Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) đang đẩy nhanh quá trình đàm phán về các hiệp định đối tác kinh tế toàn diện (CEPA) với nhiều quốc gia tại Đông Nam Á.
Indonesia - nước đang giữ cương vị Chủ tịch Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) - đã nhấn mạnh tầm quan trọng của lực lượng vũ trang các nước thành viên ASEAN trong việc đảm bảo một khu vực hòa bình, an ninh và thịnh vượng.
ASEAN cần phát huy các nguyên tắc trong Hiến chương ASEAN, Hiệp ước Thân thiện và hợp tác ở Đông Nam Á nhằm duy trì một khu vực hòa bình, ổn định và trung lập.
Theo phóng viên TTXVN tại Đông Nam Á, Cuộc họp tham vấn quan chức cao cấp ASEAN - Trung Quốc lần thứ 29 được tổ chức mới đây đã khẳng định cam kết của hai bên tăng cường quan hệ đối tác chiến lược toàn diện (CSP).
* Thủ tướng Phạm Minh Chính kết thúc thành công chuyến công tác tại Indonesia
Triển khai công tác ngoại giao văn hóa và trong khuôn khổ các hoạt động kỷ niệm 60 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam-Ai Cập (1963 - 2023), tối 10/5, Đại sứ quán Việt Nam và Kênh truyền hình đối ngoại Nile TV của Đài Truyền hình Quốc gia Ai Cập đã phối hợp thực hiện chương trình truyền hình trực tiếp về quan hệ hai nước.
Tiếp tục chương trình làm việc của Hội nghị Cấp cao ASEAN 42 tại Labuan Bajo, Indonesia, sáng 11-5, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã cùng lãnh đạo các nước dự phiên họp hẹp trao đổi về các vấn đề quốc tế và khu vực
Tiếp tục chương trình làm việc của Hội nghị Cấp cao ASEAN 42, sáng 11/5, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã cùng lãnh đạo các nước dự phiên họp hẹp trao đổi về các vấn đề quốc tế và khu vực.
Theo Đại sứ Nguyễn Huy Dũng, Việt Nam và Ai Cập có nhiều tiềm năng để đẩy mạnh hợp tác trên tất cả các lĩnh vực, nhất là các lĩnh vực thương mại, du lịch, văn hóa, giáo dục, giao lưu nhân dân...
Một loạt sự kiện trù bị cho Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 42 đã diễn ra.
Ngày 9/5, Bộ trưởng Ngoại giao Indonesia cho biết quốc gia này sẽ thúc đẩy củng cố nền tảng của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) tại Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 42 diễn ra từ ngày 9-11/5 tại thị trấn Labuan Bajo.
Theo phóng viên TTXVN tại Jakarta, Hội nghị các quan chức cấp cao (SOM) Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) diễn ra ngày 8/5 tại Labuan Bajo, Indonesia, đã thảo luận về các ưu tiên của nước Chủ tịch ASEAN Indonesia năm 2023, cũng như công tác chuẩn bị cho Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN và Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 42.
Về tư cách thành viên của Timor-Leste, hội nghị thảo luận về lộ trình kết nạp quốc gia này làm thành viên chính thức ASEAN, trong đó có các yếu tố quan trọng như công cụ pháp lý, nghĩa vụ tài chính.
Trưởng Phái đoàn Việt Nam tại Liên hợp quốc cho rằng để thúc đẩy chủ nghĩa đa phương hiệu quả tất cả các quốc gia có trách nhiệm tuân thủ Hiến chương Liên hợp quốc và luật pháp quốc tế.
Theo phóng viên TTXVN tại Jakarta, ngày 15/3, Hội nghị điều phối lần thứ 15 Cộng đồng Chính trị - An ninh Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á-ASEAN (ASCCO) đã được tổ chức tại trụ sở Ban Thư ký ASEAN theo hình thức trực tuyến.
Thượng đỉnh Pháp-Anh đã hóa giải những bất đồng vốn làm 'đóng băng' quan hệ Pháp-Anh trong thời gian dài. Cả về 'lý và tình', họ không thể không là bạn của nhau.
Báo The Jakarta Post hy vọng sẽ có bước tiến trong vòng đàm phán về Bộ Quy tắc ứng xử Biển Đông (COC) diễn ra từ ngày 8 đến ngày 10-3.
Theo bản thông cáo chung được công bố sau cuộc họp lần thứ 30 Ủy ban hợp tác song phương ASEAN-EU tại Jakarta vào ngày 24/2, hai bên đã nhấn mạnh cam kết thúc đẩy hợp tác, đồng thời duy trì vai trò trung tâm của ASEAN ở khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.
Hai bên nhất trí tham dò hợp tác tiềm năng trong các lĩnh vực ưu tiên của Tầm nhìn ASEAN về Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, cũng như trong Chiến lược hợp tác của EU ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.
Trung Quốc và các quốc gia thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đã và đang sẵn sàng làm việc cùng nhau để thúc đẩy quan hệ đối tác chiến lược toàn diện lên tầm cao mới.
Ngày 21/2, tại trụ sở Liên hợp quốc (LHQ), phiên họp định kỳ hằng năm của Ủy ban đặc biệt về Hiến chương LHQ (từ ngày 21/2-1/3) đã bắt đầu diễn ra, với sự tham gia của đại diện hơn 80 quốc gia thành viên.
Phiên họp định kỳ hàng năm của Ủy ban đặc biệt về Hiến chương Liên Hợp Quốc đã khai mạc ngày 21/2 tại trụ sở Liên Hợp Quốc ở New York và sẽ diễn ra tới ngày 1/3. Đại diện của hơn 80 quốc gia thành viên tham gia phiên họp này.
