Sai lầm khiến hàng nghìn chim cánh cụt bị thảm sát bởi quỷ Tasmania

Nỗ lực bảo tồn số lượng loài quỷ Tasmania bằng cách đưa chúng đến đảo Maria, Australia đã trở thành cuộc 'thảm sát' kinh hoàng của hàng nghìn con chim cánh cụt nhỏ.

Hòn đảo Maria có diện tích 116 km2 là nơi trú ẩn và sinh sản của 6.000 con chim cánh cụt nhỏ (Eudyptula minor) cách đây một thập kỷ. Đây là loài chim cánh cụt nhỏ nhất thế giới, sống và làm tổ trên mặt đất.

Hòn đảo Maria có diện tích 116 km2 là nơi trú ẩn và sinh sản của 6.000 con chim cánh cụt nhỏ (Eudyptula minor) cách đây một thập kỷ. Đây là loài chim cánh cụt nhỏ nhất thế giới, sống và làm tổ trên mặt đất.

Tuy nhiên, những năm gần đây số lượng chim cánh cụt trên đảo Maria bỗng sụt giảm mạnh mẽ và cuộc khảo sát gần đây cho thấy chim cánh cụt đã hoàn toàn biến mất khỏi hòn đảo.

Tuy nhiên, những năm gần đây số lượng chim cánh cụt trên đảo Maria bỗng sụt giảm mạnh mẽ và cuộc khảo sát gần đây cho thấy chim cánh cụt đã hoàn toàn biến mất khỏi hòn đảo.

Nguyên nhân được xác định là do loài quỷ Tasmania được thả lên trên đảo. Theo dự kiến, đảo Maria sẽ bảo tồn số lượng quỷ Tasmania khi tạo ra một quần thể bị cô lập về mặt địa lý, giúp tránh lây nhiễm và lây lan bệnh u ác tính.

Nguyên nhân được xác định là do loài quỷ Tasmania được thả lên trên đảo. Theo dự kiến, đảo Maria sẽ bảo tồn số lượng quỷ Tasmania khi tạo ra một quần thể bị cô lập về mặt địa lý, giúp tránh lây nhiễm và lây lan bệnh u ác tính.

Quỷ Tasmania có một khoảng thời gian đã bị đẩy đến bờ vực tuyệt chủng bởi sự lây lan của một căn bệnh ung thư truyền nhiễm được gọi là u mặt quỷ (DFT).

Quỷ Tasmania có một khoảng thời gian đã bị đẩy đến bờ vực tuyệt chủng bởi sự lây lan của một căn bệnh ung thư truyền nhiễm được gọi là u mặt quỷ (DFT).

Tuy nhiên, nỗ lực bảo tồn này lại mang đến thảm họa tàn sát hàng loạt cho loài chim cánh cụt nhỏ có tầm vóc nhỏ bé và khả năng phòng thủ hạn chế trước loài thú ăn thịt như Tasmania.

Tuy nhiên, nỗ lực bảo tồn này lại mang đến thảm họa tàn sát hàng loạt cho loài chim cánh cụt nhỏ có tầm vóc nhỏ bé và khả năng phòng thủ hạn chế trước loài thú ăn thịt như Tasmania.

"Mỗi khi con người cố tình hoặc vô tình đưa động vật có vú đến các hòn đảo trên đại dương, luôn có kết cục giống nhau - động vật có vú gây ra tác động thảm khốc đối với chim", tiến sĩ Eric Woehler, làm việc cho BirdLife Tasmania cho biết.

"Mỗi khi con người cố tình hoặc vô tình đưa động vật có vú đến các hòn đảo trên đại dương, luôn có kết cục giống nhau - động vật có vú gây ra tác động thảm khốc đối với chim", tiến sĩ Eric Woehler, làm việc cho BirdLife Tasmania cho biết.

