Các nước áp dụng biện pháp mạnh đối phó Covid-19

Theo tin nước ngoài và TTXVN, số ca nhiễm Covid-19 trên toàn thế giới đã lên tới con số gần 2,6 triệu người. Mỹ dẫn đầu về số người nhiễm với hơn 819.000 ca, trong đó hơn 45.300 ca tử vong. Giám đốc Trung tâm Kiểm soát và Phòng, chống dịch bệnh của Mỹ (CDC) R.Redfield cảnh báo, Mỹ có thể đối mặt đợt dịch Covid-19 thứ hai vào mùa đông tới và còn tệ hại hơn nhiều so với đợt bùng phát dịch hiện nay vì có thể trùng với thời điểm bắt đầu mùa cúm.

Hãng tin Mỹ CNBC dẫn lời Giám đốc điều hành Quỹ đầu tư quốc gia Nga Kirill Dmitriev nhấn mạnh rằng, thỏa thuận giảm sản lượng dầu mỏ toàn cầu mà Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) và các đối tác, còn gọi là nhóm OPEC+, vừa đạt được giúp bình ổn thị trường dầu thế giới. Theo thỏa thuận, Nga giảm sản lượng xuống mức 8,5 triệu thùng/ngày, thấp nhất kể từ năm 2003. Hiện sản lượng dầu của Nga giảm còn 11,24 triệu thùng/ngày, từ mức 11,29 triệu thùng/ngày trong tháng 3.

Ðại diện cấp cao của Liên hiệp châu Âu (EU) phụ trách chính sách an ninh và đối ngoại J.Borrell có chuyến thăm chính thức đầu tiên tới Iran nhằm thảo luận các biện pháp 'hạ nhiệt' căng thẳng giữa EU với Tehran. Ðây là nỗ lực 'cứu' thỏa thuận hạt nhân mang tên Kế hoạch hành động chung toàn diện (JCPOA) mà Iran ký với các cường quốc nhóm P5+1 trước thềm cuộc gặp diễn ra tại Vienna (Áo) của các bên còn lại tham gia JCPOA.

Giảm leo thang căng thẳng Mỹ - Iran

Theo Reuters Tân Hoa xã và TTXVN, ngày 12-1, Iran đã bày tỏ ủng hộ giảm leo thang sau mười ngày căng thẳng ở mức cao với Mỹ liên quan các vụ tiến công trả đũa lẫn nhau và vụ Tehran vô tình bắn rơi một máy bay chở khách. Tại cuộc gặp giữa Tổng thống Iran H.Rouhani với Quốc vương Qatar A.Thani đang ở thăm Tehran, hai bên nhất trí rằng giảm leo thang là 'giải pháp duy nhất' cho cuộc khủng hoảng khu vực. Phát biểu sau cuộc gặp, Quốc vương A.Thani cho biết: 'Chúng tôi đã nhất trí rằng giải pháp duy nhất cho các cuộc khủng hoảng hiện nay là giảm leo thang căng thẳng và đối thoại'.

Reuters và TTXVN ngày 12-1 đưa tin, Thủ tướng Canada J.Trudeau tuyên bố Iran phải chịu hoàn toàn trách nhiệm trong vụ vô tình bắn hạ máy bay chở khách của hãng hàng không quốc tế Ukraine (UIA) ngày 8-1 vừa qua khiến toàn bộ 176 người trên máy bay chết, trong đó có khoảng 60 người Canada.

Iran thừa nhận bắn nhầm máy bay chở khách của Ukraine

Theo Reuters và TTXVN, truyền hình Nhà nước Iran ngày 11-1 dẫn tuyên bố của quân đội cho biết, hệ thống phòng không Iran đã vô tình bắn trúng máy bay của Ukraine, khiến máy bay bị rơi làm toàn bộ 176 người trên chuyến bay chết hôm 8-1. Lãnh tụ tối cao Iran, Đại giáo chủ A.Khamenei đã được thông báo về vụ Iran bắn nhầm chiếc máy bay mang số hiệu PS752 của Hãng hàng không quốc tế Ukraine (UIA). Ông chỉ đạo rằng, thông tin nên được công bố sau cuộc họp của cơ quan an ninh hàng đầu Iran.

