Cách đây 50 năm, Việt Nam đã kết thúc oanh liệt cuộc kháng chiến trường kỳ gian khổ mà vinh quang, giải phóng hoàn toàn miền nam, thống nhất đất nước, đưa dân tộc bước vào kỷ nguyên phát triển mới. Đối với nhân dân yêu chuộng hòa bình trên thế giới, đại thắng mùa Xuân năm 1975 không chỉ là biểu tượng vĩ đại về ý chí kiên cường, bất khuất của nhân dân Việt Nam, mà còn trở thành nguồn cổ vũ lớn lao đối với phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc toàn cầu.
Cách TP Hồ Chí Minh 150km về phía Bắc, giữa những cánh rừng điều, cao su bạt ngàn của huyện Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước, Khu di tích Quốc gia đặc biệt Căn cứ Bộ chỉ huy Quân giải phóng miền Nam Việt Nam (còn được gọi là Căn cứ Bộ chỉ huy Miền hay Căn cứ Tà Thiết) sừng sững như một pho sử sống động.
Công tác bảo đảm kỹ thuật (BĐKT) cho xe tăng, xe thiết giáp có ảnh hưởng rất lớn đến thắng lợi của các trận đánh và trong các chiến dịch, nhất là các chiến dịch lớn, dài ngày; bởi nếu không tổ chức tốt công tác BĐKT thì kết quả hành quân chiến đấu sẽ không cao. Nhận thức rõ tầm quan trọng của nhiệm vụ này, trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975, Bộ đội Tăng thiết giáp đã khắc phục mọi khó khăn, gian khổ, làm tốt công tác BĐKT trong hành quân chiến đấu; góp phần quan trọng cùng toàn dân, toàn quân giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Dịp 30/4 - 1/5, mỗi ngày có hàng chục nghìn người dân đổ về Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam, cùng nhau ngược dòng thời gian, tìm hiểu lịch sử dân tộc.
Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước đầy gian khổ, ác liệt, cùng với quân và dân cả nước, lực lượng Công an tỉnh Nghệ An thực hiện nhiều nhiệm vụ mang tính chiến lược: Củng cố, xây dựng lực lượng để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp cách mạng; đảm bảo an ninh, trật tự; bảo vệ công cuộc xây dựng CNXH ở hậu phương miền Bắc; đập tan mọi âm mưu và hoạt động của bọn gián điệp biệt kích và nỗ lực tham gia chi viện sức người, sức của cho chiến trường miền Nam.
Triển lãm 'Đất nước trọn niềm vui' tại Bảo tàng Hồ Chí Minh đã giới thiệu tới công chúng về hành trình vinh quang đưa cuộc kháng chiến trường kỳ, gian khổ chống đế quốc Mỹ xâm lược của dân tộc ta đến thắng lợi huy hoàng, non sông thu về một mối.
50 năm sau ngày chiến thắng lịch sử, ký ức ấy vẫn còn sống mãi trong những người chiến sĩ cách mạng. Trong đó, không thể quên những đóng góp lớn lao của lực lượng Công an, trực tiếp tham gia chi viện cho chiến trường miền Nam khi vừa chiến đấu gian khổ, vừa thực hiện công tác dân vận, phá thế bao vây của địch.
Trong bài trả lời phỏng vấn Báo Cubadebate nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025), Đại sứ Việt Nam tại Cuba Lê Quang Long khẳng định, chiến thắng 30/4 không chỉ là chiến thắng vĩ đại của nhân dân Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước đầy khó khăn gian khổ, mà còn là biểu tượng sáng ngời của chủ nghĩa anh hùng cách mạng, của ý chí độc lập, tự cường và sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc.
Trong những ngày tháng Tư lịch sử, cô giáo Chu Thị Kim Đức, giáo viên Trường THCS Giảng Võ (quận Ba Đình, Hà Nội), luôn nhắn nhủ với học trò của mình một thông điệp tha thiết: Đất nước hôm nay hòa bình, tươi đẹp là thành quả của biết bao hi sinh, gian khổ của lớp lớp cha ông đi trước. Bởi vậy, thế hệ trẻ không chỉ cần ghi nhớ công lao ấy, mà còn phải nỗ lực không ngừng để vươn mình ra biển lớn, đóng góp cho tương lai Đất nước.
VOV.VN- Kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, tối 30/4, tại quảng trường Lâm Viên, thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng diễn ra chương trình nghệ thuật chủ đề 'Non sông thống nhất', thu hút rất đông du khách và người dân địa phương.
