Nhà văn Chu Thị Minh Huệ ở tỉnh Hà Giang (cũ) là một cây bút giàu năng lượng. Những trang viết về Hà Giang của chị cho thấy tình yêu, sự gắn bó và thấu hiểu về vùng đất này. PNVN đã có cuộc trò chuyện về văn chương và những bước chân khám phá bản làng của chị.
NSND Tự Long là người dồn hết tâm huyết để dàn dựng vở chèo nhân văn về những người gìn giữ bình yên nơi biên ải
Từ những bản làng heo hút bên triền núi đến các con đường bê tông phẳng lì dẫn vào từng thôn bản; từ những hộ dân tái định cư quây quần trong nếp nhà mới đến tiếng học trò ríu rít nơi lớp học vùng cao... dấu chân cán bộ, chiến sĩ, trí thức trẻ tình nguyện (TTTTN) Đoàn Kinh tế-Quốc phòng (KT-QP) 327 đã và đang in đậm trong từng bước chuyển mình nơi địa đầu Đông Bắc của Tổ quốc.
Giữa những bản làng lưng chừng núi đá tai mèo và sương mù bao phủ quanh năm nơi cực Tây Tổ quốc, có những lớp học đặc biệt được thắp lên bởi ánh sáng tri thức và tình yêu thương của người lính mang quân hàm xanh. Những 'thầy giáo' của Đồn Biên phòng Mường Lạn, BĐBP Sơn La không chỉ kiên cường giữ gìn từng cột mốc chủ quyền, mà còn lặng thầm mang con chữ đến với đồng bào dân tộc thiểu số nơi biên giới, góp phần thay đổi cuộc sống, hun đúc niềm tin và giữ vững an ninh trật tự nơi biên giới.
Từng nằm biệt lập dưới chân núi Giăng Màn, bản Giàng II của đồng bào dân tộc Chứt (nay thuộc xã Hương Xuân, tỉnh Hà Tĩnh) từng mang dáng dấp của một cộng đồng sống hoang sơ, lạc hậu. Nhưng hôm nay, nhờ vào Dự án 8 'Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em' thuộc Chương trình Mục tiêu Quốc gia, bản làng đang dần đổi thay.
Giữa đại ngàn Trường Sơn hùng vĩ, người Giẻ Triêng vẫn bền bỉ gìn giữ những giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc qua các lễ hội cộng đồng, tiếng cồng chiêng và điệu múa xoang đậm hồn núi rừng.
Đoàn KT-QP 79 vừa hoàn thành và bàn giao 21 ngôi nhà chống dột nát tại Quảng Trị, hỗ trợ hơn 1,15 tỷ đồng cho các gia đình khó khăn, góp phần xây dựng cộng đồng bền vững.
Với ước mơ đưa tri thức về thắp sáng bản làng nghèo khó, cô giáo Hà Thị Huyền, người dân tộc Tày, ở xã Thượng Bằng La, tỉnh Lào Cai đã vượt qua khó khăn, vươn lên trong học tập và công tác, nâng đỡ các học sinh nghèo vùng đồng bào dân tộc trên hành trình tri thức. Hơn thế nữa, với tấm lòng sẻ chia, cô giáo Huyền còn nhận cháu Triệu Thị Trang, người dân tộc Dao, sinh năm 2006, có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn làm con và nuôi dạy trưởng thành.
Bộ máy chính quyền địa phương 2 cấp chính thức vận hành đầu tiên từ hôm nay (1/7). Từ bản làng vùng cao cho đến đô thị ven biển, guồng máy mới đang định hình những quỹ đạo chuyển động với tinh thần đổi mới của cán bộ công chức và kỳ vọng của người dân.
Không quản ngày đêm, khó khăn vất vả, 2.233 tổ bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở đang hằng ngày góp sức giữ gìn an ninh trật tự tại địa bàn, vì sự bình yên, hạnh phúc của nhân dân.
Pù Luông (Thanh Hóa) là điểm du lịch cộng đồng mang đến nhiều trải nghiệm thú vị, trong đó dịch vụ ngồi bè tre khám phá suối Chàm được nhiều người yêu thích.
Ở những bản làng vùng cao, mỗi bản án thi hành không chỉ là văn bản pháp lý khô khan, con số tiền bạc hay sự kết thúc cho một vụ việc, mà hơn cả là niềm tin vào công lý, vào những người chấp hành viên đang âm thầm cống hiến giữa gian khó, mang công lý vượt núi đến với người dân.
Từ ngày 1/7, xã Pa Tần (mới) chính thức hoạt động sau khi sáp nhập 3 xã vùng biên Pa Tần, Nậm Ban và Trung Chải. Đây không chỉ là điều chỉnh địa giới hành chính, mà còn mở ra kỳ vọng mới cho người dân nơi đây – nơi núi cao, sông sâu và lòng người đồng thuận, cùng hướng đến phát triển bền vững và hội nhập.