Mỹ cho rằng căng thẳng với Iran đã hạ nhiệt

Theo Reuters và TTXVN, Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ M.Pompeo ngày 9-1 cho biết, ông đã thảo luận tình hình ở Trung Ðông với Tổng Thư ký Liên hợp quốc (LHQ) A.Guterres. Theo ông Pompeo, tình hình đã hạ nhiệt từ hôm 8-1 khi Tổng thống Mỹ D.Trump thông báo những kế hoạch nhắm vào Iran bằng các lệnh trừng phạt thay vì dùng sức mạnh quân sự. Ðồng thời, Tehran cũng tuyên bố kiềm chế không tiến hành thêm các vụ không kích bằng tên lửa nữa nếu Washington không tiến công Iran.

Kêu gọi Mỹ và Iran giảm căng thẳng

Như Báo Nhân Dân đưa tin, các nước tiếp tục kêu gọi các bên giảm căng thẳng, sau vụ không kích của Mỹ khiến Tướng Q.Soleimani của Iran thiệt mạng. Ngày 4-1, trao đổi với người đồng cấp Mỹ M.Esper, Bộ trưởng Quốc phòng Anh B.Wallace hối thúc tất cả các bên kiềm chế. Trong cuộc điện đàm cùng ngày, Bộ trưởng Ngoại giao Nga X.Lavrov và người đồng cấp Trung Quốc Vương Nghị cùng nhấn mạnh sự cần thiết tôn trọng chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của các quốc gia.

Thúc đẩy giải quyết bế tắc trong vấn đề hạt nhân Iran

Theo Reuters, ngày 3-12, Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) cho rằng, có thể sẽ là phản tác dụng khi đưa ra thời hạn chót để Iran giải thích về lượng u-ra-ni được tìm thấy trong một nhà kho mà Tehran chưa khai báo; đồng thời bày tỏ hy vọng một cuộc đối thoại mới sẽ giải quyết bế tắc kéo dài trong vấn đề này. Đến nay, Iran chưa đưa ra được giải thích thỏa đáng cho dấu vết u-ra-ni được tìm thấy bởi các thanh sát viên của IAEA.

Nguy cơ leo thang xung đột ở Syria

Theo Reuters, ngày 9-10, các quan chức Thổ Nhĩ Kỳ tuyên bố, công tác chuẩn bị cuối cùng và việc triển khai chiến dịch quân sự vào đông bắc Syria đã hoàn tất. Trong khi đó, Thứ trưởng Ngoại giao Syria F.Mekdad tuyên bố, chính quyền Damascus sẽ bảo vệ toàn bộ lãnh thổ và không chấp nhận bất cứ hình thức chiếm đóng nào của các lực lượng nước ngoài. Tuyên bố được đưa ra sau khi truyền hình quốc gia Syria đưa tin các lực lượng Thổ Nhĩ Kỳ tiến công các mục tiêu thuộc Các lực lượng Dân chủ Syria (SDF), do người Cuốc đứng đầu ở miền bắc Syria.

'Già néo đứt dây'

Pháp tiếp tục những nỗ lực khó khăn trong vai trò trung gian, nhằm làm dịu căng thẳng giữa Iran và Mỹ, sau khi Paris đã không thể 'thiết kế' một cuộc gặp cấp cao giữa Tổng thống Mỹ D.Trump và người đồng cấp Iran H.Rouhani bên lề kỳ họp Đại hội đồng Liên hợp quốc vừa qua. Mỹ và Iran vẫn có những động thái nhằm 'nắn gân' lẫn nhau, trong khi tình hình vùng Vịnh diễn biến phức tạp.

Iran nêu điều kiện đối thoại với Mỹ

Theo tin nước ngoài và TTXVN, ngày 26-9, tại cuộc họp báo bên lề kỳ họp lần thứ 74 Đại hội đồng Liên hợp quốc (LHQ), Tổng thống Iran H.Rouhani nêu rõ, nước này có thể mở rộng thảo luận các vấn đề với Mỹ, với điều kiện thỏa thuận hạt nhân ký năm 2015 giữa Iran và nhóm P5+1 được thực thi đầy đủ. Lãnh đạo Iran nhấn mạnh, Tê-hê-ran muốn Oa-sinh-tơn xóa bỏ chính sách gây sức ép tối đa với Tê-hê-ran trước khi có bất cứ cuộc thương lượng nào, đồng thời tuyên bố năng lực tên lửa của Iran là 'không thể đàm phán'.

Iran kêu gọi đoàn kết trong khu vực

Truyền thông Trung Ðông và TTXVN dẫn phát biểu của Tổng thống Iran H.Rouhani tại phiên họp Ðại hội đồng Liên hợp quốc (LHQ) ngày 25-9 nhấn mạnh, cách duy nhất để bảo vệ hòa bình và an toàn trong khu vực là củng cố tình đoàn kết giữa tất cả các quốc gia có lợi ích chung ở Vịnh Persian và Eo biển Hormuz.