Ngày Quốc tế Lao động 1/5 không chỉ là ngày nghỉ lễ mà còn là một dấu mốc mang tính lịch sử, gợi nhắc cả một hành trình đấu tranh đầy gian khổ để khẳng định một quyền căn bản của con người: quyền được lao động trong điều kiện công bằng, an toàn và xứng đáng với phẩm giá.
Tại Bảo tàng tỉnh Lào Cai, hơn 100 hiện vật Trường Sơn - những kỷ vật vô giá, những dấu ấn của một thời chiến tranh gian khổ đang được lưu giữ cẩn thận. Những kỷ vật này được tiếp nhận từ Hội Truyền thống Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh Việt Nam tại Lào Cai vào năm 2019.
Đảng, Nhà nước và Nhân dân Việt Nam luôn khắc ghi tình đoàn kết quốc tế cao cả, sự ủng hộ quý báu của bạn bè quốc tế, không phân biệt chủng tộc, màu da, tôn giáo, trong những năm tháng khó khăn gian khổ nhất.
'Chúng tôi mãi mãi tri ân sự ủng hộ, giúp đỡ quý báu mà Nhân dân thế giới dành cho chúng tôi trong những năm tháng gian khổ của cuộc đấu tranh và trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ngày hôm nay'- ông Đỗ Văn Chiến nói.
Ngày 30/4/1975, cánh cổng Dinh Độc Lập bị húc đổ, mở ra một chương mới trong lịch sử dân tộc. Nửa thế kỷ trôi qua, 3 chiến sĩ trong kíp xe tăng 390, những người trực tiếp phá cổng Dinh Độc Lập, trở lại Hội trường Thống Nhất tham gia giao lưu kỷ niệm 50 năm chiến thắng.
Cựu chiến binh (CCB) Bùi Văn Dục, Đại tá, nguyên Phó Sư đoàn trưởng Sư đoàn 312, Quân đoàn 1 là một trong những người lính đã để lại dấu ấn đậm nét trên nhiều chiến trường ác liệt, từ miền Trung khói lửa đến Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử. Ông là biểu tượng sống động của tinh thần kiên cường, tận hiến, luôn giữ vững phẩm chất Bộ đội Cụ Hồ.Quyết tâm phải đi bộ đội cho bằng được!Sinh năm 1949 trong một gia đình nông dân có 6 anh chị em ở thôn Hoàng Xá, xã Trung Dũng (Tiên Lữ), tuổi trẻ của ông Dục gắn liền với những năm tháng đất nước chìm trong khói lửa chiến tranh. Dù người anh trai đang trong chiến đấu ở chiến trường miền Nam còn bản thân đang là dân quân tại địa phương, ông Dục vẫn tình nguyện viết đơn xin nhập ngũ vào tháng 3/1967.
Cựu chiến binh Lương Khuyến Giang, dù đã ở tuổi xưa nay hiếm, nhưng mỗi khi nhắc đến những năm tháng chiến đấu gian khổ ở chiến trường miền Nam, ánh mắt ông vẫn ánh lên niềm xúc động khó tả.
Với niềm tin chiến thắng, những thầy thuốc kiên trung đã vượt mọi gian khổ, hy sinh cho đến ngày thống nhất đất nước. Trong tháng Tư lịch sử này, nhớ lại những năm tháng cống hiến sức trẻ vì độc lập, tự do của Tổ quốc, ai cũng xúc động xen lẫn tự hào.
Gần 50 cựu phóng viên chiến trường quốc tế đã có cuộc hội ngộ đặc biệt giữa Sài Gòn, cùng ôn lại ký ức về đất nước con người Việt Nam trong những năm tháng gian khổ bởi khói lửa chiến tranh.
Trong câu chuyện kể về cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước với biết bao gian khổ, hy sinh, chúng tôi bùi ngùi xúc động khi nghe những người tù yêu nước ở Côn Đảo năm xưa kể về những ngày tháng Tư lịch sử năm 1975.
Trong không khí trang trọng và hào hùng của đại lễ kỷ niệm 50 năm giải phóng miền Nam, những người lính năm xưa không khỏi nghẹn ngào, xúc động. Ký ức về những năm tháng chiến đấu gian khổ, niềm vui ngày thống nhất non sông như ùa về, sống động trong từng ánh mắt.
Đông đảo người dân, cựu chiến binh và du khách nước ngoài đến tham quan Bảo tàng chứng tích chiến tranh nhân 50 năm thống nhất đất nước.
