Theo ông Nguyễn Trọng Nghĩa, Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương, phát huy tinh thần đại thắng mùa Xuân 1975, quân và dân ta từng bước xây dựng, phát triển toàn diện đất nước và giành được nhiều thành tựu to lớn. Đó là nền tảng tinh thần vững chắc để đất nước ta bước vào kỷ nguyên phát triển mới.
Hôm nay 20-4, tại Học viện Cán bộ TPHCM, Bộ Quốc phòng chủ trì, phối hợp với Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương, Bộ Công an, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh và Thành ủy TPHCM tổ chức Hội thảo khoa học cấp quốc gia Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30-4-1975 - 30-4-2025) với chủ đề: 'Đại thắng mùa Xuân 1975 với kỷ nguyên phát triển mới của dân tộc Việt Nam'.
Đoàn đại biểu Ban Chỉ đạo Hội thảo khoa học cấp quốc gia kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30-4-1975 - 30-4-2025) và Đoàn đại biểu Thành ủy – HĐND – UBND - Ủy ban MTTQ Việt Nam TPHCM dâng hương, dâng hoa Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Tại kỳ họp thứ 22 khai mạc sáng nay 18-4, HĐND TPHCM sẽ xem xét tờ trình của UBND TPHCM về phương án thực hiện sắp xếp tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp, với mục tiêu xây dựng chính quyền cấp xã gần dân, sát dân, mở rộng không gian phát triển.
Theo chuyên gia, việc đặt tên phường là 'Sài Gòn' tại vùng lõi trung tâm có giá trị gợi nhớ và gắn kết rất cao; gọi một phường nào đó là 'Chợ Lớn' nếu nằm trong khu vực mang đặc trưng văn hóa riêng và lịch sử giao thương, sẽ giúp tạo ra bản sắc riêng biệt, thúc đẩy du lịch văn hóa và niềm tự hào cộng đồng.
Hội thảo kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025) cấp quốc gia sẽ diễn ra tại TPHCM vào ngày 20/4.
Bộ Quốc phòng sẽ chủ trì tổ chức hội thảo khoa học quốc gia với chủ đề 'Đại thắng mùa Xuân 1975'. Hội thảo sẽ diễn ra vào sáng 20-4 tại Học viện Cán bộ TPHCM với khoảng 700 khách tham dự.
Chương trình tổng hợp luyện các khối lực lượng vũ trang lễ kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước sẽ diễn ra trong 2 ngày trên đường Lê Duẩn, quận 1, TPHCM. Người dân có thể dự khán ngoài khu vực luyện tập.
Trước việc thực hiện Kết luận 127 của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về triển khai nghiên cứu, đề xuất tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, người dân nêu băn khoăn về mô hình chính quyền địa phương 2 cấp, nhất là cấp xã sẽ được tổ chức ra sao để không ảnh hưởng đến người dân, doanh nghiệp. Trao đổi với phóng viên Báo SGGP, TS Hoàng Văn Tú (ảnh), Học viện Cán bộ TPHCM, đã nêu một số khuyến nghị trong tổ chức bộ máy chính quyền địa phương 2 cấp, nhất là tại các đô thị lớn.
Ông Huỳnh Văn Thới, nguyên Quyền Giám đốc Phân viện Học viện Hành chính Quốc gia tại TPHCM cho rằng, bỏ cấp huyện phải được tiến hành đồng thời với việc phân cấp, phân quyền mạnh mẽ mà then chốt là hoàn thiện khung thể chế về phân quyền, phân cấp.
Từ thực tiễn các mô hình trên thế giới, cho thấy quá trình sáp nhập và tinh gọn không đơn thuần là giảm số lượng đầu mối hành chính mà quan trọng hơn là xây dựng mô hình quản trị địa phương hiện đại, minh bạch, năng động và thích ứng nhanh với những biến đổi xã hội. Đặc biệt phải phân cấp phân quyền mạnh mẽ.
Ban Tổ chức hội thảo mong muốn tiếp nhận được các đề xuất giải pháp cụ thể, phù hợp với điều kiện thực tiễn để vừa thực hiện đúng, hiệu quả các chủ trương trên tại TPHCM, vừa đảm bảo tính phù hợp, bền vững, để thành phố thực hiện vai trò, sứ mệnh 'TPHCM vì cả nước, cả nước vì TPHCM'.
Dự kiến sau khi sắp xếp, cả nước sẽ không tổ chức cấp huyện, giảm khoảng 70% số lượng và tăng quy mô, nhiệm vụ cấp xã. Bày tỏ đồng thuận với chủ trương sắp xếp tinh gọn tổ chức bộ máy, bỏ cấp trung gian, song nhiều chuyên gia đề nghị, khi tăng trách nhiệm, quyền hạn cấp xã, đồng nghĩa chuyên môn, trình độ của cán bộ cấp xã phải ngang tầm nhiệm vụ.
