Thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký ban hành Nghị quyết số 1664/NQ-UBTVQH15 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã của tỉnh Gia Lai năm 2025
Việc chuyển đổi mô hình chính quyền địa phương sang hai cấp tại tỉnh Bình Định đang đặt ra yêu cầu cao về tổ chức bộ máy và nhân sự ở cấp xã. Trước yêu cầu mới, nhiều cán bộ lãnh đạo cấp tỉnh, huyện đã sẵn sàng tâm thế, nhận nhiệm vụ tại cơ sở.
Tình trạng tảo hôn dai dẳng từng là thách thức lớn của huyện miền núi Vân Canh, tỉnh Bình Định - nơi nhiều trẻ em phải gác lại ước mơ để bước vào cuộc sống gia đình sớm. Thế nhưng, trong những năm gần đây, nhờ sự vào cuộc quyết liệt, đồng bộ của chính quyền và các tổ chức đoàn thể, đặc biệt là Dự án 8, những thay đổi tích cực đang dần hiện hữu, mở ra một tương lai tươi sáng hơn cho phụ nữ và trẻ em ở đây.
DNVN – Huyện Vân Canh phối hợp với Công ty cổ phần Becamex Bình Định lần đầu tổ chức lễ hội văn hóa – du lịch quy mô, với nhiều chương trình, sự kiện sôi động, hấp dẫn, đậm đà bản sắc để phục vụ người dân, du khách.
Sự kiện làng Canh Tiến có điện lưới quốc gia góp phần hoàn thành mục tiêu phổ cập điện tại tất cả các làng, xã của tỉnh Bình Định.
VKSND huyện Vân Canh và VKSND thị xã Hoài Nhơn (Bình Định) đã tổ chức các cuộc kiểm sát trực tiếp công tác thi hành án hình sự tại UBND các xã và việc tạm giữ, tạm giam tại Phân trại tạm giam khu vực Hoài Nhơn.
Kế thừa và phát huy truyền thống cách mạng của quê hương, sau ngày giải phóng, Đảng bộ, Chính quyền và nhân dân Bình Định đã bắt tay vào công cuộc hàn gắn vết thương chiến tranh, xây dựng lại tỉnh nhà.
Tết đến, nhiều người dân sum vầy tận hưởng không khí ấm áp, vui tươi bên gia đình, nhưng lực lượng quản lý, bảo vệ rừng của tỉnh Phú Yên vẫn ngày đêm canh giữ những cánh rừng, không để 'lâm tặc' tàn phá.
Hạ tầng số là nền tảng cho các ứng dụng công nghệ hiện đại và đóng vai trò chiến lược trong công cuộc phát triển kinh tế-xã hội. Tại Bình Định, việc xây dựng và ứng dụng hạ tầng số vào quản lý nhà nước giúp nâng cao hiệu quả công tác quản lý, cải thiện chất lượng dịch vụ công và thúc đẩy sự phát triển bền vững của tỉnh.
Những ngày này, tại làng Canh Giao, xã Canh Hiệp, huyện miền núi Vân Canh (Bình Định), sắc Xuân luôn tràn ngập. Người dân nơi đây tranh thủ hoàn tất công việc nương rẫy, tạm gác lại lo toan cuộc sống, cùng nhau chuẩn bị chu đáo những thứ cần thiết nhất và háo hức chờ đợi khoảnh khắc đón Tết cổ truyền của dân tộc. Đây là cái Tết ý nghĩa, viên mãn nhất với người dân - cái Tết đầu tiên có điện lưới quốc gia.
Xóa nhà tạm không chỉ thể hiện tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái, mà đây là việc làm thiết thực nhằm hoàn thành công cuộc giảm nghèo bền vững, hướng tới một tương lai không ai bị bỏ lại phía sau trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
Xóa nhà tạm, nhà dột nát là một trong những chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước.
Thời gian qua, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, UBMTTQVN tỉnh Bình Định đã bám sát các Nghị quyết của Đảng, Quốc hội, Chính phủ, tập trung chỉ đạo quyết liệt với quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị, kịp thời ban hành chủ trương chính sách, giải quyết tồn tại, vướng mắc cho các cấp, các ngành, địa phương, thực hiện tốt công tác giảm nghèo.
Tỉnh Bình Định đầu tư 2,5 tỷ đồng từ vốn ngân sách địa phương năm 2024 để xây dựng hệ thống điện phục vụ nhu cầu sử dụng điện sinh hoạt và sản xuất của người dân làng O2, xã Vĩnh Kim, huyện Vĩnh Thạnh.
Làng Canh Tiến, xã Canh Liên (huyện Vân Canh, tỉnh Bình Định) được đầu tư 15 tỷ đồng để xây hệ thống cấp điện.
VKSND huyện Vân Canh (Bình Định) vừa phối hợp với UBND xã Canh Hiệp tổ chức 'Phiên tòa giả định' tuyên truyền pháp luật về tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số.