Từ năm 1993 trở về trước, sản phẩm chè Việt Nam nói chung và chè Bắc Thái (nay là Thái Nguyên) chỉ xuất khẩu sang 3 nước là Nga, Anh và Trung Quốc, nay đã mở rộng thị trường tiêu thụ lên 110 quốc gia và vùng lãnh thổ. Thời hoàng kim, hoạt động xuất khẩu chè của tỉnh khá nhộn nhịp với hàng chục công ty thu mua xuất khẩu, đặt nhà máy chế biến ở nhiều vùng chè.
Chè Thái Nguyên nức tiếng cả nước về hương, vị, được dân gian ví là 'Đệ nhất danh trà'. Những năm qua, bao thế hệ nông dân trên địa bàn tỉnh, lớp sau kế lớp trước, bươn trải cùng nắng mưa để chắp 'đôi cánh' thương hiệu mạnh cho sản phẩm chè 'bay xa' đến các thị trường trong và ngoài nước. Từ đó góp phần hiện thực hóa mục tiêu đưa chè Thái Nguyên trở thành 'cây tỷ đô'.
Từng được ví như 'linh hồn' của thương hiệu chè Thái Nguyên, chè trung du nay chỉ còn lại trên một phần nhỏ đất chè. Tuy nhiên, vẫn có những người âm thầm giữ lấy giống chè cổ như giữ một phần ký ức, giữ lại cốt cách riêng của đất chè. Họ kiên trì phục hồi, ứng dụng kỹ thuật, đa dạng hóa sản phẩm, để không chỉ 'giữ hồn' chè trung du mà còn nâng tầm giá trị của nó trên thị trường.
Ngày 21.5.2020 đánh dấu một cột mốc quan trọng trong lịch sử ngành trà toàn cầu khi Liên Hợp Quốc chính thức công nhận ngày này là Ngày Trà thế giới.
Ngày 20.5, tại xã Tân Cương (thành phố Thái Nguyên), Viện Nghiên cứu các vấn đề xã hội, Hội Chè Thái Nguyên phối hợp với HTX Chè Hảo Đạt tổ chức Diễn đàn 'Thái Nguyên - Trăm năm đệ nhất danh trà'.
Nhân kỷ niệm 5 năm Ngày Trà Thế giới (21/5/2020 - 21/5/2025) và định hướng phát triển bền vững cho ngành chè Việt Nam, ngày 20-5, tại Không gian Văn hóa trà của Hợp tác xã chè Hảo Đạt, xã Tân Cương (TP. Thái Nguyên), Viện Nghiên cứu các vấn đề xã hội phối hợp với Hội Chè Thái Nguyên tổ chức Diễn đàn 'Thái Nguyên - Trăm năm đệ nhất danh trà'.
Ngày 10/4, tại Thái Nguyên đã diễn ra chương trình giới thiệu cuốn sách 'Văn Minh Trà Việt'.
Sau khi đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Nguyên Trịnh Việt Hùng chỉ đạo cần sớm đưa chè cổ thành cây di sản quốc gia, vấn đề này được dư luận đặc biệt quan tâm. Năm 2024, một số nhà khoa học của Trường Đại học Nông lâm (Đại học Thái Nguyên) đã đề xuất và được Hội đồng Khoa học tỉnh Thái Nguyên thông qua đề tài 'Nghiên cứu, bảo tồn và phát triển nguồn gen cây chè cổ thụ núi Bóng, xã Minh Tiến, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên'. Để hiểu rõ hơn vấn đề này, phóng viên Báo Thái Nguyên phỏng vấn PGS. TS Hà Duy Trường, Giám đốc Trung tâm Đào tạo, nghiên cứu giống cây trồng và vật nuôi (Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên) – đơn vị chủ trì, thực hiện đề tài.
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng hiện nay, việc xây dựng và phát triển nhãn hiệu tập thể (NHTT) 'Chè Thái Nguyên' - 'tấm giấy thông hành' đầu tiên để sản phẩm chè đến với những thị trường có tiềm năng xuất khẩu - là đòi hỏi cấp thiết. NHTT mang tính cộng đồng, nếu không có sự đồng lòng quản lý, duy trì thì khó phát huy hiệu quả. Do đó, để quản lý và phát triển NHTT 'Chè Thái Nguyên' cần sự vào cuộc mạnh mẽ với những giải pháp đồng bộ, hiệu quả của các ngành, địa phương và chính người sử dụng NHTT...
Để nâng cao giá trị và khẳng định thương hiệu, tỉnh Thái Nguyên đã chú trọng công tác bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ cho các sản phẩm chè. Đến nay, tỉnh đã xác lập được quyền sở hữu trí tuệ đối với 12 sản phẩm chè bao gồm 1 chỉ dẫn địa lý, 9 nhãn hiệu tập thể (NHTT) và 2 nhãn hiệu chứng nhận. Tuy nhiên, thời gian qua, công tác quản lý, phát triển NHTT, nhất là nhãn hiệu 'Chè Thái Nguyên' còn gặp nhiều khó khăn, bất cập...
Tối 24/11, tại huyện Phú Lương (Thái Nguyên), đã diễn ra Lễ vinh danh các làng nghề chè năm 2023 mang chủ đề 'Phú Lương - Tinh hoa xứ trà'.
Để nâng 'chất' sản phẩm chè, Hội Chè Thái Nguyên đã phối hợp tổ chức nhiều lớp tập huấn sản xuất chè theo hướng hữu cơ, gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm.
Tại thị trấn Sông Cầu (Đồng Hỷ), Hội chè Thái Nguyên phối hợp tổ chức lớp tập huấn 'Sản xuất chè hữu cơ gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm'.
An toàn thực phẩm là lĩnh vực nổi bật trong chuyển đổi số của ngành Y tế.