Dự báo thời tiết ngày 6/8/2023, khu vực Hà Nội nhiều mây, có mưa vừa, có nơi mưa to và dông. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh. Nhiệt độ thấp nhất 25 - 27 độ C; cao nhất 29 - 31 độ C.
Theo Thứ trưởng Bộ Tài Nguyên và Môi trường Lê Công Thành, việc chuyển đổi đất rừng làm đường, nhà ở gây nguy cơ sạt lở đất đá.
Từ đêm 5-7/8, Bắc Bộ và Thanh Hóa mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to, cơ quan khí tượng cảnh báo nguy cơ cao lũ quét, sạt lở đất ở 12 tỉnh trong những giờ tới.
Từ Quảng Trị đến Khánh Hòa bắt đầu có nắng nóng mạnh với mức nhiệt trên 37 độ. Trong khi đó, miền Bắc tuy lượng mưa giảm nhưng vẫn còn dai dẳng đến 2-3 ngày nữa.
Do mưa lớn kéo dài nhiều ngày qua, mô hình độ ẩm đất cho thấy, nhiều khu vực ở miền Bắc, Bắc Trung Bộ đã đạt trạng thái gần bão hòa, hoặc bão hòa, nguy cơ rất cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất.
Trung tâm Khí tượng và Thủy văn quốc gia cảnh báo trong 6 giờ tới, 52 huyện, thị xã, thành phố ở khu vực miền núi phía Bắc có nguy cơ xảy ra sạt lở đất, lũ quét.
Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia vừa đưa ra thông tin dự báo mưa lớn tại Bắc Bộ, Thanh Hóa và mưa dông, lốc, sét, gió giật mạnh tại khu vực Bắc Trung Bộ.
Mưa lũ gây sạt lở, kèm theo gió lốc mạnh xảy ra đêm ngày 3/8 kéo dài đến ngày 4/8/2023 tiếp tục gây thiệt hại về tài sản và hoa màu của người dân trên địa bàn TP. Điện Biên Phủ và các huyện: Mường Nhé, Điện Biên, Tuần Giáo, Tủa Chùa, Điện Biên Đông, Nậm Pồ. Ước tổng thiệt hại khoảng 2,41 tỷ đồng.
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia, tại khu vực các tỉnh Lai Châu, Phú Thọ, Tuyên Quang, Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình có có mưa vừa, mưa to đến rất to.
Trong 6 giờ tới, nguy cơ cao xảy ra lũ quét trên các sông, suối nhỏ, sạt lở đất trên sườn dốc tại 52 huyện, thị xã khu vực của 9 tỉnh miền núi phía Bắc.
Dự báo, hiện nay (5/8), mô hình độ ẩm đất tại một số khu vực thuộc các tỉnh vùng núi Bắc Bộ, Thanh Hóa và Nghệ An đã gần bão hòa (hơn 90%) hoặc đạt trạng thái bão hòa. Nguy cơ cao xảy ra lũ quét trên các sông, suối nhỏ, sạt lở đất trên sườn dốc tại các khu vực trên.
Cùng với nhiệm vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu, công tác dân vận của lực lượng dân quân, tự vệ (DQTV) là một trong những nhiệm vụ luôn được Ðảng ủy, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức phù hợp với tình hình thực tế của địa phương.
Tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào Nhà nước là rào cản trong công tác xóa đói, giảm nghèo, kìm hãm phát triển kinh tế - xã hội địa phương. Do đó, những năm qua cấp ủy, chính quyền các cấp đã tích cực tuyên truyền, vận động người dân phát huy tinh thần tự lực, chủ động sản xuất, đồng thời triển khai hiệu quả nguồn vốn các chương trình, dự án hỗ trợ, tạo điều kiện để người dân phát triển kinh tế, phấn đấu thoát nghèo.
Sau giao đất giao rừng đã xác định được diện tích rừng, đất rừng cụ thể của từng chủ rừng trên cơ sở pháp lý. Các chủ rừng cũng thể hiện rõ hơn trách nhiệm của mình trong thực hiện quản lý, bảo vệ và phát triển rừng. Nhờ vậy việc giữ rừng và phát triển rừng của các địa phương thêm phần hiệu quả.
Áp thấp nhiệt đới dự báo sẽ nhanh chóng mạnh lên thành bão, mạnh cấp 10, giật cấp 12 và có thể tiếp tục mạnh thêm, đang hướng vào vùng biển phía Bắc nước ta
Quan tâm đầu tư xây dựng hạ tầng giao thông là một trong những nhiệm vụ quan trọng của các địa phương trong tỉnh; bởi cơ sở hạ tầng giao thông luôn đóng vai trò quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của mỗi huyện, thị xã, thành phố. Thực tế đã chứng minh, việc kiên cố hóa hệ thống giao thông của các địa phương trong thời gian qua không chỉ giúp nhân dân thuận lợi hơn trong đi lại và phát triển sản xuất, giao lưu hàng hóa, mà còn tạo điều kiện góp phần phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội cũng như từng bước nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân.
