Sự sẵn sàng của dòng vốn cho ngành năng lượng tái tạo

Đấu thầu cạnh tranh là một trong những cách huy động dòng vốn đầu tư chảy vào các dự án năng lượng tái tạo. Đó là kinh nghiệm được thực hiện tại các quốc gia Trung Đông và châu Á.

Điều này không chỉ giúp huy động dòng vốn tốt hơn cho ngành công nghiệp đang trên đà phát triển mạnh mẽ này mà nhờ đó, giá điện gió đã giảm được 2cent/kW. Đây được xem là một trong những yếu tố quan trọng giúp giảm chi phí đầu tư ban đầu và tăng hiệu suất lợi nhuận.

Dòng vốn đầu tư đa dạng ở nhiều kênh

Đấu thầu cạnh tranh là một trong những cách huy động dòng vốn đầu tư chảy vào các dự án năng lượng tái tạo. Đó là kinh nghiệm được thực hiện tại các quốc gia Trung Đông và châu Á.

Đó là một trong những nội dung báo cáo của Tập đoàn Tài chính Năng lượng mới Bloomberg về mức độ sẵn sàng của nguồn vốn cho hoạt động đầu tư vào năng lượng tái tạo.

Theo đó, để có giá điện tốt, quy mô đầu tư của các dự án đầu tư năng lượng tái tạo trong đó có điện gió cần phải đủ lớn. Đồng thời, "đầu vào" của nguồn vốn đầu tư là vốn vay cũng phải có được tỷ lệ lãi suất thấp. Như vậy, để thúc đẩy được các hoạt động đầu tư vào năng lượng tái tạo, các yếu tố này sẽ phải được tính đến. Điều này góp phần giúp Việt Nam giảm bớt được mức độ ảnh hưởng giá điện từ các thị trường lớn trên thế giới như Mỹ, hay Trung Quốc, Ấn Độ như hiện tại.

Ngoài ra, theo khảo sát của Tập đoàn Tài chính Năng lượng mới Bloomberg thì dòng vốn đầu tư từ các nhà đầu tư trên thế giới và châu Á, không bao gồm Trung Quốc "chảy" vào lĩnh vực năng lương tái tạo đó là 60 tỷ USD/năm. Đây là một con số còn khiêm tốn so với nhu cầu thực đầu tư của khu vực ASEAN vào khoảng 10 tỷ USD/năm, như báo cáo trước đó cũng do công ty này công bố.

Để tăng cường được dòng đầu tư, đáp ứng nhu cầu phát triển và sử dụng năng lượng tái tạo, trước tiên cần nhìn vào hiện trạng các nguồn vốn.

Trước tiên phải kể đến trái phiếu xanh. Theo đó, trong 2 năm trở lại đây, trái phiếu xanh bước vào thời kỳ tăng trưởng "thăng hoa" với tổng giá trị đạt 180 tỷ USD trên toàn cầu. Câu hỏi đặt ra là, ai, đơn vị nào đã phát hành trái phiếu này? Đó chính là các công ty tài chính, các ngân hàng và ngân hàng phát triển đa phương.

Đây là tín hiệu tốt cho thị trường đầu tư năng lượng tái tạo. Bởi có nhiều trái phiếu xanh xuất hiện trên thì trường nghĩa là nguồn vốn đầu tư các dự án đầu tư năng lượng tái tạo càng nhiều.

Bên cạnh đó, thị trường trái phiếu xanh cũng ghi nhận việc phát hành từ các doanh nghiệp sản xuất điện.

Ngoài dòng vốn từ thị trường trái phiếu xanh, thì nguồn vốn tín dụng từ các ngân hàng với lãi suất thấp cũng rất quan trọng tại các thị trường năng lượng tái tạo lớn và phát triển.