Nỗ lực giảm căng thẳng tại vùng Vịnh

Theo Reuters, Bộ trưởng Ngoại giao Pháp J.Le Drian ngày 22-9 cho rằng, vấn đề cấp bách sau các vụ tiến công cơ sở lọc dầu của A-rập Xê-út vừa qua không phải là một cuộc gặp giữa các lãnh đạo Mỹ và Iran, mà là cách thức giảm căng thẳng nguy hiểm hiện nay.

Mỹ đe dọa gia tăng trừng phạt Iran

Theo Reuters, ngày 18-9, Tổng thống Mỹ D.Trump tuyên bố sẽ cung cấp thêm chi tiết các biện pháp trừng phạt bổ sung đối với Iran, sau khi ông chỉ thị cho Bộ trưởng Tài chính S.Mnuchin gia tăng mạnh biện pháp trừng phạt Tehran. Phía Iran cho rằng, những biện pháp trừng phạt mới của Mỹ cho thấy, Washington đã nhằm mục tiêu vào dân thường của nước này.

Thay đối đầu bằng đối thoại

Căng thẳng ở khu vực Trung Đông bị đẩy lên nấc thang mới sau khi xảy ra vụ tiến công nhằm vào hai cơ sở dầu mỏ trọng yếu của A-rập Xê-út. Vụ việc đã tác động mạnh thị trường dầu mỏ thế giới cũng như làm gia tăng căng thẳng giữa A-rập Xê-út cùng đồng minh Mỹ với I-ran, quốc gia Hồi giáo bị Mỹ cáo buộc đứng sau vụ tiến công.

Nga và Thổ Nhĩ Kỳ thúc đẩy hợp tác

Theo TASS, ngày 16-9, Tổng thống Nga V.Putin tiến hành chuyến thăm làm việc đến Thổ Nhĩ Kỳ và có cuộc gặp Tổng thống nước chủ nhà T.Erdogan. Ðây là cuộc gặp thứ bảy của nguyên thủ hai nước trong năm nay. Tại cuộc gặp, hai bên thảo luận về tăng cường quan hệ song phương trên tất cả các lĩnh vực.

Châu Âu thúc đẩy thương mại với Iran

Hãng thông tấn Tasnim của Iran ngày 15-9 dẫn lời Chủ tịch Ủy ban Chính sách đối ngoại và An ninh quốc gia thuộc Quốc hội Iran M.Zonnour cho biết, ba cường quốc châu Âu tham gia ký kết thỏa thuận hạt nhân năm 2015 với Iran, là Anh, Pháp và Ðức, sau các cuộc trao đổi với nước Cộng hòa Hồi giáo, đã nhất trí tài trợ 15 tỷ USD cho cơ chế Công cụ hỗ trợ trao đổi thương mại (INSTEX), mà châu Âu thiết lập nhằm giúp Iran bảo đảm giao thương và 'né' các lệnh trừng phạt của Mỹ.

Tránh làm đổ vỡ hợp tác Iran - IAEA

Theo Reuters, ngày 10-9, Đại diện thường trực của Nga tại các tổ chức quốc tế M.Ulianov tuyên bố, việc Iran hợp tác với Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) chứng tỏ tính chất hòa bình của chương trình hạt nhân I-ran. Ông kêu gọi Mỹ xem xét lại thái độ để tránh làm đổ vỡ hợp tác Iran - IAEA.

Tổng thống Mỹ có thể gặp người đồng cấp Iran

Theo Reuters và TTXVN, Tổng thống Mỹ D.Trump ngày 9-9 tuyên bố có thể gặp người đồng cấp Iran H.Rouhani và cho rằng, Iran cần giải quyết khó khăn, bởi Tehran đang trong tình thế 'hết sức tồi tệ'.

'Bước lùi' cần ngăn chặn

Những nỗ lực cứu vãn thỏa thuận hạt nhân Iran được Pháp đưa ra dường như vẫn đuối trước sự cứng rắn của cả Mỹ và Iran.

