Vừa qua, đoàn công tác Công đoàn Tập đoàn Công nghiệp - Năng lượng Quốc gia Việt Nam (Công đoàn Petrovietnam) do Chủ tịch Công đoàn Petrovietnam Nghiêm Thùy Lan làm trưởng đoàn đã thăm, làm việc tại Tổng công đoàn Na Uy và Tổng công đoàn Thụy Điển theo quyết định của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam. Chuyến đi là dấu mốc quan trọng trong hành trình mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế, tiếp thu kinh nghiệm tiên tiến và thúc đẩy vai trò của tổ chức công đoàn trong bối cảnh chuyển đổi sâu rộng toàn cầu.
Chiều 13-6, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ chín, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Quốc hội đã nghe Báo cáo giải trình, tiếp thu ý kiến nhân dân, ý kiến thảo luận tại tổ, tại hội trường (lần thứ nhất) và chỉnh lý dự thảo Nghị quyết của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 của Ủy ban dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013.
Hãng thông tấn Wafa của Palestine đưa tin ngày 6-6, với 386 phiếu thuận, 15 phiếu chống và 42 phiếu trắng, Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) đã bỏ phiếu thông qua với đa số phiếu ủng hộ nâng cấp quy chế của Palestine tại ILO, từ 'Phong trào Giải phóng dân tộc' lên 'nhà nước quan sát viên phi thành viên'.
Theo Tổng Thư ký ITUC, việc ILO trao quy chế nhà nước quan sát viên cho Palestine sẽ thúc đẩy các nỗ lực ngoại giao để chấm dứt xung đột ở Dải Gaza, khi 'hòa bình cần thiết hơn bao giờ hết.'
Theo phóng viên TTXVN tại Trung Đông, hãng thông tấn Wafa của Palestine đưa tin ngày 6/6, với 386 phiếu thuận, 15 phiếu chống và 42 phiếu trắng, Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) đã bỏ phiếu thông qua với đa số phiếu ủng hộ nâng cấp quy chế của Palestine tại ILO, từ 'Phong trào Giải phóng Dân tộc' lên 'nhà nước quan sát viên phi thành viên'. Quyết định này đánh dấu 'một cột mốc chính trị và biểu tượng quan trọng cho Palestine trên trường quốc tế'.
Qua tổng hợp ý kiến của một số chuyên gia, nhà khoa học và một số ý kiến từ địa phương, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đề nghị nghiên cứu kỹ việc giữ lại đơn vị hành chính dưới tỉnh là thị xã và thành phố thuộc tỉnh, thị trấn, để bảo đảm giữ và tiếp tục phát huy các giá trị của đô thị đã hình thành trong nhiều năm, gắn với các yếu tố lịch sử, truyền thống và các yêu cầu của quản lý, phát triển đô thị.
Trên cơ sở tổng hợp ý kiến, kiến nghị của các tổ chức chính trị-xã hội, các tổ chức thành viên của Mặt trận và MTTQ Việt Nam các cấp, Ban Thường trực UBTƯ MTTQ Việt Nam đề xuất về việc tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013.
Sau gần 1 tháng triển khai, tính đến ngày 28/5, hệ thống MTTQ Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức thành viên của Mặt trận đã tổ chức 61.791 hội nghị lấy ý kiến, tổng số 51.192.334 ý kiến góp ý vào toàn bộ nội dung của dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 2013.
Góp ý sửa đổi Hiến pháp 2013, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam đề nghị giữ nguyên quy định các tổ chức chính trị - xã hội trực thuộc MTTQ Việt Nam.
Ngày Quốc tế Lao động (1/5) không chỉ là lời nhắc nhở về lịch sử của giai cấp công nhân, mà còn là một cam kết hành động cho tương lai bền vững, công bằng hơn và đầy đủ quyền con người hơn.
Chuyển đổi số đang làm thay đổi thế giới việc làm, đồng thời cũng tác động mạnh mẽ đến lĩnh vực an toàn và sức khỏe nghề nghiệp (ATSKNN).
Nhằm đối phó với tình trạng trốn thuế của các cá nhân và doanh nghiệp giàu có trên toàn cầu, Liên hợp quốc đã chính thức khởi động đàm phán về một công ước khung mang lại công bằng, minh bạch và tránh thất thoát gần 500 tỷ USD mỗi năm do chuyển lợi nhuận bất hợp pháp, cạnh tranh không lành mạnh. Tuy nhiên, quá trình đàm phán đang đứng trước nhiều thách thức bởi sự phản đối của nhiều quốc gia phát triển.
Ngày 27/9, 10 nghiệp đoàn toàn cầu đã khiếu nại lên Tổ chức Lao động quốc tế (ILO), hối thúc Israel trả lại tiền lương cho hơn 200.000 lao động Palestine bị tước đoạt thu nhập kể từ khi xung đột bùng phát tại Gaza.
Quá trình chuyển đổi xanh nhằm đạt các mục tiêu về khí hậu có thể gây ra nhiều tác động đến các nhóm người nghèo, người yếu thế, phụ nữ và trẻ em. Bởi vậy, các chiến lược, chính sách và biện pháp cần phải bảo đảm không ai bị bỏ lại phía sau hoặc bị đầy lùi trong quá trình chuyển đổi sang các nền kinh tế - xã hội carbon thấp và bền vững với môi trường.
Chiều 19/10, Samsung Việt Nam, phối hợp với Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cùng Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tổ chức Diễn đàn đa phương (MSF) 2023 với chủ đề 'Khai thác sức mạnh văn hóa kinh doanh của Việt Nam hướng tới bền vững và cạnh tranh trong thời kỳ mới'.
Ngày 19/10, tại Hà Nội, Samsung Việt Nam, phối hợp với Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam cùng Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, đã tổ chức Diễn đàn đa phương (MSF) 2023 với chủ đề: 'Khai thác sức mạnh Văn hóa Kinh doanh của Việt Nam hướng tới Bền vững và Cạnh tranh trong thời kỳ mới'.
Dự án Bộ luật Lao động (sửa đổi) đã được các đại biểu Quốc hội thảo luận cho ý kiến trước khi biểu quyết. Về nội dung này, ông Nhạc Phan Linh, Phó Viện trưởng Viện Công nhân Công đoàn (Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam), có bài viết liên quan đến sự điều chỉnh thời gian làm việc, đảm bảo sức khỏe cho người lao động.
Chiều 27/9, tại Hà Nội, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam phối hợp với Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tổ chức Hội thảo 'Chia sẻ kinh nghiệm trong công tác đối ngoại nhân dân' nhằm trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm trong công tác đối ngoại nhân dân giữa Hội Nông dân Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội và tổ chức đoàn thể nhân dân.