Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ và Bộ Tài chính về việc công khai địa chỉ đường dây nóng, hộp thư điện tử và tổ chức tiếp nhận, xử lý, giải quyết kịp thời các phản ánh, kiến nghị của các đơn vị, tổ chức, cá nhân về hành vi nhũng nhiễu, gây phiền hà, Kho bạc Nhà nước thiết lập đường dây nóng hoạt động chính thức từ ngày 15/8/2022.
Trong 6 tháng đầu năm 2022, Kho bạc Nhà nước (KBNN) Thừa Thiên - Huế đã chủ động, linh hoạt triển khai các giải pháp trọng tâm trong quản lý, điều hành ngân quỹ quốc gia và đạt kết quả tích cực. Cụ thể, đơn vị đã KBNN Thừa Thiên - Huế đã thực hiện thu ngân sách nhà nước là 5.845 tỷ đồng, đạt 85% dự toán năm 2022. Về thực hiện kiểm soát chi NSNN, đơn vị đã thực hiện chi 7.773 tỷ đồng, đạt 55% dự toán năm 2022.
Thực hiện yêu cầu của Chính phủ và Thủ tướng, hệ thống Kho bạc Nhà nước (KBNN) xác định giải ngân vốn đầu tư công là nhiệm vụ chính trị trọng tâm của năm và triển khai nhiều giải pháp đẩy nhanh giải ngân như đôn đốc chủ đầu tư, rút ngắn thời gian kiểm soát chi, thanh toán kịp thời...
Nhằm phục vụ tốt nhất người dân, doanh nghiệp, các cơ quan Nhà nước, hệ thống Kho bạc Nhà nước (KBNN) tiếp tục ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin và chia sẻ dữ liệu để đơn giản hóa hồ sơ, thủ tục hành chính và nội dung kiểm soát thanh toán, rút ngắn thời gian giải quyết.
Thời gian qua, Kho bạc Nhà nước (KBNN) Sơn La đã chủ động, linh hoạt thực hiện đồng bộ các giải pháp trong thực hiện nhiệm vụ quản lý, điều hành ngân quỹ quốc gia. Qua đó, góp phần quản lý quỹ ngân sách nhà nước (NSNN) an toàn, hiệu quả.
Trải qua 30 năm (01/4/1992 - 01/4/2022) xây dựng và trưởng thành, Kho bạc Nhà nước (KBNN) Ninh Bình đã có những bước phát triển nhanh, vững chắc và toàn diện. Có được kết quả này chính là nhờ sự nỗ lực, phấn đấu của tập thể lãnh đạo, cán bộ, công chức KBNN Ninh Bình đã đồng lòng, chung sức, vượt qua mọi khó khăn, hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao.
Trong quý I/2022, Kho bạc Nhà nước (KBNN) Ninh Bình đã chủ động, linh hoạt thực hiện đồng bộ các giải pháp trong thực hiện nhiệm vụ quản lý, điều hành ngân quỹ quốc gia. Nhờ đó, đơn vị đã thực hiện quản lý quỹ ngân sách nhà nước (NSNN) an toàn, hiệu quả.
Việc ứng dụng biểu đồ trong phân tích, giải trình báo cáo tài chính tại Kho bạc Nhà nước (KBNN) tỉnh Gia Lai đã giúp đơn vị có thể phân tích thực sự đầy đủ, chính xác các số liệu, mang lại hiệu quả thiết thực trong công tác quản lý của các cấp chính quyền cũng như hoạt động giám sát.
Nhằm hoàn thiện mô hình tài khoản thanh toán tập trung, nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng tài khoản của Kho bạc Nhà nước (KBNN) mở tại ngân hàng, Bộ trưởng Bộ Tài chính đã ký ban hành Thông tư số 109/2021/TT-BTC sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 58/2019/TT-BTC. Thông tư số 109/2021/TT-BTC có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/02/2022.