Theo đánh giá của UBND huyện Mường Chà, ước đến hết tháng 6/2023, tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công của huyện không đạt tiến độ đề ra (đạt 35,5% kế hoạch). Do vậy, để đẩy nhanh tiến độ giải ngân theo đúng chỉ đạo của tỉnh, huyện Mường Chà đã yêu cầu các cơ quan, đơn vị được giao nhiệm vụ làm chủ đầu tư, đại diện chủ đầu tư tập trung chỉ đạo, kịp thời xử lý các tồn tại, vướng mắc; phấn đấu đến hết năm 2023, hoàn thành 100% kế hoạch vốn được giao.
Xác định cán bộ là cái gốc của mọi công việc, cán bộ là nhân tố quyết định, là khâu then chốt trong công tác xây dựng Đảng; những năm qua, cấp ủy các cấp trong tỉnh đã có nhiều cách làm sáng tạo, đổi mới, nhất là linh hoạt trong nhìn nhận, đánh giá đúng năng lực cán bộ đặc biệt là làm tốt công tác luân chuyển cán bộ, qua đó để đào tạo, bồi dưỡng, góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ 'vừa hồng vừa chuyên'.
Thực hiện Đề án Tái cơ cấu ngành Nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, ngành chuyên môn, chính quyền cấp huyện đã khuyến khích, hướng dẫn người dân sử dụng hiệu quả các nguồn vốn hỗ trợ phát triển nông nghiệp để tiến hành chuyển đổi cơ cấu cây trồng, nâng cao hiệu quả sản xuất, từng bước hình thành những vùng sản xuất tập trung. Các mô hình chuyển đổi cơ cấu cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế cao ngày càng được nhân rộng, góp phần tăng thu nhập cho người dân.
Giám sát là một trong những chức năng quan trọng của HĐND các cấp. Để thực hiện tốt chức năng giám sát, thời gian qua, HĐND, Thường trực HĐND, các Ban HĐND, Tổ đại biểu HĐND cũng như các đại biểu dân cử các cấp đã tích cực đổi mới hoạt động giám sát ngày càng bài bản, khoa học và đi thẳng vào những vấn đề cụ thể, bức xúc trong đời sống, xã hội, được cử tri quan tâm. Việc nâng cao chất lượng các cuộc giám sát đã góp phần quan trọng trong tổ chức thực hiện các Nghị quyết HĐND bám sát hơn với thực tế đời sống xã hội; đồng thời nâng cao vị thế, vai trò của người đại biểu dân cử và tạo được niềm tin đối với cử tri trong toàn tỉnh.Bài 1: Nghe cử tri nói, nói cho cử tri nghe
Những năm gần đây, cùng với sự hỗ trợ của huyện, người dân xã Huổi Lèng đã dần thay đổi nếp nghĩ, cách làm, mạnh dạn chuyển đổi cây trồng trên nương. Từ trồng ngô, lúa nương người dân chuyển sang trồng quế. Bước đầu mang lại hiệu quả giúp người dân thoát nghèo.
Ứng dụng khoa học công nghệ (KHCN) để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm nông nghiệp, thay đổi tư duy sản xuất là yêu cầu tất yếu hiện nay. Thời gian qua, nhiều tổ chức, hộ dân trên địa bàn tỉnh đã có những cách làm hay, sáng tạo; mạnh dạn chuyển đổi giống cây trồng, vật nuôi và áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, từ đó góp phần nâng tầm sản phẩm nông nghiệp địa phương.
Tây Bắc cục bộ mưa vừa mưa to. Bắc Trung Bộ đêm có mưa, mưa vừa và dông, cục bộ mưa to đến rất to. Nam Trung Bộ ngày nắng. Tây Nguyên, Nam Bộ có mây, mưa rào và dông vài nơi; riêng chiều và tối có mưa rào rải rác và có nơi có dông.
Chiều và tối 12-5, ở khu vực Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ tiếp tục có mưa rào và dông, cục bộ có mưa vừa, mưa to
Dự báo, ngày và đêm 12/5, nhiều khu vực trên cả nước có mưa rào và dông, cục bộ có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to. Trong mưa dông đề phòng lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh. Nguy cơ cao xảy ra lũ quét trên các sông, suối nhỏ, sạt lở đất trên sườn dốc tại các tỉnh miền núi.
