Thông tin tại Hội nghị công bố kết quả Tổng điều tra dinh dưỡng toàn quốc, ở nhóm trẻ dưới 5 tuổi có đến 60% trẻ thiếu kẽm. Trong khi đó, cứ 3 trẻ có 1 trẻ thiếu vi chất sắt. Tình trạng thiếu sắt thường đi đôi với thiếu kẽm và ngược lại. Việc thiếu các vi chất điển hình cho quá trình tạo máu nên dẫn đến tình trạng thiếu máu dinh dưỡng ở trẻ em vẫn ở mức cao đáng quan tâm.
Theo các chuyên gia, tình trạng trẻ thiếu máu dinh dưỡng gặp nhiều nhất ở độ tuổi từ mới sinh đến 5 tuổi, cha mẹ cần chú ý các dấu hiệu nhận biết.
Thiếu máu ở trẻ em trong độ tuổi mẫu giáo (dưới 4 tuổi) trên toàn cầu dao động trong tỷ lệ từ 30% đến 58%. Trong đó, nguyên nhân dẫn đến thiếu máu dinh dưỡng chủ yếu là do thiếu sắt và các vi chất đi kèm với sắt, điển hình là kẽm.
Quá trình nuôi con, cha mẹ khó phát hiện trẻ thiếu các vi chất dinh dưỡng và khi biểu hiện ra bên ngoài thì tình trạng thiếu vi chất đã diễn ra trong thời gian dài.
Thông tin được đưa ra tại Hội thảo 'Cập nhật chẩn đoán và điều trị bệnh thiếu máu ở trẻ em' do Chi hội Dinh dưỡng Nhi Khoa tổ chức mới đây tại Hà Nội.
Những ngày qua tại một vài hộ chăn nuôi tại Phú Yên xảy ra hiện tượng lợn bỏ ăn rồi chết sau khi tiêm phòng vaccine dịch tả lợn châu Phi. Cơ quan chức năng phối hợp với chính quyền địa phương cho tạm dừng việc tiêm phòng. Đồng thời cùng đơn vị cung cấp vaccine làm rõ nguyên nhân, khắc phục hậu quả hiện tượng này.
Sau khi được tiêm vaccine phòng dịch tả lợn châu Phi, nhiều con lợn của người dân tại xã Hòa Định Đông (huyện Phú Hòa, tỉnh Phú Yên) có dấu hiệu phản ứng thuốc, dẫn đến bỏ ăn, nóng sốt rồi chết.