Phát huy truyền thống đoàn kết, với sự nỗ lực cố gắng của toàn thể công chức, viên chức trong toàn hệ thống, sự quan tâm chỉ đạo sát sao của Bộ Tài chính, chính quyền các cấp, sự phối kết hợp chặt chẽ với các cơ quan ban, ngành và các đơn vị liên quan, trong năm 2021, hệ thống Kho bạc Nhà nước đã hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao.
Ngày 12/7/2022, Tổng Giám đốc Kho bạc Nhà nước Trần Quân đã có buổi làm việc tại Kho bạc Nhà nước Quảng Bình. Tại đây, Tổng Giám đốc Kho bạc Nhà nước đã đánh giá cao những kết quả đạt được của Kho bạc Nhà nước Quảng Bình trong 6 tháng đầu năm 2022.
Năm 2022, tỉnh Thái Nguyên được Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ giao kế hoạch giải ngân vốn đầu tư là 5.840 tỷ đồng; kế hoạch vốn UBND tỉnh giao là trên 8.835 tỷ đồng. 6 tháng đầu năm, Kho bạc Nhà nước Thái Nguyên chi giải ngân vốn đầu tư công đạt 3.204 tỷ đồng, bằng 54,9% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao, cao hơn 28,1% so với bình quân chung toàn quốc.
Năm 2021, hệ thống Kho bạc Nhà nước (KBNN) xác định một trong số nhiệm vụ trọng tâm xuyên suốt là đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại nhằm hiện thực hóa mục tiêu '3 không': không khách hàng, không tiền mặt, không giấy tờ.
Báo cáo tài chính nhà nước năm 2019 toàn quốc sẽ được hoàn thành trong tháng 3/2021 để trình Chính phủ, báo cáo Quốc hội cùng Báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước trong kỳ họp tháng 5/2021.
Sáng ngày 21/8/2020, Kho bạc Nhà nước (KBNN) tổ chức Hội nghị Đại biểu điển hình tiên tiến hệ thống KBNN lần thứ V. Hội nghị được tổ chức theo hình thức trực tuyến tại điểm cầu KBNN Trung ương và các KBNN địa phương. Thứ trưởng Bộ Tài chính Tạ Anh Tuấn dự và chỉ đạo Hội nghị.
Từ 15-6, Kho bạc Nhà nước (KBNN) Thái Nguyên và Hải Phòng được KBNN Trung ương chọn triển khai thí điểm mô hình giao dịch viên chuyên sâu. Mô hình nhằm nâng cấp chương trình dịch vụ công trực tuyến, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các đơn vị sử dụng ngân sách Nhà nước; nâng cao tính minh bạch, chuyên nghiệp, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính trong hoạt động của KBNN theo quy định của Chính phủ.
PTĐT - Ngày 29/5/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh số 75/SL thành lập Nha Ngân khố trực thuộc Bộ Tài chính để giúp Chính phủ giải quyết các nhiệm vụ cấp bách về tài chính và tiền tệ ...
Trở thành kho bạc điện tử vào năm 2020 là mục tiêu mà Kho bạc Nhà nước (KBNN) đặt ra từ nhiều năm qua và đang dần hiện thực hóa tại KBNN Thái Nguyên. Kết quả này tiếp tục là một trong những dấu ấn cho thấy những nỗ lực mà KBNN Thái Nguyên đạt được, đóng góp vào bảng thành tích 30 năm qua, cũng như góp phần quan trọng để thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ của tỉnh trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.