Ngày 21/2, tại trụ sở Liên hợp quốc (LHQ) ở New York, Hoa Kỳ, phiên họp định kỳ hằng năm của Ủy ban đặc biệt về Hiến chương LHQ (21/2-1/3) đã bắt đầu diễn ra, với sự tham gia của đại diện hơn 80 quốc gia thành viên.
Trải qua hơn nửa thế kỷ, Hiệp hội các quốc gia Ðông Nam Á (ASEAN) ngày càng đóng vai trò trung tâm trong việc duy trì hòa bình, ổn định và thúc đẩy hợp tác, phát triển tại khu vực. Là một quốc gia Ðông Nam Á và có nhiều lợi ích chung với các nước thành viên ASEAN, Timor Leste đã thể hiện mong muốn gia nhập Hiệp hội từ sớm và đang đạt được những bước tiến quan trọng trong tiến trình này.
Trong năm 2022, Campuchia đảm nhận vai trò Chủ tịch ASEAN với chủ đề ASEAN hành động: Cùng nhau giải quyết thách thức.
Theo phóng viên TTXVN tại Jakarta, Tổng Thư ký Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) Kao Kim Hourn cho rằng các xu hướng mới và đang nổi lên sẽ mang theo cả thách thức và cơ hội, góp phần định hình ASEAN trong thời gian tới.
Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) được ASEAN và Trung Quốc ký ngày 4/11/2002 tại Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 8 ở thủ đô Phnôm Pênh của Campuchia. Trải qua 20 năm, DOC vẫn giữ nguyên giá trị là một văn kiện quan trọng trong quan hệ đối tác giữa ASEAN và Trung Quốc, tiếp tục khẳng định cam kết chung của các bên về thúc đẩy hòa bình, ổn định và tin cậy lẫn nhau ở Biển Đông.
Năm 2022 đánh dấu 45 năm thiết lập quan hệ đối tác đối thoại giữa Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và Liên minh châu Âu (EU).
Đại sứ EU tại ASEAN Igor Driesmans nhận định các nước ASEAN đang tiếp tục tăng trưởng vững chắc và khu vực này sẵn sàng trở thành nền kinh tế lớn thứ tư trên thế giới vào năm 2030.
Ngày 11/11/2022, tại Phnom Penh (Campuchia), ASEAN và Trung Quốc đã đưa ra tuyên bố chung kỷ niệm 20 năm Tuyên bố Ứng xử các bên tại Biển Đông (DOC) năm 2002. Theo đó, Tuyên bố DOC được xem là văn bản ghi dấu mốc (milestone document) quan trọng nhất ghi nhận cho quan hệ đối thoại giữa ASEAN-Trung Quốc, thể hiện cam kết chung của các bên trong thúc đẩy hòa bình, ổn định, niềm tin chung trong khu vực, phù hợp với luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982).
Hội nghị cấp cao ASEAN 2022 tại Campuchia vừa kết thúc thành công tốt đẹp với nhiều quyết định quan trọng được thông qua, bất chấp một năm nhiều sóng gió trên chính trường thế giới.
Việc ASEAN và Mỹ quyết định nâng cấp quan hệ thành Đối tác chiến lược toàn diện đang mở ra một kỷ nguyên mới trong quan hệ giữa hai bên, góp phần và thúc đẩy sự thịnh vượng và tăng cường an ninh của khu vực.
Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã có cuộc tiếp xúc với Bộ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Lavrov và Bộ trưởng Ngoại giao Ukraine Dmytro Kuleba nhân dịp tham dự Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 40, 41.
Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn mong các bên liên quan sớm chấm dứt xung đột và nối lại đối thoại khi gặp Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Nga Sergei Lavrov và Bộ trưởng Ngoại giao Ukraine Dmytro Kuleba.
Tình hình tại Ukraine, Việt Nam khẳng định lập trường nhất quán là tất cả các tranh chấp cần được giải quyết bằng biện pháp hòa bình, phù hợp với các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế và Hiến chương Liên Hợp Quốc.
Chiều 11/11, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã có cuộc gặp Bộ trưởng Ngoại giao Ukraine Dmytro Kuleba trong dịp Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 40, 41 tại Thủ đô Phnom Penh, Vương quốc Campuchia.
Lãnh đạo Mỹ và các nước ASEAN ngày 12/11 đã ra tuyên bố về việc thiết lập đối tác chiến lược toàn diện.
Ngoại trưởng Ukraine Dymtro Kuleba nói rằng phía Kiev sẽ cân nhắc nếu người đồng cấp Nga mở lời muốn gặp mặt, tuy nhiên viễn cảnh đó đã không xảy ra.
Straitstimes hôm nay (11/11) dẫn lời ông Daniel Kritenbrink, trợ lý Ngoại trưởng Mỹ về các vấn đề Đông Á và Thái Bình Dương nói rằng quan hệ đối tác chiến lược của Mỹ với ASEAN là trọng tâm của chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương và sự gắn kết ở mức độ cao của nước này trong khu vực.
Tổng thống Nga Vladimir Putin sẽ không tham dự Hội nghị các nhà lãnh đạo Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) vào tuần tới.
Ukraine sẽ ký gia nhập Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác Đông Nam Á (TAC) nhân dịp hội nghị thượng đỉnh ASEAN lần thứ 40 và 41 diễn ra tại Campuchia. Đây là thông báo của phía Campuchia - nước Chủ tịch ASEAN 2020.