'Thế hệ chúng tôi tự hào và khẳng định rằng, đã hoàn thành sứ mệnh chiến đấu, chiến thắng, thu giang sơn về một mối', Thiếu tướng Trần Ngọc Thổ, nguyên Tham mưu trưởng Quân khu 7 khẳng định.
Có một chương trình mà không còn khoảng cách thế hệ, mỗi trái tim đều hòa chung nhịp đập. Đó là lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước với sự tham gia của 13.000 người, cùng dàn tiêm kích, trực thăng, và lần đầu tiên có quân đội Trung Quốc, Lào, Campuchia.
Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của Đảng bộ, chính quyền địa phương và Bộ Công an; sự đùm bọc giúp đỡ của nhân dân; Công an Hà Nội bảo vệ vững chắc hậu phương, chi viện lực lượng cho tiền tuyến lớn miền Nam cùng quân dân cả nước đánh thắng cuộc chiến tranh xâm lược.
Chiến tranh đã lùi xa nửa thế kỷ, nhưng trong ký ức của những chiến sĩ Trường Sơn năm xưa, một thời hoa lửa trên dải Trường Sơn - đường Hồ Chí Minh huyền thoại vẫn còn vẹn nguyên chưa phai dấu. Trong thời kỳ mưa bom, bão đạn, những nữ chiến sĩ Trường Sơn đã dũng cảm có mặt ở những trọng điểm ác liệt để cùng quân, dân ta 'xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước'. Kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước năm nay, những 'cô gái' Trường Sơn năm xưa lại có dịp cùng nhau ôn lại những ngày tháng gian khổ nhưng đầy hào hùng ấy.
Hơn 30 năm công tác tại Bảo tàng Quân khu 2, Thượng tá Lê Thị Thu Hà đã quen thuộc những nẻo đường từng là chiến trường xưa - nơi quân và dân ta đã anh dũng chiến đấu chống Pháp, Mỹ tại khu vực miền Bắc. Bà đi không phải để hành quân, mà là để tìm kiếm, góp nhặt từng mảnh kỷ vật chiến tranh còn sót lại. Hàng ngàn tư liệu, hiện vật mà bà tìm kiếm và trưng bày tại Bảo tàng Quân khu 2 đều ẩn chứa những câu chuyện quý giá; minh chứng cho một thời chiến tranh gian khổ nhưng rất đỗi hào hùng của quân và dân ta.
Podcast Chuyện Người Gia Lai số 38 mời bạn đồng hành cùng cựu chiến binh Triệu La Phương-người từng trải qua những năm tháng chiến tranh gian khổ. Qua lời kể mộc mạc, sâu sắc; ông đưa chúng ta trở lại một thời hào hùng của dân tộc, nơi hòa bình được đánh đổi bằng cả tuổi xuân và máu xương.
Những năm đầu kháng chiến chống thực dân Pháp, Đông Nam Bộ (ĐNB) là căn cứ cách mạng nổi danh với truyền thống 'miền Đông gian lao mà anh dũng'. Trong kháng chiến chống đế quốc Mỹ cứu nước, ĐNB là chiến trường lớn. Sau ngày 30-4-1975, vùng đất từng trải qua những năm dài chiến tranh vô cùng ác liệt, hy sinh gian khổ không kể xiết đã dồn sức hàn gắn vết thương chiến tranh, trở thành đầu tàu kinh tế của cả nước.
Sáng 30/4, tại Quảng trường Ba Đình (Hà Nội), đông đảo người dân Thủ đô đã trang nghiêm dự Lễ Chào cờ K ỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025). Trong không khí linh thiêng nơi trái tim của Tổ quốc, lá cờ đỏ sao vàng tung bay giữa trời tháng Tư lịch sử, nhắc nhớ về chặng đường đấu tranh gian khổ và chiến thắng vẻ vang của dân tộc.
Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954-1975) là cuộc kháng chiến gian khổ, ác liệt nhất trong lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc ta. Trong suốt 21 năm đương đầu với cuộc chiến tranh xâm lược, toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta đã giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, phát huy cao độ lòng yêu nước và chủ nghĩa anh hùng cách mạng, ý chí quyết chiến, quyết thắng, đoàn kết chiến đấu, hy sinh cho đến ngày toàn thắng. Trong các nhân tố làm nên thắng lợi vĩ đại của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, nhân tố chính trị, tinh thần có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, là nhân tố cốt lõi, là nền tảng tạo nên sức mạnh chính nghĩa của dân tộc Việt Nam.
Nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), đài phát thanh La Primerisima của Nicaragua đã đăng tải loạt bài viết về ý nghĩa lịch sử của sự kiện trọng đại này, đặc biệt nhấn mạnh thông điệp xuyên suốt 'Nước Việt Nam là một' của Tổng Bí thư Tô Lâm.
Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, các thế hệ Bộ đội Cụ Hồ vượt mọi gian khổ, hy sinh, dám đánh, quyết đánh, làm nên thắng lợi mùa Xuân 1975. Sau chiến tranh, các đồng chí quân nhân xuất ngũ đứng trong hàng ngũ Cựu chiến binh Việt Nam luôn phát huy phẩm chất Bộ đội Cụ Hồ, tiếp tục đóng góp công sức vào xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh, tham gia phát triển kinh tế - xã hội.
Ngày 30/4/1975 đã đi vào lịch sử như một dấu son chói lọi, một bản hùng ca bất diệt của dân tộc Việt Nam. Đó là ngày non sông liền một dải, Bắc - Nam sum họp một nhà sau hơn hai mươi năm bị chia cắt bởi chiến tranh và âm mưu đế quốc. Chiến dịch Hồ Chí Minh - đỉnh cao của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975 - là bản anh hùng ca kết thúc cuộc kháng chiến chống Mỹ gian khổ, khép lại cuộc trường chinh đầy hy sinh, gian khổ nhưng cũng đầy hào hùng của dân tộc Việt Nam.
Chương trình chính luận nghệ thuật '50 năm đất nước trọn niềm vui' sẽ được Đài Hà Nội tổ chức vào 20 giờ ngày 30/4 tại sân Đoan Môn của Khu di tích Hoàng Thành Thăng Long, nhằm tái hiện lại hành trình đầy gian khổ của cuộc kháng chiến chống Mỹ, trong đó có vai trò và ý nghĩa đặc biệt của Thủ đô Hà Nội.
Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang Đồng Văn Thanh kêu gọi toàn hệ thống chính trị trong tỉnh chung sức, đồng lòng thực hiện nhiệm vụ lịch sử hợp nhất Hậu Giang với Cần Thơ, đưa địa phương sau hợp nhất phát triển nhanh, bền vững, toàn diện.
Từ một vùng đất chịu nhiều tàn phá của chiến tranh, Hậu Giang đã vượt qua bao khó khăn, gian khổ để hồi sinh mạnh mẽ. Đời sống nhân dân ngày càng khởi sắc, diện mạo quê hương dần khoác lên mình vẻ đẹp mới, hiện đại.
Những hình ảnh rực rỡ của các nghệ sĩ trong trang phục truyền thống đã lan tỏa thông điệp yêu nước, khơi dậy lòng tự hào về quá trình đấu tranh gian khổ và chiến thắng oanh liệt của dân tộc...
Trong ngôi nhà xây in dấu thời gian, ký ức về một thời chiến đấu không sợ hy sinh, gian khổ lại ùa về vẹn nguyên trong tâm trí cựu chiến binh Trần Đình Hoàn, ở tiểu khu Quyết Thắng, xã Cò Nòi, huyện Mai Sơn, đã từng chiến đấu trên chiến trường miền Nam.
Sáng 29/4, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Hậu Giang tổ chức Lễ kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).
Tổng Bí thư Lê Duẩn là chiến sĩ cộng sản kiên cường, nhà lãnh đạo kiệt xuất của Đảng và Nhân dân ta, người học trò lỗi lạc, tuyệt đối trung thành, kế tục xuất sắc lý tưởng và sự nghiệp cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Trong suốt gần 60 năm hoạt động cách mạng, với 26 năm liên tục trên cương vị Bí thư thứ nhất rồi Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng từ năm 1960 đến năm 1986 - giai đoạn có tính chất quyết định đối với vận mệnh của dân tộc, đồng chí Lê Duẩn đã cùng Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương Đảng vạch ra và lãnh đạo toàn diện các chiến lược lớn của cách mạng Việt Nam, đưa sự nghiệp giải phóng dân tộc đến thắng lợi trọn vẹn, đưa đất nước vững bước trên con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội. Đặc biệt, trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, dưới sự lãnh đạo trực tiếp của đồng chí Lê Duẩn, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta đã vượt qua muôn vàn hy sinh, gian khổ, làm nên đại thắng mùa Xuân năm 1975, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.
Cho đến trước lúc đi xa, trong Bản Di chúc, Người đã dành tình cảm, niềm tin mãnh liệt cho đồng bào miền Nam, cho sự nghiệp giải phóng Tổ quốc.