Khi đồng hồ điểm nửa đêm, trên các kênh mua sắm trực tuyến ưa thích, người tiêu dùng Thái Lan vội vã thu thập và áp các mã giảm giá cực hời sẽ hết hạn trong vòng vài phút sau khi phát hành. Tỷ lệ người tiêu dùng lên mạng ngày càng tăng ở Thái Lan đã hỗ trợ cho thị trường thương mại điện tử bùng nổ trong những năm qua.
Cục Phát triển doanh nghiệp thuộc Bộ Thương mại Thái Lan đang đẩy mạnh nỗ lực hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) áp dụng thương mại điện tử, với mục tiêu đưa giá trị thị trường thương mại điện tử của Thái Lan lên mức 750 tỷ baht vào năm 2025.
Theo Cục Đàm phán Thương mại Thái Lan, các doanh nghiệp nước này có thể chưa sẵn sàng đáp ứng những yêu cầu về Cơ chế điều chỉnh biên giới carbon (CBAM) của Liên minh châu Âu (EU).
Ngoài lợi thế về đường sắt Trung Quốc-Lào, Thái Lan đang được hưởng lợi từ Hiệp định thương mại tự do ASEAN-Trung Quốc và Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP).
Theo đài CNBC, Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) hiện hội đủ điều kiện để trở thành một nền kinh tế kỹ thuật số: dân số trẻ, am hiểu công nghệ với hơn 400 triệu người tiêu dùng kỹ thuật số và sự độ phủ internet ngày càng tăng.
Theo phóng viên TTXVN tại Bangkok, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) sẽ tập trung tăng cường sử dụng công nghệ số để mở rộng thương mại và tăng cường hợp tác kinh tế giữa 10 nước thành viên.
Sự phục hồi của kinh tế Trung Quốc có thể tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).
Trong khi hầu hết mọi người dân đang tận hưởng thời gian nghỉ ngơi để chào đón Năm Mới 2023 một cách vui vẻ, thì các kho hàng của công ty công nghiệp nhựa Rixin thuộc thành phố Ngô Châu, Quảng Tây (Trung Quốc) đang hoạt động hết công suất để chuẩn bị một lô hàng xuất khẩu mới.
Một khu vực thương mại tự do lớn nhất thế giới đang từng bước hình thành thông qua việc soạn thảo và ký kết Hiệp định khu vực thương mại tự do châu Á-Thái Bình Dương (FTAAP). Đây sẽ là động lực mạnh mẽ đưa châu Á - Thái Bình Dương trở thành trung tâm của nền kinh tế thế giới.
Thái Lan đang làm việc với các nền kinh tế thành viên Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) để thúc đẩy sáng kiến Hiệp định khu vực thương mại tự do châu Á - Thái Bình Dương (FTAAP).
Ngày 10/10, Cục trưởng Đàm phán Thương mại Thái Lan Auramon Supthaweethum cho biết, Singapore hiện là đối tác thương mại lớn thứ tư của Thái Lan trong ASEAN và là đối tác thương mại lớn thứ 8 của nước này trên toàn cầu.
Thái Lan và Singapore dự kiến sẽ ký 5 biên bản ghi nhớ (MoU) về sở hữu trí tuệ, nông nghiệp và phát triển doanh nghiệp bền vững trong tuần này.
Thái Lan sẽ thành lập các Ủy ban Thương mại chung (JTC) với Saudi Arabia, Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất, Ai Cập, Áo và Kazakhstan vào năm tới để thúc đẩy xuất khẩu sang các thị trường này.
Bộ Thương mại Thái Lan thông báo, Hội nghị Bộ trưởng thương mại APEC của Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương sẽ được tổ chức vào ngày 19 - 22/5.
Hội nghị các bộ trưởng phụ trách kinh tế (MRT) của Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) sẽ diễn ra từ 19 - 22/5 tại Thái Lan.
Vụ trưởng Vụ Đàm phán Thương mại (DTN) Auramon Supthaweethum ngày 5/5 cho biết Phó Thủ tướng kiêm Bộ Thương mại Thái Lan Jurin Laksanawisit sẽ chủ trì Hội nghị MRT.
Thái Lan dự kiến sẽ nghiên cứu thêm các hiệp định thương mại tự do (FTA) với các nước ở Trung Đông, châu Phi và châu Mỹ Latinh vào nửa cuối năm 2022, một động thái nhằm mở rộng thị trường xuất khẩu mới.
Thái Lan dự kiến sẽ nghiên cứu các hiệp định thương mại tự do (FTA) với các nước ở Trung Đông, châu Phi và Mỹ Latinh vào nửa cuối năm nay nhằm mở rộng thị trường xuất khẩu mới.
THX ngày 5/4 đưa tin Đường sắt Lào - Trung đã giúp tăng cường kết nối giữa Trung Quốc và các nước Đông Nam Á và Thái Lan đang kỳ vọng sẽ xuất khẩu nhiều nông sản hơn sang Trung Quốc qua tuyến này.
Ngày 4/3 vừa qua, tại Hội nghị Ủy ban Tham vấn chung về Thuận lợi hóa thương mại ASEAN lần thứ 22 được tổ chức theo hình thức trực tuyến, các thành viên ASEAN cho biết, đang nỗ lực tạo điều kiện thúc đẩy thương mại, dỡ bỏ các rào cản thương mại và giảm chi phí giao dịch để đối phó với cuộc khủng hoảng Covid-19.
Bộ Thương mại Thái Lan đặt mục tiêu kết thúc khuôn khổ đàm phán về một hiệp định thương mại tự do (FTA) với Liên minh châu Âu (EU) trong năm nay và kết thúc đàm phán FTA với Thổ Nhĩ Kỳ và Pakistan.