Iran bác khả năng đàm phán song phương với Mỹ

Reuters và TTXVN ngày 3-9 đưa tin, Tổng thống Iran H.Rouhani tuyên bố Iran sẽ không bao giờ tiến hành đối thoại song phương với Mỹ, song Washington có thể tham gia các cuộc đàm phán đa phương với các bên còn lại trong thỏa thuận hạt nhân lịch sử mang tên Kế hoạch Hành động chung toàn diện (JCPOA) ký năm 2015 nếu Mỹ dỡ bỏ tất cả các lệnh trừng phạt được áp đặt lại nhằm vào Tehran.

Kỳ vọng 'hái trái ngọt'

Nỗ lực ngoại giao nhằm giảm căng thẳng giữa Mỹ và Iran những ngày qua bước đầu phát đi tín hiệu tích cực. Các nhà lãnh đạo Pháp, Nga, Đức, Nhật Bản đều cam kết thúc đẩy đối thoại giữa Washington và Tehran, sau khi các nhà lãnh đạo G7 đạt đồng thuận về một số vấn đề liên quan thỏa thuận hạt nhân Iran. Tuy nhiên, những vấn đề gai góc nhất gây bất đồng giữa Mỹ và Iran vẫn cần thời gian để tháo gỡ.

Thúc đẩy đối thoại về vấn đề hạt nhân Iran

Theo Reuters, ngày 29-8, phát biểu trong chuyến thăm Malaysia, Bộ trưởng Ngoại giao Iran M.Zarif khẳng định, nếu muốn đàm phán với Iran, Mỹ cần tôn trọng thỏa thuận hạt nhân ký năm 2015 và ngừng thực hiện chính sách 'khủng bố kinh tế' chống người dân Iran. Tehran không thể đàm phán với Washington khi Mỹ gây sức ép kinh tế và đe dọa chiến tranh chống Iran. Tuyên bố nêu trên được đưa ra sau khi Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ M.Esper hối thúc Iran tham gia các cuộc thảo luận với Mỹ nhằm giảm căng thẳng tại vùng Vịnh.

Nỗ lực ngoại giao

Bộ trưởng Ngoại giao Iran M.Zarif vừa kết thúc chuyến thăm bốn nước gồm: Phần Lan, Thụy Điển, Na Uy và Pháp nhằm thúc đẩy nỗ lực ngoại giao để giảm tác động tiêu cực từ các lệnh trừng phạt của Mỹ. Iran muốn tìm kiếm sự ủng hộ của châu Âu để tháo gỡ những khó khăn kinh tế hiện nay, cũng như giảm sức ép từ Mỹ, trong bối cảnh Pháp đang đưa ra một kế hoạch nhằm xoa dịu căng thẳng leo thang ở vùng Vịnh.

Iran kêu gọi Mỹ thay đổi chính sách

Theo Reuters và TTXVN, ngày 12-8, Tổng thống Iran H.Rouhani nhấn mạnh, Mỹ cần thay đổi chính sách tại Trung Đông và có những động thái để giảm leo thang căng thẳng trong khu vực.

Nỗ lực hạ nhiệt

Tổng thống Pháp E.Macron vừa có cuộc điện đàm với người đồng cấp Iran H.Rouhani và nhắc lại lời kêu gọi giảm căng thẳng giữa Iran với Mỹ và Anh.

Nỗ lực cứu thỏa thuận hạt nhân Iran

Theo Reuters, ngày 28-7, tại Vienna (Áo), đại diện các nước còn tuân thủ Kế hoạch hành động chung toàn diện (JCPOA) ký với Iran năm 2015 là Anh, Pháp, Ðức, Nga và Trung Quốc đã tổ chức cuộc họp khẩn với Thứ trưởng Ngoại giao Iran A.Araqchi nhằm cứu vãn thỏa thuận lịch sử này.

Căng thẳng Mỹ - Iran gia tăng

Theo Reuters, TTXVN và tin nước ngoài, Tổng thống Mỹ D.Trump ngày 18-7 thông báo, một tàu Hải quân Mỹ đã bắn hạ một máy bay không người lái của Iran tại eo biển Hormuz. Phát biểu tại Nhà trắng, Tổng thống Trump cho biết, tàu tiến công đổ bộ USS Boxer của Mỹ phải thực hiện 'hành động tự vệ', chống lại một máy bay không người lái của Iran tiến gần và không dừng lại, bất chấp phía Mỹ yêu cầu. Tổng thống Trump đồng thời lên án các động thái gần đây của Tehran; kêu gọi các nước hợp tác với Mỹ để bảo đảm an toàn cho tàu thuyền tại vùng Vịnh.

