Trải qua bao thăng trầm của thời đại, chiếc áo dài vẫn luôn là biểu tượng mang đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc, là niềm tự hào của người dân Việt Nam. Như một dòng chảy, có lúc quanh co, chiếc áo dài ngũ thân - tiền thân của áo dài ngày nay từng có lúc chìm vào quên lãng. Tuy nhiên, ngày nay áo dài ngũ thân đang có cuộc trở về 'ngoạn mục' trong đời sống của những người yêu văn hóa truyền thống.
Còn gì đẹp hơn nếu những dịp lễ, Tết, hội hè, hay trong những sự kiện chính trị, ngoại giao, văn hóa, ta thấy cả nam giới và phụ nữ mặc áo dài dân tộc. Bộ trang phục truyền thống luôn góp phần tôn vinh bản sắc văn hóa. Như một dòng chảy, có lúc quanh co, chiếc áo dài nam từng có lúc chìm vào quên lãng. Nhưng hôm nay, chiếc áo dài nam đang trong quá trình phục hưng, với sự quan tâm của cả cộng đồng.
Vì mong muốn kế thừa truyền thống và phát triển từ văn hóa của người Việt từ góc độ hội họa, nghệ sĩ Thu Trần (Trần Thị Thu) thiết kế áo dài từ lụa tơ tằm Việt Nam với các họa tiết vẽ tay theo phong cách riêng biệt. Họa sĩ Nguyễn Đức Bình cùng CLB Đình Làng Việt nỗ lực nhiều năm cho việc giữ gìn, quảng bá hình dáng của Áo dài ngũ thân truyền thống đã có từ thời Nguyễn. Nghệ sĩ Võ Thị Trân Châu đã thực hiện tác phẩm 'Thủy Ảnh' - như kể lại một giai đoạn lịch sử thăng trầm của dân tộc thông qua nghệ thuật thị giác.
Từ nhiều năm nay nhà nghiên cứu Nguyễn Đức Bình cùng Câu lạc bộ (CLB) Đình làng Việt do anh khởi xướng cần mẫn lan tỏa giá trị văn hóa dân tộc. Nhân dịp đón xuân Tân Sửu, Hànôịmới Cuối tuần đã có cuộc trò chuyện cùng nhà nghiên cứu Nguyễn Đức Bình về chiếc áo dài truyền thống.
Đến với thành phố Thanh Hóa dịp Tết Tân Sửu, người dân và du khách được hòa mình vào Tết xưa với khung cảnh độc đáo phố Ông đồ.
Để công chúng hiểu hơn về áo dài truyền thống với lịch sử, cách may mặc chuẩn, Ban quản lý Phố cổ Hà Nội phối hợp với Trung tâm Hỗ trợ phát triển Áo dài truyền thống Đình làng Việt tổ chức trưng bày, giới thiệu áo dài truyền thống tại Ngôi nhà di sản, số 87 phố Mã Mây kể từ ngày 16/01/2021.
Câu hỏi một lần nữa được những người yêu mến giá trị và vẻ đẹp của tà áo dài Việt Nam đặt ra tại Hội thảo Trang phục Áo dài truyền thống: Vấn đề bảo tồn và phát triển trong xã hội hiện nay, do CLB Đình làng Việt phối hợp với Ban Quản lý Phố cổ Hà Nội vừa tổ chức tại Trung tâm giao lưu văn hóa phố cổ.
Sau sự kiện Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Thừa Thiên - Huế thực hiện vận động cán bộ công chức mặc áo dài trong lễ chào cờ đầu tháng gây nhiều tranh cãi trong cộng đồng, mới đây nghệ sỹ Kim Xuân lên tiếng ủng hộ nam sinh mặc áo dài chào cờ đầu tuần. Câu chuyện bảo tồn và phát triển di sản áo dài truyền thống tiếp tục nhận được nhiều sự quan tâm nhằm phát huy bản sắc văn hóa.
Trong khi áo dài nữ đang mặc nhiên được công nhận là quốc phục của Việt Nam, thì áo dài nam lại đang vấp phải những hoài nghi và nhận thức chưa đúng.
Nhân dịp kỷ niệm 15 năm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam, tại nhiều địa phương, các hoạt động hưởng ứng đã được tổ chức nhằm phát huy những giá trị của di sản văn hóa trong đời sống hiện đại.
Chào mừng Ngày Di sản văn hóa Việt, ngày 21 và 22/11, Ban Quản lý phố cổ Hà Nội phối hợp với CLB Đình làng Việt sẽ tổ chức sự kiện tìm hiểu và quảng bá di sản áo dài truyền thống tại Trung tâm Giao lưu văn hóa phố cổ Hà Nội (50 phố Đào Duy Từ, Hoàn Kiếm, Hà Nội).
Hình ảnh nam công chức tỉnh Thừa Thiên Huế trong bộ áo dài ngũ thân truyền thống đến công sở làm việc vào buổi chào cờ đầu tháng đang thu hút sự quan tâm của dư luận.
Chiều ngày 8/7, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch (VH,TT&DL) tỉnh Thừa Thiên-Huế đã tổ chức Hội thảo khoa học 'Huế-Kinh đô Áo dài Việt Nam'.
Cuối tuần qua, tại Trung tâm Giao lưu Văn hóa phố cổ Hà Nội, BQL phố cổ Hà Nội đã phối hợp với CLB Đình làng Việt tổ chức chương trình nghệ thuật Thanh âm hy vọng.
Nhằm quảng bá Âm nhạc Việt Nam và lan tỏa tình yêu với âm nhạc dân tộc, đồng thời tôn vinh tài năng, nghị lực của các nghệ sĩ khiếm thị, CLB Đình làng Việt đã phối hợp với Ban Quản lý Phố cổ Hà Nội và nhóm Hy vọng tổ chức chương trình 'Thanh âm hy vọng', diễn ra vào 14h ngày 4.7 tại Trung tâm Giao lưu văn hóa Phố cổ Hà Nội.
Chiều 4-7, tại Trung tâm Giao lưu văn hóa phố cổ Hà Nội, tầng 3, số 50 Đào Duy Từ, Hoàn Kiếm, Hà Nội, CLB Đình làng Việt và Ban Quản lý phố cổ Hà Nội giới thiệu chương trình nghệ thuật 'Thanh âm hy vọng' của nhóm nhạc khiếm thị Hy vọng.