Nguyên Phó Bí thư Thành ủy TPHCM Phạm Phương Thảo cho rằng, khi cả nước thực hiện cuộc cách mạng về sắp xếp, tinh gọn bộ máy, TPHCM vừa phát triển kinh tế - xã hội đạt được mục tiêu tăng trưởng 2 con số, đòi hỏi cán bộ, đảng viên phải vững vàng hơn nữa, vì lợi ích chung với tinh thần trách nhiệm cao hơn.
Năm 2025, Học viện Cán bộ TPHCM tuyển sinh 5 ngành với 900 chỉ tiêu, sử dụng 5 phương thức xét tuyển.
Năm 2024, hầu hết các mục tiêu đề ra đều đã được thành phố hoàn thành, đáp ứng được sự kỳ vọng của nhân dân về việc vận dụng triển khai Nghị quyết 98/2023 của Quốc hội khóa XV về cơ chế, chính sách đặc thù phát triển để TPHCM bước vào kỷ nguyên phát triển mới. Năm 2025, TPHCM kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước với quyết tâm tiếp tục thực hiện hiệu quả chuyển đổi số và Nghị quyết 98 của Quốc hội.
TS Nguyễn Văn Nhứt, giảng viên cao cấp, nguyên Trưởng Khoa Quản lý hành chính, Học viện Cán bộ TPHCM, cho rằng, hiện có 3 dạng tham nhũng chính, đó là: tham nhũng về tài sản; về quyền lực chính trị và tham nhũng chính sách. Trong đó, tham nhũng chính sách là nguy hại nhất.
Ngày 27-12, Học viện Cán bộ TPHCM tổ chức hội thảo khoa học tham vấn chuyên gia, nhà khoa học, doanh nghiệp và đại diện nhân dân về việc thực hiện sắp xếp tinh gọn tổ chức bộ máy hệ thống chính trị TPHCM.
Ngày 26-12, Quận ủy quận 3 phối hợp với Học viện Cán bộ TPHCM tổ chức hội thảo khoa học 'Xây dựng Đảng, hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh, phát huy vai trò của nhân dân trong xây dựng và phát triển quận 3'.
'Nói như ngôn ngữ bóng đá, TPHCM phải nằm trong đội hình chính, đá vị trí tiền đạo để cùng cả nước bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc'.
Ngày 21-12, Bộ đội Biên phòng (BĐBP) TPHCM phối hợp Đoàn TNCS Hồ Chí Minh của 5 trường đại học trên địa bàn thành phố, tổ chức các hoạt động an sinh xã hội và giao lưu với cán bộ, chiến sĩ BĐBP tuyến Cần Giờ.
Năm nay, với gần 1.100 chiến sĩ ở 6 đội hình và văn phòng chiến dịch, chiến dịch Xuân tình nguyện của tuổi trẻ Học viện Cán bộ TPHCM xác lập thực hiện nhiều công trình, phần việc, hoạt động ý nghĩa.
Phó Bí thư Đảng ủy Khối Hàng Thị Thu Nga báo cáo phương án sắp xếp tinh gọn tổ chức bộ máy theo Nghị quyết 18. Theo đó, từ Đảng bộ Khối sẽ thành lập hai Đảng bộ, gồm: Đảng bộ cơ quan Đảng, đoàn thể, tư pháp thành phố và Đảng bộ Khối Chính quyền thành phố.
Khi đã phát hiện có dấu hiệu vi phạm, cấp ủy, Ủy ban Kiểm tra (UBKT) cấp ủy phải kịp thời kiểm tra, xem xét, giải quyết dứt điểm; kết luận rõ ràng, minh bạch; xử lý phải công tâm, khách quan. Việc xử lý kỷ luật phải nghiêm minh và công khai kết quả xử lý, qua đó góp phần giáo dục, răn đe, cảnh tỉnh, ngăn ngừa vi phạm được hiệu quả hơn.
Gần 100 nhà khoa học, nghiên cứu, chuyên gia đã cùng trao đổi, thảo luận và đưa ra các giải pháp để TPHCM tiếp tục phát huy tính năng động, sáng tạo, bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
Bản tin Mặt trận sáng 28/11 của Báo Đại Đoàn Kết gồm một số nội dung chính như sau: Cùng nhau đoàn kết, xây dựng khu dân cư ấm no, hạnh phúc; Khai giảng Lớp bồi dưỡng cán bộ Mặt trận chuyên trách cấp vụ…
Ngày 27/11, Học viện Cán bộ TPHCM tổ chức tọa đàm 'TPHCM làm gì để bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc' nhằm lắng nghe các chuyên gia, nhà khoa học hiến kế, góp ý cho thành phố phát triển trong kỷ nguyên mới.
Tại Tọa đàm 'TP.HCM làm gì để bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc' do Học viện cán bộ TP.HCM tổ chức ngày 26/11, các đại biểu cho rằng, TP.HCM chưa bao giờ có cơ hội tốt như bây giờ để khơi dậy truyền thống năng động sáng tạo, đi đầu trong thực hiện các mục tiêu của dân tộc trong kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.