Truyền thống 'Chung một tấm lòng' của thành phố nghĩa tình

Tối nay, 6-10, tọa đàm 'Chung một tấm lòng' sẽ được phát trên kênh HTV9 - Đài Truyền hình TPHCM. Chương trình là bản hòa ca về tinh thần tương thân tương ái và sự sẻ chia của người dân TPHCM đối với đồng bào miền Bắc.

Học cách chấp nhận

Tình yêu là một gia vị của cuộc sống. Tuy nhiên, tình yêu không hẳn là tất cả. Dẫu vậy, có một bộ phận người trẻ đang coi tình yêu như lẽ sống và tự gắn chặt tình yêu với mạng sống của chính mình và đối phương. Thời gian qua, dư luận nhiều phen dậy sóng bởi những câu chuyện liên quan đến chia tay sau hôn nhân, mà trong đó có khi còn kết thúc một cách bi thảm.

Tập huấn kỹ năng viết thể loại điều tra cho phóng viên trẻ

Chiều 14-6, tại Báo Sài Gòn Giải Phóng, Ban Thường vụ Đoàn Khối Dân - Chính - Đảng TPHCM tổ chức Lớp tập huấn 'Kỹ năng viết thể loại điều tra' do Đoàn Cơ sở Báo Sài Gòn Giải Phóng phụ trách công tác thực hiện.

Ngày hội việc làm 2024 dành cho sinh viên

Vào lúc 8 giờ ngày 7-5, Trường Đại học KHXH-NV TPHCM (Đại học Quốc gia TPHCM) tổ chức chương trình 'Ngày hội việc làm 2024' tại cơ sở 2 của trường (khu phố 6, phường Linh Trung, TP Thủ Đức, TPHCM).

Ngày hội Việt phục 'Tóc xanh vạt áo' lần 4

Từ 8 giờ đến 21 giờ ngày 24-3 tại Trường Đại học KHXH-NV TPHCM (số 10-12 Đinh Tiên Hoàng, phường Bến Nghé, quận 1, TPHCM) sẽ diễn ra Ngày hội Việt phục 'Tóc xanh vạt áo' lần thứ 4.

Cuộc thi viết Tết nay - Tết xưa: Những ký ức ngày tết

LTS: Sau hơn 3 tuần phát động, cuộc thi viết Tết nay - Tết xưa của Báo SGGP Online (sggp.org.vn) đã nhận được gần 500 bài dự thi của các tác giả trong và ngoài nước. Không khí tết Việt gắn với ký ức mỗi người là thứ cho dù cố gắng tái hiện cũng không bao giờ gặp lại. Đó là tổng hòa của màu, của mùi, của hình ảnh, của kỷ niệm và cả cái cảm giác của những người đang và đã lớn lên trên mảnh đất này. Những ngày tết đang thật gần, Báo SGGP xin giới thiệu đến bạn đọc 2 trong những câu chuyện thật hay…

Đón tết nay, nhớ tết xưa

Tôi từng có ý định chia sẻ câu chuyện của mình trên mạng xã hội. Tuy nhiên, sức lan tỏa và hiệu quả sẽ không bằng báo chí chính thống. May sao có cuộc thi viết 'Tết nay - Tết xưa', do Báo Sài Gòn Giải Phóng Điện tử tổ chức, tôi hy vọng đây là phép màu cho tâm nguyện lâu nay.

Giao lưu văn hóa kỷ niệm 31 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Hàn Quốc

Tối 27-12, tại Nhà hát Thành phố, Hội hữu nghị Việt Nam - Hàn Quốc TPHCM tổ chức chương trình Giao lưu văn hóa 'Thắm tình hữu nghị Việt – Hàn'.

Công nghiệp văn hóa và thành phố sáng tạo

'Thành phố sáng tạo' là một khái niệm mới, đang được nhiều quốc gia quan tâm, thảo luận, thay đổi và bổ sung để hoàn thiện trong tiến trình phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội. Hiện nay, 'thành phố sáng tạo' được hiểu là nơi mà nguồn tài nguyên chính của nó là tính sáng tạo của người dân, đó là tài nguyên quan trọng, tạo ra của cải cho thành phố và xã hội.