Cơ cấu lại ngành nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa tập trung, bền vững là nội dung quan trọng trong Đề án Tái cơ cấu ngành Nông nghiệp của tỉnh theo tinh thần của Nghị quyết đại hội Đảng bộ tỉnh Điện Biên, khóa XIV (nhiệm kỳ 2020 – 2025) đang được Mường Chà tích cực triển khai.
ĐBP - Xác định phát triển liên kết sản xuất, tiêu thụ là xu thế tất yếu trong phát triển nông nghiệp bền vững, những năm gần đây, cấp ủy, chính quyền huyện Mường Chà đã đồng hành cùng người dân, phối hợp với các doanh nghiệp, hợp tác xã đẩy mạnh thực hiện chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp của địa phương; từ đó góp phần nâng cao năng suất, chất lượng và giá trị sản phẩm.
Ngày 12/3, Sở Xây dựng Điện Biên cùng Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh tỉnh Quảng Ninh phối hợp tổ chức lễ khánh thành, bàn giao công trình xây dựng điểm trường bản Nậm Chua, xã Huổi Lèng, huyện Mường Chà, tỉnh Điện Biên.
ĐBP - Ngày 12/3, Sở Xây dựng tỉnh Điện Biên phối hợp với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Chi nhánh tỉnh Quảng Ninh tổ chức Lễ khánh thành và bàn giao công trình phòng học tặng học sinh Điểm trường Nậm Chua, Trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học Huổi Lèng, xã Huổi Lèng, huyện Mường Chà, tỉnh Điện Biên.
ĐBP - Sau Tết Nguyên đán là thời điểm chuẩn bị canh tác trên nương của người dân vùng cao huyện Mường Chà. Với hơn 51.093ha đất rừng; tỷ lệ che phủ rừng đạt 42,94%, thời gian qua, huyện Mường Chà đã chỉ đạo cơ quan chuyên môn tăng cường tuyên truyền nâng cao nhận thức cho người dân trong bảo vệ, phòng cháy chữa cháy rừng (PCCCR), nhất là trong mùa làm nương; tăng cường tuần tra bảo vệ rừng, triển khai các biện pháp PCCCR. Địa phương nào để xảy ra tình trạng phá rừng làm nương, người đứng đầu địa phương đó phải chịu trách nhiệm.
ĐBP - Tiếp tục chương trình công tác của UBND tỉnh, ngày 14/12, đồng chí Lê Thành Đô, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh và đoàn công tác đã đi kiểm tra thực tế và làm việc với huyện Mường Chà về tình hình phát triển kinh tế - xã hội; đảm bảo quốc phòng - an ninh năm 2022, nhiệm vụ, giải pháp năm 2023.
Kiến nghị: Trạm Quản lý bảo vệ rừng và vườn ươm cây giống (thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) tại bản Hồ Chim 1 hiện nay không còn sử dụng, đã bỏ hoang nhiều năm nay, gây lãng phí tài sản của Nhà nước; đề nghị giao lại cho huyện Mường Chà để có phương án sửa chữa, nâng cấp giao cho xã Ma Thì Hồ quản lý, sử dụng làm nhà văn hóa.
ĐBP - Cuối tháng 10 vừa qua, Tòa án nhân dân tỉnh tổ chức xét xử lưu động 3 vụ án hình sự về ma túy tại xã Phìn Hồ (huyện Nậm Pồ). Tại phiên tòa, khi thư kí thông qua tên tuổi các bị cáo, nhiều người không khỏi xót xa bởi có bị cáo còn rất trẻ.
ĐBP - Thời gian qua, công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn luôn được cấp ủy, chính quyền huyện Mường Chà chú trọng, xem đây là nhiệm vụ quan trọng trong công cuộc xóa đói giảm nghèo ở địa phương. Với phương châm 'học đi đôi với hành', lấy hiệu quả để đánh giá chất lượng, nhiều học viên sau khi tham gia khóa đào tạo nghề đã thay đổi nhận thức, có việc làm ổn định, từng bước vươn lên phát triển kinh tế.
ĐBP - Ngày 26/8, Đoàn công tác Ban Chỉ đạo giao đất, giao rừng, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (CNQSDĐ) lâm nghiệp tỉnh do Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lò Văn Tiến làm trưởng đoàn đã làm việc với huyện Mường Chà về công tác giao đất, giao rừng, cấp giấy CNQSDĐ lâm nghiệp và tiến độ triển khai thực hiện dự án trồng mắc ca trên địa bàn.