Iran tuyên bố giảm cam kết trong JCPOA

Reuters ngày 7-7 đưa tin, giới chức Iran tuyên bố nước này sẽ tiếp tục cắt giảm cam kết trong thỏa thuận hạt nhân Iran mang tên Kế hoạch hành động chung toàn diện (JCPOA), theo đó nâng mức làm giàu urani lên 5%, nhằm mục đích sản xuất nhiên liệu cho các nhà máy điện.

Căng thẳng Iran với phương Tây gia tăng

Theo Reuters, ngày 5-7, Iran đã yêu cầu Anh ngay lập tức thả tàu chở dầu của nước này bị bắt giữ ở vùng lãnh thổ Gibraltar thuộc Anh, cho rằng London đã hành động theo yêu cầu của Mỹ. Trước đó, cảnh sát và lực lượng bảo vệ bờ biển Gibraltar với sự hỗ trợ của lực lượng thủy quân lục chiến Hoàng gia Anh đã bắt giữ tàu Grace 1 do nghi ngờ tàu này vi phạm các lệnh trừng phạt của Liên hiệp châu Âu (EU) khi chở dầu đến Syria. Theo mạng dữ liệu vận chuyển Refinitiv Eikon, tàu Grace 1 có lộ trình từ Iran, di chuyển qua mũi phía nam của châu Phi thay vì qua kênh đào Suez của Ai Cập, để tới Syria.

Iran để ngỏ khả năng tiếp tục tuân thủ thỏa thuận hạt nhân

Theo Reuters và TTXVN, ngày 3-7, Tổng thống Iran H.Rouhani cho biết, Iran sẽ tiếp tục tuân thủ thỏa thuận hạt nhân, mang tên Kế hoạch hành động chung toàn diện (JCPOA), đã ký với Nhóm P5+1 năm 2015, nếu các bên còn lại tiếp tục tuân thủ, đồng thời kêu gọi Mỹ và châu Âu trở lại bàn đàm phán. Theo nhà lãnh đạo Iran, nếu các bên trở lại tuân thủ các cam kết của mình trong thỏa thuận, Tehran sẽ giảm lượng u-ra-ni làm giàu xuống dưới ngưỡng 300 kg ghi trong thỏa thuận. Trong trường hợp ngược lại, Iran sẽ cho lò phản ứng hạt nhân Arak hoạt động trở lại ngày 7-7 tới.

Iran không muốn chiến tranh với Mỹ

Theo Reuters, trong cuộc điện đàm ngày 25-6 với Tổng thống Pháp E.Macron, Tổng thống Iran H.Rouhani khẳng định, Tehran không muốn chiến tranh với Mỹ. Song, ông H.Rouhani nhấn mạnh, nếu phía Mỹ xâm phạm hải phận hoặc không phận của Iran một lần nữa, các lực lượng vũ trang nước này sẽ có nhiệm vụ đương đầu. Tổng thống H.Rouhani cũng tái khẳng định, Iran sẽ không đàm phán lại thỏa thuận hạt nhân, mang tên Kế hoạch hành động chung toàn diện (JCPOA).

Thủ tướng Nhật Bản thăm Iran: Thực hiện sứ mệnh hòa giải

Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đang thực hiện chuyến thăm lịch sử đến Iran từ ngày 12 đến 14-6. Đây là chuyến công du Iran đầu tiên của một thủ tướng Nhật Bản đương nhiệm trong hơn 4 thập niên qua.

Sứ mệnh ngoại giao

Thủ tướng Nhật Bản S.Abe bắt đầu thực hiện chuyến thăm Iran với hy vọng sẽ là trung gian nhằm làm dịu căng thẳng, thúc đẩy đối thoại giữa Iran và Mỹ. Là nhà lãnh đạo Nhật Bản đầu tiên trong bốn thập kỷ qua tới thăm Iran, sứ mệnh 'tháo ngòi căng thẳng' của ông S.Abe được cho là vô cùng quan trọng khi Nhật Bản vừa được coi là đồng minh an ninh của Mỹ vừa có mối quan hệ hữu nghị với Iran, quốc gia cung cấp dầu mỏ lớn cho Tokyo.

Iran và Thổ Nhĩ Kỳ tăng cường hợp tác

Theo Reuters, ngày 8-6, Tổng thống Iran H.Rouhani và người đồng cấp Thổ Nhĩ Kỳ T.Erdogan đã điện đàm, thảo luận các vấn đề hai bên cùng quan tâm và tuyên bố sẽ mở rộng quan hệ láng giềng trong nhiều lĩnh vực.