Triển lãm sách và talkshow kỷ niệm Ngày Nam bộ kháng chiến

Nhân kỷ niệm 78 năm Ngày Nam bộ kháng chiến (23-9-1945 - 23-9-2023), Sở TT-TT TPHCM phối hợp cùng quỹ Hoa Sen và Đường sách TPHCM tổ chức chuỗi talkshow và triển lãm sách với chủ đề 'Nam bộ quen mà lạ'. Chương trình diễn ra từ ngày 23-9 đến 10-10, tại Đường sách TPHCM và Trường Đại học KHXH-NV TPHCM.

Tạo sân chơi cho những cây bút học đường

Trong lễ trao giải cuộc thi Truyện ngắn hay (do Tạp chí Văn nghệ TPHCM và Hội Nhà văn TPHCM tổ chức), không ít người bất ngờ khi 2 tác giả thuộc thế hệ gen Z là Dương Gia Hân (An Giang) và Hoàng Yến (TPHCM) cùng nhận giải Tác giả trẻ. Cũng từ đây, một thực tế được đặt ra, cần có thêm sân chơi dành cho những cây bút học đường.

Xây dựng Không gian Văn hóa Hồ Chí Minh: Lan tỏa sâu sắc tư tưởng, phong cách Người trong đời sống nhân dân

Sáng 5-6, Sở VH-TT TPHCM tổ chức Hội nghị sơ kết 1 năm triển khai thực hiện xây dựng Không gian văn hóa Hồ Chí Minh trên lĩnh vực văn hóa và thể thao.

Tác giả cải lương Phạm Văn Đằng: Mang mùi vị cuộc sống vào trang viết

Để gắn bó với nghề sáng tác trên sân khấu cải lương, tác giả Phạm Văn Đằng đã trải qua hành trình theo đuổi nghệ thuật nhiều gian nan, trắc trở. 'Tài sản' của anh hiện có khoảng 600 bài ca cổ, tân cổ giao duyên, gần 100 vở tuồng ngắn, dài được sáng tác và chuyển thể cải lương, đáp ứng nhu cầu phát sóng của các đài truyền hình, phát thanh, biểu diễn sân khấu, các nghệ sĩ làm MV, album ca cổ…

Nhà thơ Khánh Chi: Hạnh phúc khi được trải nghiệm mọi sắc thái của cuộc sống

Trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, ở Việt Nam xuất hiện một thế hệ thơ được gọi là 'thần đồng' với những tên tuổi như: Trần Đăng Khoa, Hoàng Hiếu Nhân, Nguyễn Hồng Kiên, Cẩm Thơ, Chu Hồng Quý, Ngô Thị Bích Hiền, Khánh Chi... Đến nay, hầu hết những tác giả này đã 'buông bút', trừ nhà thơ Khánh Chi vẫn còn thổn thức... với thơ.

Đi tìm chất phố - Bài 2: Có lợi mà chưa có 'chất'

Một buổi tối chủ nhật cuối tháng 2-2023, tại phố đi bộ Kỳ đài Quang Trung (quận 10, TPHCM), dù không gian đi bộ và khu vực ăn uống được thiết kế khá chỉn chu, có cả bãi giữ xe miễn phí, nhưng lượng khách vẫn lèo tèo, có lúc người bán còn đông hơn người mua.

Hoàn thiện chính sách trọng dụng, đãi ngộ và tôn vinh trí thức

Tại hội thảo khoa học, Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Tuyên giáo Trung ương Lại Xuân Môn đề nghị tập trung thảo luận các vấn đề liên quan đến rà soát, hoàn thiện chính sách trọng dụng, đãi ngộ và tôn vinh trí thức, bảo đảm việc phát huy năng lực, phẩm chất tốt đẹp của đội ngũ trí thức...

Điểm hẹn văn hóa

'Trước đây em không hề biết ngay ở phố đi bộ Nguyễn Huệ có một chi nhánh của Bảo tàng Áo dài mang tên Áo dài Exhibition. Khi ngoài kia là người và xe đông đúc, là phố xá nhộn nhịp với những thanh âm rộn rã thường ngày của thành phố, thì trên tầng 2 này, những câu chuyện của áo dài, của văn hóa vẫn âm thầm được kể', Phạm Nguyễn Thị Ngọc Giàu (sinh viên Trường Đại học KHXH-NV TPHCM) cho hay.