Theo chỉ đạo của Chính phủ, đến hết tháng 12-2020, dịch vụ công trực tuyến (DVCTT) mới phải hoàn thành việc triển khai đối với Kho bạc Nhà nước (KBNN) cấp huyện, nhưng công việc này đã được KBNN Thái Nguyên hoàn thành từ cuối năm 2019. Kết quả này đã mang lại nhiều lợi ích thiết thực, đặc biệt là các đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước (NSNN), đồng thời giúp hiện thực hóa mục tiêu trở thành Kho bạc điện tử trong năm nay mà KBNN Trung ương đề ra…
Kho bạc nhà nước (KBNN) Hướng Hóa được thành lập theo Quyết định số 186/TC-QĐ-TCCB ngày 21/3/1990 của Bộ Tài chính, là đơn vị trực thuộc KBNN Quảng Trị, thực hiện chức năng quản lý quỹ ngân sách nhà nước (NSNN) và các quỹ khác của nhà nước trên địa bàn huyện theo quy định của pháp luật; thực hiện việc huy động vốn cho ngân sách, cho đầu tư phát triển. Gần 30 năm xây dựng và trưởng thành, đơn vị đã phấn đấu vươn lên, vượt qua khó khăn để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.
Không còn cảnh xếp hàng dài chờ đến lượt để thực hiện các giao dịch trong những ngày cuối năm và quyết toán niên độ như nhiều năm về trước, nhưng từ khoảng mùng 10/12/2019 đến nay, cán bộ công chức toàn ngành Kho bạc Nhà nước (KBNN) tỉnh đang phải căng mình làm việc để giải quyết một lượng hồ sơ nhiều gấp khoảng 2,5 lần so với thời gian trước đó. Tất cả vì mục tiêu không để tồn đọng bất kỳ hồ sơ thanh toán nào mà không rõ lý do.
Để đảm bảo việc kiểm soát chi được triển khai chặt chẽ, đúng quy định, thông suốt và liên tục trong thời điểm cuối năm 2019 và những tháng đầu năm 2020, Kho bạc Nhà nước yêu cầu các đơn vị thuộc và trực thuộc siết chặt kỷ luật, kỷ cương; đề cao tinh thần trách nhiệm của các cán bộ kiểm soát chi; kiên quyết xử lý nghiêm các trường hợp để xảy ra vi phạm quy chế, quy trình kiểm soát chi.
Nhằm sớm thực thi chức năng tổng kế toán nhà nước do Chính phủ và Bộ Tài chính giao, Kho bạc Nhà nước đang khẩn trương nghiên cứu, xây dựng hệ thống thông tin tổng kế toán nhà nước để các đơn vị bên ngoài có thể gửi thông
Nguồn tiền gửi của Kho bạc Nhà nước (KBNN) từ nhiều năm qua đã và đang chi phối thanh khoản hệ thống ngân hàng. Tác động của nó tới thị trường thậm chí còn mạnh hơn khi Ngân hàng Nhà nước (NHNN) triển khai hút ròng nội tệ qua kênh tín phiếu kể từ năm 2016. Quy định mới về các loại tiền gửi của KBNN sẽ có thể tháo gỡ sự lệch pha giữa tài khóa và tiền tệ, song vẫn còn nhiều câu hỏi về tác động của khoản tiền này tới thanh khoản thị trường liên ngân hàng.
Năm 2019 là năm đầu tiên Kho bạc Nhà nước triển khai lập báo cáo tài chính nhà nước toàn quốc năm 2018 và dự kiến trình Quốc hội vào tháng 5/2020. Để đảm bảo kế hoạch đề ra, hệ thống Kho bạc Nhà nước tập trung cao độ, quyết tâm thực hiện tốt nhiệm vụ này.
Từ ngày 1/11/2019, 4 loại tài khoản tiền gửi không kỳ hạn của Kho bạc Nhà nước (KBNN) mở tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các ngân hàng thương mại, gồm: Tài khoản thanh toán tổng hợp, tài khoản chuyên thu tổng hợp, tài khoản thanh toán, tài khoản chuyên thu.
Nhằm sớm thực thi chức năng tổng kế toán nhà nước do Chính phủ và Bộ Tài chính giao, Kho bạc Nhà nước đang khẩn trương nghiên cứu, xây dựng hệ thống thông tin tổng kế toán nhà nước để các đơn vị bên ngoài có thể gửi thông tin tài chính cho Kho bạc Nhà nước theo hình thức điện tử.