ĐBP - Điểm lại những đợt thiên tai xảy ra từ đầu năm đến nay, ông Nguyễn Đức Đặng, Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cho biết: Trên địa bàn tỉnh đã chịu ảnh hưởng 13 đợt thiên tai, bao gồm các loại hình rét đậm, rét hại, dông lốc, sét, mưa đá, lũ quét, sạt lở đất. Thiên tai đã làm 7 người chết và 7 người bị thương nặng. Trong số người bị chết có 4 người bị sét đánh tại huyện Tủa Chùa và huyện Nậm Pồ; 3 người bị chết do lũ quét, sạt lở đất tại huyện Mường Chà, Tủa Chùa và Nậm Pồ. Về nhà ở, thiên tai đã làm 475 ngôi nhà bị thiệt hại, trong đó 21 nhà bị thiệt hại trên 70%. Về nông nghiệp, 884,4ha bị thiệt hại, trong đó có 804,4ha lúa.
ĐBP - Những năm qua, để góp phần hạn chế tình trạng gia tăng dân số, tỉnh ta đã và đang đẩy mạnh việc triển khai chiến dịch truyền thông lồng ghép cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản (SKSS) đến vùng khó khăn và vùng có mức sinh cao. Qua đó, góp phần nâng cao kiến thức, kỹ năng và khả năng tiếp cận các dịch vụ chăm sóc SKSS đến người dân.
ĐBP - Ngày 6/7, Tòa án Nhân dân tỉnh mở phiên tòa xét xử sơ thẩm bị cáo Lò Văn Thoan (SN 1979, trú tại bản Co Luống, xã Noong Luống, huyện Điện Biên) về tội tàng trữ trái phép chất ma túy; xét xử sơ thẩm bị cáo Vàng Thị Sua (SN 1990, trú tại bản Pú Khớ, xã Ẳng Càng, huyện Mường Ảng) về tội giết người.
Mưa lớn xảy ra vào rạng sáng 3/7 trên địa bàn tỉnh Điện Biên đã gây ra sạt lở, ách tắc giao thông trên nhiều đoạn tuyến Quốc lộ 12, nối Điện Biên-Lai Châu và 4H từ huyện Mường Chà đi Mường Nhé.
Mưa lớn vào rạng sáng 3/7 trên địa bàn tỉnh Điện Biên đã gây ra sạt lở, ách tắc giao thông trên nhiều đoạn tuyến thuộc quốc lộ 12 và 4H.
Mưa lớn xảy ra vào rạng sáng 3/7 trên địa bàn tỉnh Điện Biên đã gây xảy ra sạt lở, ách tắc giao thông trên nhiều đoạn tuyến trên Quốc lộ 12 và 4H.
ĐBP - Thời gian qua, cán bộ, đảng viên huyện Mường Chà đã phát huy vai trò nêu gương trên tất cả các lĩnh vực; không ngừng rèn luyện nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, lối sống trong sạch, luôn hoàn thành các nhiệm vụ được giao. Từ đó, xuất hiện nhiều đảng viên năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, được quần chúng tin yêu. Góp phần nâng cao uy tín và vai trò lãnh đạo của Đảng.
ĐBP - Mới vào đầu mùa mưa nhưng trên địa bàn huyện Mường Chà liên tục xảy ra mưa lớn, kéo dài trong nhiều ngày gây sạt lở, ách tắc trên các tuyến giao thông, thiệt hại nghiêm trọng...
ĐBP - Những ngày mưa kéo dài vừa qua đã ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống nhiều người dân ở các huyện vùng cao Mường Nhé, Nậm Pồ, Mường Chà, Mường Ảng, Điện Biên Đông... Dòng nước lũ cuồn cuộn và khối lượng lớn đất đá sạt lở đã vùi lấp nhà cửa, hoa màu và đe dọa tính mạng người dân. 'Đến hẹn lại lên', mỗi mùa mưa lũ về, cuộc sống người dân lại gặp không ít khó khăn. Và mùa mưa năm nay mới chỉ bắt đầu...
Theo Sở Giao thông vận tải tỉnh Điện Biên, tổng thiệt hại do mưa lũ những ngày qua gây ra cho ngành đến thời điểm này ước tính khoảng 35 tỷ đồng.
Chiều 15/6, ông Phạm Văn Sỹ, Phó Giám đốc Sở Giao thông vận tải Điện Biên, cho biết, mưa lũ phức tạp những ngày qua đã gây thiệt hại nặng nề với ngành giao thông Điện Biên. Tổng thiệt hại tại thời điểm này ước tính hơn 35 tỷ đồng.
Chiều 15/6, ông Phạm Văn Sỹ, Phó Giám đốc Sở Giao thông vận tải Điện Biên, cho biết, mưa lũ phức tạp những ngày qua đã gây thiệt hại nặng nề với ngành giao thông Điện Biên. Tổng thiệt hại tại thời điểm này ước tính hơn 35 tỷ đồng.