Bên cạnh đó cũng phải nhắc đến kênh huy động vốn từ hoạt động IPO. Hiện nay, mặc dù, trong những năm gần đây, hoạt động huy động trái phiếu đã có nhiều thay đổi, tuy nhiên các công ty năng lượng sạch lên sàn còn chưa nhiều, vẫn nhỏ giọt.

Theo đó, mặc dù, năng lượng tái tạo được đánh giá là ngành công nghiệp phát triển nhanh chóng tuy nhiên thị trường IPO thì chưa phát triển tương xứng, để đảm bảo sự phát triển dài hạn và bền vững, cũng như đảm bảo tỷ lệ lãi trên vốn đủ hấp dẫn.

Tuy nhiên, bù lại, hoạt động M&A trong ngành công nghiệp này thì lại đang ghi nhận đà tăng trưởng mạnh mẽ. Cùng với đó, các quỹ lương hưu quỹ đầu tư cơ sở hạ tầng, các công ty điện từ Mỹ - châu Âu đều đang đầu tư lâu dài vào các nền tảng năng lượng tái tạo.

Những rủi ro vẫn đang tồn tại

Cũng theo khảo sát của Tập đoàn Tài chính Năng lượng mới Bloomberg tại thị trường Ấn Độ về việc cảm nhận của các công ty phát điện cá nhân và ngân hàng về mức độ rủi ro khi đầu tư vào năng lượng tái tạo, cho kết quả, giảm cộng suất chính là rủi ro lớn nhất.

Cụ thể, tại Ấn Độ, các doanh nghiệp và ngân hàng cho rằng, đây là rủi ro lớn nhất đối với họ. Mặc dù, đây là vấn đề nội bộ của mỗi thị trường, tuy nhiên nó đã xuất hiện ở cả thị trường Trung Quốc, Ấn Độ, hay cả Việt Nam.

Theo đó, mức độ cắt giảm như thế nào thì tùy vào chính sách của mỗi quốc gia. Tuy nhiên, không có giải pháp thần kỳ nào để giải quyết tức thì vấn đề này.

Ngoài ra, rủi ro thứ hai được báo cáo chỉ ra đó là do thay đổi cơ chế chính sách. Theo đó, mặc dù yếu tố này chưa xảy ra nhiều tại các thị trường trên thế giới, tuy nhiên, thực tế đã ghi nhận các trường hợp tương tự. Mặc dù, trước khi đầu tư vào một quốc gia nào đó, nhà đầu tư đều xem xét kỹ lưỡng môi trường, chính sách, cơ chế ưu đãi với tầm nhìn dài hạn. Ví dụ có thể kể đến như giá điện FIT.

Các nhà đầu tư hy vọng rằng giá FIT này duy trì trong một thời gian đủ dài để hoạt động đầu tư của các nhà đầu tư có được lợi nhuận. Tuy nhiên, nếu vừa mới đầu tư xong, các cơ chế về ưu đãi giá điện thay đổi hoặc là thuế xuất nhập khẩu các thiết bị liên quan đến năng lượng tái tạo thay đổi, hoặc những tác động ngoài khả năng dự báo từ cuộc chiến tranh thương mại, hoặc chương trình chống bán phá giá… Đây là những rủi ro chưa thể nhìn thấy được ngay ở thời điểm đầu tư.

Tuy nhiên, một điểm sáng trong bức tranh thu hút đầu tư dòng vốn vào năng lượng tái tạo đó là, cả nhà đầu tư và ngân hàng không “sốt ruột” về việc mất bao lâu thì nhà máy sẽ có thể phát điện được.

Điều này cho thấy, cả bên cho vay và nhà đầu tư đều rất tự tin vào công nghệ triển khai hệ thống điện và sự phát triển của ngành công nghiệp này.

Ashish Sethia - Giám đốc phân tích và cố vấn khu vực châu Á - Thái Bình Dương

Nguồn DĐDN: http://enternews.vn/su-san-sang-cua-dong-von-cho-nganh-nang-luong-tai-tao-152130.html