Tựa như một dải lụa xanh mềm mại vắt mình giữa đại ngàn, xã Mường Lống, huyện Kỳ Sơn (tỉnh Nghệ An) đang từng ngày thay da, đổi thịt. Nơi đây không chỉ nổi tiếng với cảnh quan hùng vĩ, khí hậu đặc biệt 'bốn mùa trong một ngày' mà còn đang trở thành điểm sáng về du lịch cộng đồng, mở ra cơ hội thoát nghèo cho đồng bào dân tộc Mông.
HNN - Từ những mảnh vải vụn tưởng chừng bị bỏ đi, hai học sinh Đồng Nguyễn Nhật Minh (lớp 6) và Lại Thế Tài (lớp 7), Trường THCS thị trấn Khe Tre (huyện Phú Lộc), đã ghép nên những bức tranh sinh động, kể câu chuyện bản làng bằng tình yêu sâu sắc với văn hóa Cơ Tu.
Việc sáp nhập tỉnh Yên Bái và Lào Cai thành một tỉnh mới không chỉ là sự thay đổi về địa giới hành chính, mà còn mở ra kỳ vọng lớn về sự phát triển toàn diện.
Bản Lân Đặt (Hữu Liên, Hữu Lũng) là ngôi làng 'ba không' giữa đại ngàn Lạng Sơn – không điện, không sóng, không internet nhưng khiến du khách mê mẩn không rời.
Mang trên mình hai màu áo - màu xanh tình nguyện của tuổi trẻ và màu trắng biểu tượng của ngành Y, sinh viên Trường Cao đẳng Y tế Hà Đông đã có mặt tại xã Quân Hà, huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn trong chiến dịch Mùa hè xanh 2025. Giữa núi rừng xa xôi, những chiến sĩ tình nguyện khoác blouse trắng đã thắp sáng những con đường và cả niềm tin yêu giữa bản làng vùng cao.
Dọc theo những cung đường uốn lượn qua dãy núi phía Tây huyện Yên Châu, nơi bản làng giáp ranh đất bạn Lào còn ẩn trong sương sớm, cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Chiềng On vẫn lặng thầm tuần tra giữ vững chủ quyền, an ninh biên giới, là điểm tựa vững chắc của đồng bào các dân tộc nơi vùng cao biên giới.
Tả Van vào hè mát lành, xanh mướt và yên bình. Mỗi góc bản làng đều lên hình cực đẹp, là điểm đến lý tưởng cho chuyến đi vừa chill vừa săn ảnh đẹp.
Trong hành trình xây dựng xã hội học tập - mục tiêu lớn mà ngành Giáo dục và tỉnh Sơn La đang nỗ lực lan tỏa đến từng bản làng, gia đình và cá nhân là tinh thần học tập suốt đời.
Trên dải đất biên cương phía Bắc, nơi lớp lớp Bộ đội Cụ Hồ đã và đang gìn giữ từng tấc đất thiêng liêng của Tổ quốc, quá trình sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh đang đặt ra những yêu cầu mới đối với nhiệm vụ bảo vệ biên giới. Địa giới có thể đổi thay, nhưng màu xanh quân hàm vẫn bền bỉ giữa đại ngàn đá xám, gìn giữ bình yên cho từng mái nhà, từng bản làng.
Pù Luông vào mùa lúa chín khoác lên mình tấm áo vàng óng ả, hút hồn du khách bởi vẻ đẹp yên bình của ruộng bậc thang, bản làng và núi rừng trùng điệp.
Tuấn nhớ như in ngày hôm đó, bố mẹ bị lũ cuốn đi, cậu may mắn bám được vào một cành cây, phía dưới là dòng nước lũ đang chảy xiết. Tưởng chừng như mọi thứ trở nên bế tắc thì một bàn tay đã chìa ra cứu Tuấn.
Nhờ hiệu ứng từ chương trình, các homestay tại Bản Liền nhanh chóng được lấp kín. Song, người làm du lịch địa phương vẫn tìm cách dung hòa giữa trải nghiệm du lịch và cuộc sống người dân.
Trên hành trình chuyển đổi số giáo dục, nhiều dự án thiện nguyện đã đưa công nghệ đến với học sinh dân tộc thiểu số - nơi điều kiện học tập còn nhiều thiếu thốn.
Có dịp đến 13 xã vùng sâu, vùng xa thuộc Khu Kinh tế-Quốc phòng (KT-QP) Khe Sanh (Quảng Trị), ai cũng cảm nhận được cuộc sống của người dân nơi đây đang đổi thay từng ngày. Trước đây, những bản làng đồng bào dân tộc thiểu số còn đối mặt với nhiều khó khăn trong nếp nghĩ, cách làm, nhưng nhờ cú hích từ Đoàn KT-QP 337 (Quân khu 4), nhiều gia đình đã tìm thấy đường ra khỏi vòng luẩn quẩn của cái nghèo, cái đói.
Như một ốc đảo giữa lòng Thái Nguyên, làng Thái Hải không vang tiếng máy móc, không sáng ánh đèn của thành phố chỉ có tiếng mõ tre, lời ru và những mái nhà sàn còn thở cùng ký ức.