Theo phóng viên TTXVN tại Bangkok, ngày 23/11, Thái Lan thông báo 5 thành viên Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) gồm Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, New Zealand và Australia sẽ bỏ thuế nhập khẩu với một số sản phẩm từ Thái Lan và các nước Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) khác sau khi thỏa thuận thương mại tự do này có hiệu lực vào ngày 1/1/2022.
Bộ trưởng Thương mại Thái Lan vào hôm nay (1/11) cho biết đã hoàn tất quá trình phê chuẩn Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (gọi tắt là RCEP).
Ngày 12/10, Ủy ban thường trực hỗn hợp về Thương mại, Công nghiệp và Ngân hàng của Thái Lan (JSCCIB) đang kêu gọi một cuộc trao đổi với Thủ tướng Prayut Chan-o-cha liên quan tới quyết định tham gia Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP).
Khả năng Trung Quốc tham gia Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) sẽ là luận cứ chính khiến Thái Lan có thể cũng sẽ gia nhập hiệp định này.
Cục Đàm phán Thương mại Thái Lan ngày 20/9 thông báo, nước này đang tiến hành đánh giá lại những ưu và nhược điểm của Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), sau khi Trung Quốc chính thức xin gia nhập khối thương mại này hôm 16/9.
Cục Hải quan Thái Lan đang nghiên cứu để ban hành quy định áp thuế hải quan mà các nước thành viên RCEP sẽ tiến hành thu, trong khi Vụ Ngoại thương đang nâng cấp hệ thống cấp giấy chứng nhận xuất xứ.
Họp nhóm Bộ Tứ ảnh hưởng thế nào đến ASEAN? ASEAN tụt hậu về AI so với thế giới... là những thông tin chính trong bản tin ASEAN ngày 12/10.
Bangkok Post ngày 10-10 đưa tin, Bộ Thương mại Thái Lan cho biết dự kiến sẽ ký kết Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) tại hội nghị cấp cao dự kiến diễn ra ngày 14-11 tới.
Bộ Thương mại Thái Lan cho biết các đối tác đối thoại dự kiến sẽ ký kết Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) vào ngày 14/11 tới với sự hỗ trợ của công nghệ hình ảnh nổi ba chiều.
Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) dự kiến sẽ ký một hiệp ước về các thỏa thuận công nhận lẫn nhau (MRA) đối với ô tô và phụ tùng trong tháng 9. Động thái này được cho là có lợi cho quốc gia sản xuất ô tô lớn nhất trong khu vực - Thái Lan.
Bộ Thương mại Thái Lan vào tháng 10/2020 sẽ hối thúc Nội các Thái Lan cân nhắc ký Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP).
Xuất khẩu mì gói của Thái Lan trong quý I tăng 11% so với cùng kỳ năm ngoái, với trị giá xuất khẩu lên tới 57,8 triệu USD.
Thái Lan đang đẩy nhanh việc rà soát các văn bản pháp lý này để có đủ thời gian cân nhắc trước khi chính thức ký kết hiệp định vào cuối năm nay.
Theo phóng viên TTXVN tại Bangkok, các đối tác đối thoại của Hiệp định kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) đang thúc đẩy việc xem xét các văn bản pháp lý với hy vọng tiến trình này sẽ kết thúc vào tháng 7 để thỏa thuận có thể được ký kết trong dịp diễn ra Hội nghị Cấp cao ASEAN vào cuối năm nay như dự định.
Dịch viêm đường hô hấp cấp Covid-19 và khả năng ứng phó của các nước ASEAN, Các đối tác của ASEAN cam kết ký RCEP vào cuối năm 2020... là những thông tin được đề cập trong bản tin hôm nay.
Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực sẽ được ký kết chính thức vào năm nay theo kế hoạch dự kiến trước đó trong bối cảnh dịch Covid-19 đang lan rộng.
Theo Bangkok Post, các nước đối tác của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) vẫn cam kết sẽ ký Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) vào cuối năm nay theo kế hoạch.
Thái Lan và các đối tác đối thoại đang thúc đẩy việc xem xét các văn bản pháp lý và các vấn đề khác, chuẩn bị cho văn bản cuối cùng để các nước thành viên RCEP đặt bút ký.
ASEAN sẵn sàng cải thiện các hiệp định thương mại tự do (FTA) giữa ASEAN và các đối tác vào năm tới, nhằm mở rộng cắt giảm thuế với nhiều sản phẩm hơn.
Ấn Độ lo ngại về thỏa thuận của hiệp định có thể dẫn đến tràn ngập hàng hóa giá rẻ từ các quốc gia khác, trong đó có Trung Quốc vào trong nước.
Theo nghiên cứu công bố ngày 22/10 của IFD, thỏa thuận FTA Thái Lan-EU nếu đạt được sẽ thúc đẩy GDP của Thái Lan tăng thêm 1,7% (tương đương 250 tỷ baht) và xuất khẩu tăng 10-14%/năm.
Các nghiên cứu về hiệp định thương mại tự do (FTA) giữa Thái Lan - EU sẽ được trình Chính phủ Thái Lan trong tháng 11 tới.
Cục đàm phán thương mại thuộc Bộ Thương mại Thái Lan cho biết, sau vòng đàm phán về Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) lần thứ 28 vào tháng trước tại Đà Nẵng (Việt Nam), Thái Lan sẽ tổ chức cuộc họp của các nhà đàm phán vào ngày 10/10-11/10 và Hội nghị Bộ trưởng RCEP lần thứ 9 vào ngày 12/10.
Cả Thái Lan, Malaysia, Việt Nam và Philippines đều đang cạnh tranh nhau giành thị phần trái cây vào Trung Quốc.