Một báo cáo được thực hiện năm 2011 đã dự đoán sự xuất hiện của các loài thú có túi ăn thịt như quỷ Tasmania sẽ gây nên "tác động tiêu cực đến các đàn chim cánh cụt nhỏ và chim hải âu bản địa".

Một báo cáo được thực hiện năm 2011 đã dự đoán sự xuất hiện của các loài thú có túi ăn thịt như quỷ Tasmania sẽ gây nên "tác động tiêu cực đến các đàn chim cánh cụt nhỏ và chim hải âu bản địa".

Chim cánh cụt ở Australia đang phải đối mặt với những mối đe dọa lớn do các hoạt động của con người, vật nuôi và động vật hoang dã.

Chim cánh cụt ở Australia đang phải đối mặt với những mối đe dọa lớn do các hoạt động của con người, vật nuôi và động vật hoang dã.

Nghiên cứu khác năm 2020 cho thấy, quỷ Tasmania cũng đã tàn sát các đàn cá đuôi ngắn trên đảo Maria. Ngỗng Cape Barren vốn là loài chim làm tổ trên mặt đất, cũng phải cố gắng làm tổ trên cây để tránh bị quỷ Tasmania ăn thịt.

Nghiên cứu khác năm 2020 cho thấy, quỷ Tasmania cũng đã tàn sát các đàn cá đuôi ngắn trên đảo Maria. Ngỗng Cape Barren vốn là loài chim làm tổ trên mặt đất, cũng phải cố gắng làm tổ trên cây để tránh bị quỷ Tasmania ăn thịt.

Quỷ Tasmania có danh pháp khoa học Sarcophilus harrisii, là một loài thú có túi, ăn thịt thuộc họ Dasyuridae, sinh sống chủ yếu ở đảo Tasmania (Australia). Vào năm 1936, chúng trở thành loài thú có túi ăn thịt lớn nhất thế giới sau khi loài chó sói Tasmania bị tuyệt chủng.

Quỷ Tasmania có danh pháp khoa học Sarcophilus harrisii, là một loài thú có túi, ăn thịt thuộc họ Dasyuridae, sinh sống chủ yếu ở đảo Tasmania (Australia). Vào năm 1936, chúng trở thành loài thú có túi ăn thịt lớn nhất thế giới sau khi loài chó sói Tasmania bị tuyệt chủng.

Quỷ Tasmania trưởng thành có kích thước bằng một con chó nhỏ với trọng lượng trung bình khoảng 8kg và dài từ 57-65cm. Loài động vật có túi này rất hung dữ khi chúng sẵn sàng ăn thịt bất kỳ loài động vật nào mà chúng có thể săn đuổi được. Thậm chí, chúng cũng rất thích “dọn sạch” các xác thối, kể cả xương.

Quỷ Tasmania trưởng thành có kích thước bằng một con chó nhỏ với trọng lượng trung bình khoảng 8kg và dài từ 57-65cm. Loài động vật có túi này rất hung dữ khi chúng sẵn sàng ăn thịt bất kỳ loài động vật nào mà chúng có thể săn đuổi được. Thậm chí, chúng cũng rất thích “dọn sạch” các xác thối, kể cả xương.

Đảo Maria ban đầu được coi là một địa điểm lý tưởng cho quỷ Tasmania khi không có phương tiện công cộng và đường lớn, đồng thời có các loài thuộc họ Chân to macropod để chúng săn mồi.

Đảo Maria ban đầu được coi là một địa điểm lý tưởng cho quỷ Tasmania khi không có phương tiện công cộng và đường lớn, đồng thời có các loài thuộc họ Chân to macropod để chúng săn mồi.

Mời các bạn xem video: Top 10 Loài Động Vật Sống Lâu Nhất Trái Đất. Nguồn: Yan News

Thùy Dung (T.H)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/khoa-hoc-cong-nghe/sai-lam-khien-hang-nghin-chim-canh-cut-bi-tham-sat-boi-quy-tasmania-1553156.html