng... từ Hà Nội vào tham gia nhiều ý kiến đóng góp thẩm định, gợi mở khá thú vị, trong đó ý kiến của Giáo sư, Tiến sĩ Ngô Đức Thịnh*, Viện trưởng Viện Nghiên cứu văn hóa thuộc Viện Khoa học xã hội Việt Nam (nay là Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam) rất được hội thảo quan tâm.
So với các hổ tướng khác của nhà Thục Hán, Mã Siêu thực sự là người bất hạnh về phần gia đình. Gia tộc của ông hơn 200 nhân khẩu đã bị Tào Tháo giết chết, vợ con của ông thì ly tán trong chiến tranh.
Văn Lôi từ lâu đã thành nơi tụ hội của người Việt cổ, để rồi chính ngôi làng này đầu Công nguyên đã theo một nam tướng của Hai Bà Trưng khởi nghĩa đánh đổ ách cai trị của nhà Hán, giành quyền tự chủ cho người Việt...
Hai Bà Trưng (Trưng Trắc và Trưng Nhị) được coi là anh hùng dân tộc, vị nữ vương đầu tiên và duy nhất ở nước ta. Gương oanh liệt của hai bà luôn là tấm gương sáng cho phụ nữ Việt Nam học tập và noi theo.
Sau khi về tụ nghĩa dưới cờ của Trưng nữ vương, Thánh Thiên công chúa đã lập nhiều chiến công hiển hách, trở thành nữ tướng tài danh của Hai Bà.
Theo lập luận của GS Nguyễn Văn Hảo, trống đồng ra đời ở Việt Nam và được người Trung Quốc mang về làm thêm một số họa tiết.
Thành phố Hội An (tỉnh Quảng Nam) được biết đến là một đô thị cổ tuyệt đẹp ở bên sông Hoài, được công nhận là Di sản văn hóa thế giới vào năm 1999. Thế nhưng, để Hội An có thể nguyên vẹn như ngày hôm nay, đô thị cổ này đã từng đứng trước nguy cơ bị hủy hoại và được cứu ở phút chót.
VietTimes -- Hàng ngàn năm nay do ngộ nhận nên ta cho rằng, bộ phận tinh hoa, quan trọng nhất của tiếng Việt là đồ vay mượn! Sự nhầm lẫn này đã tạo nên nỗi đau ngàn năm khi ta vừa căm ghét một công cụ mà trong quá khứ kẻ thù dùng để đồng hóa, nô lệ mình lại vừa không thể chối bỏ! Không thể không dùng nhưng rồi mỗi khi dùng lại day dứt nỗi niềm cay đắng mặc cảm vay mượn!
Người mang lại cuộc sống thứ hai cho trống đồng Đông Sơn và vinh danh quốc bảo này trên toàn thế giới là nhà khảo cổ người Nga Viktor Golubev.
Về hiện tượng cầu xin tượng công chúa Mỵ Châu chữa bệnh và lời cầu khẩn đó được linh ứng, điều này cũng không có gì là huyền bí.
Nước ta hội đủ núi rừng, đồng bằng và biển với hệ thống sông ngòi chằng chịt, được giới khoa học đánh giá là 'vùng đất tốt'.
Cứ mỗi độ tháng ba về là hoa ban lại nở trắng cả một vạt đồi ở Pá Ban (tiếng Thái gọi là đồi Hoa Ban). Một ngày đẹp trời của năm 2008, ông Lò Văn Mụ, ở bản Co Sáng, xã Ẳng Nưa, huyện Mường Ảng, tỉnh Điện Biên, trong lúc đào hố trồng cà phê trên đồi Pá Ban đã phát hiện ra trống đồng cổ. Ngay sau đó, giới buôn cổ vật đã tập trung về đây dùng máy dò kim loại để tìm trống đồng trong lòng đất đồi. Họ dò đâu trúng đấy và cũng không biết bao nhiêu trống ở đồi Pá Ban được mang ra khỏi địa phương, đang nằm trong các bộ sưu tập cổ vật nào, trong hay ngoài nước?