Xuyên đêm vì deadline

Với nhịp sống sôi động, hoạt động về đêm rất phổ biến ở giới trẻ TPHCM. Những năm gần đây, quán cà phê và cửa hàng tiện lợi mở 24/7 xuất hiện ngày càng nhiều, trở thành điểm hẹn lý tưởng của các bạn trẻ có nhu cầu làm việc xuyên đêm.

Công viên Bến Bạch Đằng: Không gian của các giá trị lịch sử, văn hóa, kinh tế

Ngày 10-3, Khoa Văn hóa học (Trường Đại học KHXH-NV TPHCM) tổ chức tọa đàm, lấy ý kiến các chuyên gia, nhà khoa học về công trình nghiên cứu khảo sát mức độ hài lòng của người dân TPHCM đối với Công viên Bến Bạch Đằng (quận 1, TPHCM).

Áo xưa trở lại

Tết cổ truyền và ngày 8-3 vừa qua, đâu đó trên đường phố và nhất là mạng xã hội, hình ảnh áo dài truyền thống được nhiều bạn trẻ chia sẻ cùng hashtag #huongungtuanleaodai (hưởng ứng tuần lễ áo dài).

Lớp học Cá Rô

Trong không gian của màu sắc, mùi sơn, những khái niệm cơ bản nhất của nghệ thuật đương đại được truyền đạt bằng kiến thức bài bản của người đứng lớp. Một sự rung cảm đẹp đẽ giữa những người đam mê và được đào tạo bài bản về hội họa, cùng ươm mầm những tài năng nhỏ để tạo nên một lớp khán giả yêu mỹ thuật.

Công nghệ và kết nối

Khái niệm bảo tàng 'chán và cũ' dần được thay đổi. Không chỉ có không gian trưng bày, thuyết minh, phim ảnh, việc ứng dụng công nghệ nghe nhìn đã thu hút nhiều khách xem, đặc biệt bạn trẻ có thể tương tác nhiều hơn với các hiện vật và tự mình tìm hiểu kiến thức lịch sử tại bảo tàng.

Áo dài trong hành trình di sản

Việt Nam có 13 di sản được UNESCO công nhận Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Trong đó, 7 di sản là quan họ, ca trù, hát xoan, ví - giặm, nhã nhạc cung đình Huế, đờn ca tài tử, thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu tam phủ đều sử dụng áo dài hoặc áo tứ thân khi biểu diễn. Hiếm có trang phục dân tộc nào góp phần vào quá trình tôn vinh Di sản văn hóa phi vật thể nhiều như áo dài.

Khu thực hiện cách ly sinh động trong mắt người trẻ

'Mỗi sáng, các chiến sĩ phải vận chuyển nước uống, thức ăn, nhu yếu phẩm... lên 5 tầng lầu và vào từng phòng. 1 tầng 11 phòng, 1 phòng từ 3-8 người, sơ sơ cũng hình dung được số lượng cân nặng. Chỉ nhìn thôi là thấy được sự vất vả, nhưng bạn nào cũng luôn vui vẻ, nhiệt tình, rất chu đáo và miệng luôn mỉm cười. Này là style diễn họa kiến trúc, nhưng lâu không vẽ nên hơi lụt nghề'.

Nơi lưu giữ tinh hoa của tiền nhân

'Có hai ông sui gia nhậu với nhau, trên bàn có một dĩa lòng vịt xào với hành nho nhỏ. Ông sui gia tính ham ăn, liền thò đũa lòn nguyên dĩa gắp lên rồi giũ giũ vờ như muốn cho nó rớt xuống. Nhìn thấy vậy, ông sui kia nóng ruột nói: Anh lấy giò đạp xuống thử coi nó xuống không?'.

Họ đã rời bỏ làng quê, tới đô thị, làm nhiều ngành nghề mưu sinh. Sau lưng người ra đi, một khoảng trống mênh mông ở quê nhà.