Ngày 01/06, các bạn nhỏ người Hmông đến từ Suối Giàng, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái sẽ trình diễn các tiết mục văn nghệ dân gian và trò chơi truyền thống của người Hmông. Khách tham quan có cơ hội hòa mình vào điệu múa khèn Hmông, say đắm trong tiếng sáo du dương và chứng kiến màn ném pao ấn tượng, đánh cù điêu luyện và đẩy gậy mạnh mẽ.
Trong hai ngày 1/6 và 2/6, Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam tổ chức chương trình 'Vui khám phá di sản các nước' với nhiều hoạt động hấp dẫn, bổ ích. Đây là sự kiện dành cho các em thiếu nhi nhằm tăng cường giao lưu học hỏi, khám phá về di sản văn hóa của Việt Nam cũng như các nước trên thế giới nhân dịp đầu hè.
Trong 2 ngày 23, 24/9 tại Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam sẽ diễn ra chương trình Trung thu với chủ đề: 'Em yêu Trung thu - Em yêu khoa học'. Chương trình sẽ đem đến cho các em nhỏ những hoạt động sôi nổi, hấp dẫn.
Ngày Quốc tế Thiếu nhi 1/6 sắp đến gần, các bậc cha mẹ đã có kế hoạch đưa con em mình đi đâu chưa? Nếu chưa, bố mẹ có thể tham khảo một số điểm vui chơi cho con em mình nhé!
Trong xã hội Ê đê truyền thống, ngôi nhà dài là nơi cư trú của một đại gia đình mẫu hệ. Gia đình càng đông thì nhà càng dài, xưa kia đã từng có những nhà dài trên dưới 200m. Đến những năm 70 của thế kỷ 20 vẫn thấy nhiều ngôi nhà dài 50-60m. Cùng với nhà rông Bana, nhà dài Ê đê lưu giữ nét văn hóa đặc trưng của các dân tộc Tây Nguyên nơi đại ngàn, đòi hỏi sự bảo tồn và lưu giữ phù hợp.
Nền văn hóa của một dân tộc, một quốc gia được xâu chuỗi bằng lịch sử văn hóa. Lịch sử văn hóa lại được minh chứng thông qua di tích, lễ hội, phong tục, kiến trúc… và các chứng nhân thực hành văn hóa được truyền từ đời này sang đời khác. Do đó, giữ gìn các khía cạnh văn hóa và đảm bảo để các hoạt động thực hành văn hóa không bị đứt đoạn là việc làm rất quan trọng.
Đó là chủ đề của buổi giao lưu giữa 13 người thợ dựng nhà là đồng bào Ê Đê và TS. Lưu Hùng cùng PGS. TS Phạm Lợi được Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam tổ chức ngày 17/4 tại Hà Nội.
Ngôi nhà dài Êđê dựng trong khuôn viên Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam (DTHVN) tại Hà Nội, sau nhiều năm phục vụ khách tham quan đã bắt đầu xuống cấp. Để bảo tồn, gìn giữ lâu dài các công trình kiến trúc dân gian đặc sắc này, nhằm giúp công chúng tiếp tục khám phá về văn hóa của người Êđê, Bảo tàng DTHVN đã tổ chức cho cộng đồng người Êđê từ Tây Nguyên ra sửa chữa mái nhà và một số hạng mục.
Là Trưởng phòng Nghiên cứu - Sưu tầm văn hóa nước ngoài của Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam (DTHVN), Tiến sĩ Vi An đặc biệt quan tâm đến văn hóa và xã hội của người Thái ở Việt Nam. Ông là tác giả cuốn sách 'Người Thái ở miền Tây Nghệ An' (Nhà Xuất bản Thế giới phát hành năm 2017) và là đồng tác giả của hơn 30 cuốn sách, tác giả của hơn 50 bài viết đăng trên các tạp chí; chủ trì xây dựng 3 ngôi nhà dân gian: Thái, Mông, Hà Nhì tại Khu trưng bày ngoài trời của Bảo tàng DTHVN. Ông cũng đã từng tham gia nhiều cuộc hội thảo dân tộc học và bảo tàng học trong nước và quốc tế.
Hưởng ứng chương trình kích cầu du lịch nội địa, khuyến khích 'người Việt Nam đi du lịch Việt Nam', Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam (DTHVN) đưa ra nhiều ưu đãi với các gói hoạt động: 2 giờ vàng miễn phí; Trở về tuổi thơ; Ngày của gia đình; Kỳ nghỉ khó quên.
Từ ngày 6 đến ngày 12/6/2020, Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam mời 5 người thợ đến từ thôn Lao Chải, xã Y Tý, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai tiến hành sửa chữa lại ngôi nhà.
Nhân dịp Quốc tế Thiếu nhi, Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam (DTHVN) tổ chức chương trình 'Khám phá Đông Nam Á' trong hai ngày 30 và 31/5.
Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam (DTHVN) sẽ tổ chức chương trình 'Khám phá Đông Nam Á' trong hai ngày 30 và 31/5 nhân dịp Ngày Quốc tế Thiếu nhi 1/6.