Sức mạnh dàn siêu pháo Mỹ áp sát biên giới Nga - Belarus!

Hàng chục pháo tự hành tối tân M109A7 của Mỹ đã áp sát biên giới giữa Nga – Belarus, giữa bối cảnh căng thẳng ở khu vực leo thang.

Theo truyền thông Nga, sau khi đã điều hàng chục chiến xa, xe thiết giáp và vài nghìn binh sĩ áp sát biên giới Nga – Belarus vừa qua, ít nhất đã có thêm 30 tổ hợp pháo tự hành tân tiến nhất của Mỹ là M109A7 Paladin đã được tăng cường tới “khu vực nóng”.

Số phương giáp tác chiến trên đã được Mỹ vận chuyển qua hệ thống đường sắt của Đức, và theo đánh giá từ các chuyên gia, với loại pháo tự hành M109A7 tối tân này, Mỹ sẽ bao quát hỏa lực của mình trên cả lãnh thổ Nga và lãnh thổ Belarus láng giềng của Nga.

Tuy nhiên, hiện nay vẫn chưa có sự lên tiếng nào từ phía Mỹ xác nhận việc tăng cường vũ khí và thiết bị quân sự của mình tới khu vực biên giới giữa Nga – Belarus.

Nhưng theo ý kiến của các chuyên gia, họ đã liên kết động thái này với tình hình căng thẳng đang gia tăng liên quan tới chiến sự Ukraine, và cuộc khủng hoảng người di cư.

Mặc dù vậy, giới phân tích cũng chỉ ra rằng, Mỹ sẽ không có động thái mạo hiểm như đưa ra hành động quân sự dù là với Belarus hay Nga.

Thay vào đó, Mỹ chỉ đang cố gắng tạo áp lực tâm lý đến 2 quốc gia này, vì dù là bất cứ động thái mạnh bạo nào Mỹ thực hiện, Mỹ sẽ có nguy cơ cao phải hứng chịu sự phản ứng đáp trả gay gắt.

Về tổ hợp pháo tự hành M109A7 của Mỹ, đây là biến thể mạnh nhất hiện nay được phát triển từ nền tảng pháo tự hành M109 Paladin thuộc biên chế Quân đội Mỹ, khi nó thậm chí có thể sử dụng các loại đạn thông minh trong phòng không.

Về sự tân tiến của mình, hệ thống lựu pháp tự hành M109A7 này được tận dụng một số công nghệ được phát triển vốn chỉ dành riêng cho XM2001 Crusader và XM1203 NLOS-C, đây là 2 tổ hợp pháo tự hành khác của Mỹ đã bị Bộ Quốc phòng Mỹ ra lệnh hủy bỏ.

Điểm mới nổi bật trên pháo tự hành M109A7 Paladin ở chỗ, nó tích hợp thêm hệ thống nạp đạn tự động, điều này đồng nghĩa với việc nó sẽ được giảm tải trọng khi chỉ cần 4 người trong kíp lái vận hành thay vì 6 người như trước đây.

Nhờ sự cắt giảm nhân sự này, trọng lượng của pháo tự hành M109A7 chỉ còn có 27.5 tấn, với chiều dài 9.1m, rộng 3.15m và chiều cao là 3.25m. Một trong những yếu tố quan trọng tạo nên sự cơ động cho nó.

Về hỏa lực của mình, vũ khính chính của pháo tự hành M109A7 là một nòng pháo cỡ 155mm, cung cấp cho nó khả năng bắn tới mục tiêu trong tầm bắn tối đa lên tới 24km chỉ với đạn thông thường, và tầm bắn này có thể được nâng cao lên đến 30km khi M109A7 sử dụng loại đạn tăng tầm bắn.

Về hệ thống đạn dược mà M109A7 được phát triển để bắn, đặc biệt nhất trong số đó phải kể đến loại đạn chỉ đường thông minh XM982 Excalibur-S, đây cũng là điểm vượt trội của nó so với phiên bản cũ.

Về loại đạn thông minh XM982 Excalibur-S, chúng được phát triển bởi Tập đoàn Raytheon kết hợp với BAE Systems. Loại đạn này được tích hợp khả năng dẫn đường GPS với vòng tròn sai số (CEP) chỉ khoảng 5m, cực kỳ chính xác và mạnh mẽ, đi kèm đó thì tầm bắn của loại đạn này có thể lên tới 40km.

Và trong các thử nghiệm tại chiến trường Afghanistan, M109A7 tiến hành bắn loại đạn thông minh XM982 Excalibur-S này cho nổ trên không trong nhiệm vụ thành công, với mức sai số chỉ đạt vào khoảng 4m. Đây được các chuyên gia đánh giá là một đặc tính cực kỳ ưu việt.

Với sự kết hợp này, cùng với công nghệ tân tiến mà pháo tự hành M109A7 được trang bị, nếu như kết hợp thêm với radar điều khiển hỏa lực, tổ hợp pháo tự hành này của Mỹ thậm chí còn có thể hoạt động như một tổ hợp phòng không có độ chính xác cao, điều mà chưa một pháo tự hành nào trên thế giới làm được.

Và ngoài các khả năng nhờ công nghệ và loại đạn thông minh đem lại, trong hệ thống vũ trang của M109A7 còn có sự xuất hiện của một khẩu súng máy M2 cỡ nòng 12,7mm để hỗ trợ tác chiến một cách tối ưu.

Cùng với đó, ngoài sự tân tiến và hỏa lực mạnh mẽ, tổ hợp pháo tự hành M109A7 cũng sở hữu sự cơ động khá nổi trội, với việc được trang bị bộ động cơ Detroit Diesel 8V71T mạnh mẽ, tổ hợp này có thể đạt vận tốc tối đa lên tới 56km/h, hoạt động bền bỉ trong phạm vi 350km liên tục.

Có thể nói rằng, với tất cả sự hiện đại hóa của nó, tổ hợp pháo tự hành tối tân M109A7 của Mỹ thực sự là rất “nguy hiểm”, hoàn toàn có thể hiểu vì sao mà Mỹ đã lựa chọn việc đưa các tổ hợp này đến vùng biên giới Nga – Belarus để tạo sức ép tại “khu vực nóng” này. Nguồn ảnh: Pinterest.

Hình ảnh siêu tổ hợp pháo tự hành M109A7 của Mỹ trong thực tế. Nguồn: Annalisa Dania.

Minh Hoàng

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/quan-su/suc-manh-dan-sieu-phao-my-ap-sat-bien-gioi-nga-belarus-1628118.html