Chương trình 1719 tại Sơn La đang trở thành 'đòn bẩy' bền vững, giúp đồng bào dân tộc thiểu số thay đổi tư duy, phát triển sinh kế và nâng cao toàn diện chất lượng cuộc sống.
Nhiều thập niên qua, ông Vì Văn Xồm (SN 1964), Bí thư Chi bộ Nà Đít (xã Chiềng On, huyện Mai Châu, tỉnh Sơn La) đã cống hiến cho sự nghiệp đại đoàn kết dân tộc. Ông là người gương mẫu trong thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, đồng thời là tuyên truyền viên tích cực trong việc phổ biến pháp luật nơi biên giới xa xôi của Tổ quốc.
Tại những bản làng ở Lào Cai, phụ nữ dân tộc Mông đang dần thay đổi cuộc sống của mình. Từ vai trò truyền thống trong gia đình, họ đang từng bước vươn lên làm chủ kinh tế, tham gia vào xã hội và đưa ra những quyết định quan trọng.
Biểu dương học sinh dân tộc thiểu số như những cây xanh trên núi bền gốc vươn cao, Vụ trưởng Vụ Tuyên truyền công tác dân tộc và tôn giáo Lò Quang Tú đề nghị các em giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, thêm động lực phát triển trong tương lai.
Giữa đại ngàn Mường Lát, nơi những bản làng còn gánh gồng những thiếu thốn lặng lẽ, một 'Ngôi nhà hạnh phúc' vừa dựng lên không chỉ mang theo gạch, ngói và xi măng, mà mang cả nắng ấm, tình người và niềm tin vào một ngày mai tươi sáng hơn.
Xã biên giới A Nông (huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam) nằm sâu trong dãy Trường Sơn, là nơi sinh sống của số đông đồng bào dân tộc Cơ Tu. Cách đây hơn 10 năm về trước, A Nông từng là vùng khó khăn nhất của tỉnh, cuộc sống nơi đây đang thay đổi từng ngày nhờ sự đồng lòng của người dân và những đóng góp thầm lặng nhưng bền bỉ của cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng A Nông, BĐBP Quảng Nam.
Ở Lìa, muốn đi chợ, người dân phải vượt quãng đường hàng chục cây số.
Cuộc sống của đồng bào dân tộc Chứt ở bản Rào Tre, xã Hương Liên, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh đang đổi thay tích cực theo thời gian. Tuy nhiên, bản làng cũng đang tiềm ẩn nhiều nguy cơ như mai một các giá trị văn hóa, phong tục tập quán tốt đẹp, sự xâm nhập của những đối tượng xấu tuyên truyền đạo lạ... Trong bối cảnh đó, cán bộ, chiến sĩ Tổ công tác Biên phòng bản Rào Tre, Đồn Biên phòng Bản Giàng, BĐBP Hà Tĩnh luôn cảnh giác, là điểm tựa vững chắc để đồng bào Chứt yên tâm xây dựng cuộc sống mới.
Theo quan niệm của người Mông ở xã Nà Hẩu (Văn Yên, Yên Bái) rừng là nguồn sống, mái nhà che chở và chỗ dựa tinh thần của cộng đồng.
Trong suốt nhiều năm tôi gắn bó với nghề báo, hành trình đặc biệt đến với những bản, làng người Pa Dí ở huyện vùng cao, biên giới Mường Khương đã để lại trong tôi nhiều kỷ niệm khó quên.
Hơn một thập kỷ theo nghề, điều khiến nhà báo Lê Thúy Hằng tự hào nhất là có thể lan tỏa những câu chuyện đẹp về con người và vùng đất Việt Nam.
Hơn 13 năm làm báo ở vùng cao, tôi không thể đếm hết những nơi mình đã đi qua, cũng chẳng còn nhớ bao lần dừng lại giữa những bản làng cheo leo nơi lưng chừng núi. Nhưng có một điều tôi chưa bao giờ quên, đó là ánh mắt của những đứa trẻ vùng cao bên bếp lửa mùa đông, nụ cười của người già bên nắm xôi nóng, hay cái bắt tay thật chặt của những thầy cô giáo cắm bản giữa muôn vàn thiếu thốn.
Trong thế hệ những người làm báo trẻ hôm nay, phóng viên Cao Tuấn Ninh là một minh chứng điển hình cho tinh thần dấn thân của Báo chí Cách mạng Việt Nam, anh chọn cách đi sâu vào những bản làng heo hút, dùng ngòi bút và hành động để kiến tạo sự thay đổi, lan tỏa lòng nhân ái, nâng cao chất lượng đời sống của người dân vùng sâu, vùng xa. Hành trình cống hiến ấy vừa được ghi nhận xứng đáng khi anh vinh dự được Đoàn Thanh niên Chính phủ tuyên dương là Nhà báo trẻ tiêu biểu năm 2025.